Làn sóng phá huỷ 'càn quét' Nhật - Mỹ, trăm nghìn doanh nghiệp Việt gặp khó

Mai Lý - 12/07/2023 23:37 (GMT+7)

(VNF) - Làn sóng phá sản doanh nghiệp đang càn quét nhiều nền kinh tế trên toàn cầu. Thậm chí, ở một số quốc gia, số lượng doanh nghiệp phá sản chạm mức cao chưa từng thấy kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thế nhưng, đây mới chỉ là khởi đầu của làn sóng phá sản và điều tồi tệ hơn vẫn đang còn ở phía sau, tờ Washington Post nhận định.

VNF

Hàng loạt doanh nghiệp từ lớn đến bé nộp đơn phá sản

Theo Nikkei Asia, số vụ phá sản doanh nghiệp ở Nhật Bản đã chạm mức 4.042 vụ, tăng 32,1% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay. Đây cũng là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Dựa trên thống kê của Tokyo Shoko Research, trong số 4.042 vụ phá sản, có 322 vụ là của các công ty được tài trợ theo chương trình khẩn cấp của chính phủ Nhật Bản. Ngoài ra, các công ty trong lĩnh vực dịch vụ có tỷ lệ phá sản cao nhất với 1.351 trường hợp, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là các công ty trong ngành xây dựng với 785 vụ, tăng 38,3%.

Không chỉ Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia khác cũng đang phải đối mặt với làn sóng phá sản. Tỷ lệ phá sản của các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt mức cao nhất kể từ năm 2020.

Tính từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, có 236 doanh nghiệp lớn nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ, cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý I/2023, có tổng cộng 16.200 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực nộp đơn phá sản tại Mỹ, tăng 4.000 vụ so với quý I năm ngoái.

Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng mạnh trong thời gian qua

Số lượng doanh nghiệp nộp đơn phá sản tại châu Âu đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 8 năm qua vào quý IV năm 2022. Vào tháng 1/2023, tỷ lệ phá sản ở Thụy Điển tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, chạm mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua. 

Tây Ban Nha cũng trong tình trạng tương tự với số lượng hồ sơ phá sản tăng gấp đôi trong nửa cuối năm 2022. Tại Đức, số lượng doanh nghiệp phá sản tăng gần 50%, mức cao nhất kể từ năm 2016. Ở Anh và xứ Wales, tỷ lệ các công ty mất khả năng thanh toán đang ở gần mức cao nhất trong 14 năm qua.

Tình hình các doanh nghiệp phá sản ở Bỉ cũng đang ở mức đáng báo động. Trong năm 2022, tỷ lệ phá sản ở quốc gia này tăng 44% so với năm trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc trung bình cứ 151 doanh nghiệp ở Bỉ thì có 1 doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản.

Các doanh nghiệp nộp đơn phá sản ở châu Âu thuộc nhiều lĩnh vực nhưng trong đó, các lĩnh vực chứng kiến tốc độ phá sản nhanh nhất là lĩnh vực kho bãi và vận tải, dịch vụ lưu trú và thực phẩm với mức tăng lần lượt là 72% và 39% trong quý cuối cùng của năm 2022 so với quý trước đó.

Đằng sau sự sụp đổ của nhiều doanh nghiệp

Financial Times nhận định, các công ty sụp đổ sau khi chính phủ các quốc gia thắt chặt các biện pháp hỗ trợ sau đại dịch Covid-19. Vào năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản giảm mạnh trên toàn cầu phần lớn nhờ các chính sách cứu trợ của chính phủ và lãi suất thấp. Tuy nhiên, sự yếu kém của các doanh nghiệp dần lộ rõ khi chính sách cứu trợ của chính phủ không còn như trước, dẫn đến kết cục tất yếu là sụp đổ. Tại Nhật Bản, có tổng cộng 322 vụ phá sản của các công ty được tài trợ theo chương trình khẩn cấp của chính phủ, theo thống kê của Tokyo Shoko Research công bố ngày 10/7.

Mức điều chỉnh lãi suất của nhiều ngân hàng trung ương

Nhiều doanh nghiệp cũng “ngấm đòn” khi kỷ nguyên tiền rẻ kết thúc vào năm 2022. Trước đó, để giải cứu các thị trường bị “tổn thương” bởi Covid-19, nhiều ngân hàng trung ương đã tung ra các gói lãi suất cực thấp và nới lỏng định lượng. Thế nhưng trước sự gia tăng mạnh mẽ của lạm phát, các ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ, đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình cảnh lao đao.

Theo Reuters, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất thêm 4,25 điểm phần trăm, mức cao nhất trong 15 năm. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Anh (BoE) tăng lãi suất thêm 3,25 điểm còn ngân hàng trung ương Canada (BOC) tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm lên 4,5%. Các ngân hàng khác như ngân hàng trung ương New Zealand, Australia, Na Uy… cũng đồng loạt điều chỉnh mức tăng lãi suất nhằm chống lạm phát.

“Nguồn vốn đang trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều. Suốt 15 năm qua, trung bình chi phí đi vay chỉ ở mức 4 – 6% nhưng giờ đây nó đã “đội” lên đến 9 – 15%”, Mohsin Meghji, nhà sáng lập M3 Partners tại Mỹ trả lời tờ CNCB. Các công ty đang đau đầu với các khoản nợ nay lại phải vật lộn thêm với chi phí lãi suất cao hơn khiến họ không thể trụ vững.

Ông lớn ngành bán lẻ Bed Bath & Beyond cũng nộp đơn xin phá sản.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã cũng khiến sức mua giảm mạnh, tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Sharon Ou, Phó chủ tịch kiêm quan chức tín dụng cao cấp của Moody’s nhận định: “Ngoài lãi suất tăng cao, nhiều công ty còn phải đối mặt với rủi ro khi tăng trưởng kinh tế suy yếu. Các lĩnh vực mang tính chu kỳ như hàng tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng khi người mua cắt giảm chi tiêu”.

Ngành bán lẻ cũng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực trong bối cảnh kinh tế hiện tại khi người tiêu dùng đang có nhiều thay đổi trong hoạt động mua hàng hậu Covid-19. Hàng loạt ông lớn trong ngành bán lẻ như Party City, Bed Bath & Beyond, Tuesday Morning đã nộp đơn xin phá sản trong năm nay. Trước đó, Bed Bath & Beyond từng có hệ thống gần 1.500 cửa hàng trên toàn quốc và là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ.

Làn sóng phá sản sẽ còn tiếp diễn trong những tháng tới

Chi phí vật liệu và giá lao động tăng cao cũng là yếu tố “kết liễu” nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Tại Nhật Bản, có tới 785 doanh nghiệp trong ngành xây dựng phá sản trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó tại Thụy Điển, có tới 10 công ty xây dựng ở Thụy Điển nộp đơn xin phá sản chỉ trong vòng một tháng.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng tình trạng các doanh nghiệp phá sản sẽ còn tiếp diễn trong những tháng tới. Paul Hickey, người đồng sáng lập Công ty đầu tư Bespoke Investment Group nhận định: “Nếu nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009, bạn sẽ thấy thị trường chạm đáy vào tháng 3/2009 nhưng các vụ phá sản vẫn tiếp diễn trong thời gian sau đó”.

James Gellert, CEO của Rapid Ratings International - công ty đánh giá sức khỏe tài chính của các công ty đại chúng và tư nhân cho biết: “Người tiêu dùng sẽ còn chứng kiến một số thương hiệu không thể duy trì hoạt động kinh doanh hoặc phải thay đổi mô hình kinh doanh trong thời gian tới”.

Việt Nam cũng không nằm ngoài khó khăn chung trong thời gian qua. Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2023, có 60.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, có 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 8.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Tổng cộng, chỉ sau 6 tháng đầu năm 2023, có tới 100.000 doanh nghiệp ở nước ta đóng cửa.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục khẳng định, nếu cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà, thì vô hình trung “chúng ta” cổ súy cho tình trạng trục lợi chính sách.

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

(VNF) - Trong khi đa số các hãng xe tiếp tục đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá bán để kích cầu. Ở chiều ngược lại, Thaco Trường Hải lại ngược dòng tăng giá bán Mazda, Kia hàng chục triệu đồng.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.