Làn sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc: Việt Nam chỉ đón được dệt may, da giày, lắp ráp điện tử

Ái Châu Tử - 21/01/2021 08:33 (GMT+7)

(VNF) – Theo NCIF, những ngành có khả năng dịch chuyển đầu tư lớn nhất gồm: dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, máy móc thiết bị cơ khí và dịch vụ logistics. Những ngành có động cơ dịch chuyển lớn nhưng khó thực hiện là dược phẩm, điện tử tiêu dùng và hàng công nghệ.

VNF
Làn sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc: Việt Nam chỉ đón được dệt may, da giày, lắp ráp điện tử

Sóng dịch chuyển sẽ mạnh hơn trong giai đoạn 2021 - 2025

Trong báo cáo về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) đã đề cập tới quá trình dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc.

Theo NCIF, tiếp theo xu hướng trước đây (Trung Quốc + 1), việc dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc đã được đẩy mạnh trong 2 năm qua nhờ tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19.

Các xu hướng định hình chuỗi cung ứng có thể kể đến bốn xu hướng chính sách dịch gồm: rút ngắn chuỗi (reshoring), đa dạng chuỗi (diversification), khu vực hóa chuỗi (regionalization) và nhân rộng chuỗi (replication).

Tùy vào mỗi nhóm ngành cụ thể và mức độ tự động hóa, số hóa, các diễn biến chuỗi có thể khác nhau. Nhưng năm 2021, khi rủi ro từ Covid-19 vẫn lớn, khả năng hiện thực hóa việc dịch chuyển này vẫn có thể chậm.

“Dịch chuyển chỉ có thể được đẩy mạnh khi trong giai đoạn 2021-2025, dịch Covid-19 được kiểm soát”, NCIF nhận xét.

Đáng chú ý, dựa vào phương pháp cho điểm và cách tiếp cận của Ben Aylor (2020), NICF xây dựng sơ đồ về khả năng dịch chuyển chuỗi cung ứng theo ngành gồm hai trục là: động cơ dịch chuyển (gồm giảm chi phí, tránh thuế, giảm rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, chính sách khuyến khích dịch chuyển của các nước) và mức độ dễ dàng trong việc dịch chuyển (dựa trên các yếu tố như mức độ thâm dụng công nghệ và lao động của ngành; năng lực của các đối tác thay thế, chi phí của việc dịch chuyển và sự níu kéo của thị trường hiện tại).

Theo đó, những ngành có khả năng dịch chuyển lớn nhất là dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, máy móc thiết bị cơ khí và dịch vụ logistics.

Những ngành có động cơ dịch chuyển lớn nhưng không dễ dàng dịch chuyển là dược phẩm, điện tử tiêu dùng và hàng công nghệ. Nguyên do của việc không dễ dịch chuyển là khó tìm kiếm nguồn cung thay thế bên ngoài đáp ứng được yêu cầu về công nghệ, hạ tầng và trình độ nhân lực (đối với xu hướng dịch chuyển hàng điện tử, công nghệ cao ra khỏi Trung Quốc).

Với Việt Nam, NCIF nhận định Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc đón sóng dịch chuyển chuỗi như: sự thành công trong kiểm soát dịch bệnh; triển vọng tăng trưởng tốt; chi phí lao động thấp; các FTA thế hệ mới; vị trí gần Trung Quốc; sự gia tăng của tầng lớp trung lưu thúc đẩy tiêu dùng nội địa; sự sẵn có của các khu công nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh; cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhờ năng suất lao động tương đối cao và số lượng doanh nghiệp đáng kể trong một số ngành đầu vào (sản xuất kim loại, cao su, sợi tổng hợp).

Tuy nhiên, Việt Nam cũng có nhiều rao rào cản trong dịch chuyển như: trình độ công nghệ và lao động hạn chế, chi phí lao động hiện thấp nhưng có xu hướng tăng nhanh và không tương thích với mức tăng năng suất lao động, cơ sở hạ tầng chưa phát triển…

Các rào cản vi mô khác gồm: năng suất lao động của các doanh nghiệp trong các ngành  tương đối thấp, các hoạt động sản xuất chủ yếu là gia công, lắp ráp…

Việc dịch chuyển khỏi Trung Quốc sẽ không thể là một làn sóng lớn trong trung và dài hạn

Đánh giá về sự dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng: việc dịch chuyển sẽ không diễn ra ngay lập tức, chưa thể tạo ra một làn sóng lớn trên phạm vi toàn cầu và trong khu vực, ít nhất trong trung và dài hạn.

Có 3 nguyên nhân chủ yếu được CIEM đưa ra:

Thứ nhất, chưa quốc gia nào hay địa bàn nào có khả năng thay thế hoàn toàn Trung Quốc trong chuỗi cung ứng – sản xuất toàn cầu. Trung Quốc là một thị trường tiêu dùng khổng lồ và có lợi thế sản xuất nhờ quy mô, có cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, hệ thống logistics hoàn thiện, công nghiệp phụ trợ tốt, đội ngũ công nhân lành nghề, cũng như hệ sinh thái cung ứng công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ, châu Âu… về quy mô sản xuất lớn.

Thứ hai, các chuỗi cung ứng toàn cầu đã được hoàn thiện nên không thể nhanh chóng chuyển dịch. Nhiều tập đoàn lớn có gắn kết lợi ích chặt chẽ với Trung Quốc cả về thị trường và sản xuất, đã xây dựng cơ sở sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng tại Trung Quốc trong hàng thập kỷ, nên không thể rời bỏ Trung Quốc trong ngắn hạn do chi phí lớn, rủi ro cao.

Thêm vào đó, quá trình dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc của một số tập đoàn như Nike, Samsung đã diễn ra trong nhiều năm, dư địa dịch chuyển sang các quốc gia khác được cho là hạn hẹp hơn nhiều.

Ngay cả các tập đoàn lớn của Mỹ (thuộc nhóm Fortune 500) có thể vẫn chưa sẵn sàng dịch chuyển toàn bộ hoặc phần lớn sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Theo điều tra của Phòng thương mại Mỹ, Nhật Bản và EU tại Trung Quốc, hơn 70% doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc không có kế hoạch rút khỏi Trung Quốc; 40% có chiến lược chuỗi cung ứng lâu dài tại Trung Quốc sẽ không thay đổi kế hoạch dù tác động của Covid-19 và 52% doanh nghiệp này cho rằng còn quá sớm để điều chỉnh kế hoạch.

90% doanh nghiệp Nhật Bản ở miền đông Trung Quốc không có kế hoạch rút khỏi Trung Quốc; chỉ dưới 10% doanh nghiệp có kế hoạch chuyển sản xuất về nước, còn lại chủ yếu đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc.

Các tập đoàn có khả năng dịch chuyển lớn nhất khỏi Trung Quốc chủ yếu gồm các tập đoàn muốn phân tán rủi ro và tối ưu hóa chi phí hoặc các tập đoàn chịu tác động trực tiếp của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc cũng tăng cường các biện pháp giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ hàng đầu thông qua các biện pháp: đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư; thực hiện Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi; mở rộng mô hình thí điểm khu thương mại tự do với nhiều ưu đãi; nới lỏng hạn chế đối với đầu tư nước ngoài thông qua giảm danh mục hạn chế đầu tư, đẩy nhanh quá trình mở cửa cho các lĩnh vực dịch vụ, chế tạo, tài chính, sản xuất nông nghiệp, giáo dục…

Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông tin, đặc biệt ứng dụng 5G; tăng cường hợp tác kinh tế khu vực với trọng tâm là Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc, ASEAN+1, ASEAN+3, RCEP; xây dựng các quy định, rào cản kỹ thuật hạn chế nhà đầu tư rút vốn và dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục khẳng định, nếu cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà, thì vô hình trung “chúng ta” cổ súy cho tình trạng trục lợi chính sách.

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

(VNF) - Trong khi đa số các hãng xe tiếp tục đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá bán để kích cầu. Ở chiều ngược lại, Thaco Trường Hải lại ngược dòng tăng giá bán Mazda, Kia hàng chục triệu đồng.

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

(VNF) - Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu nhà ở tại khối Sỹ Tân, Yên Trung, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An xác định có duy nhất 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Công ty cổ phần Đầu tư Sunlogo – Sunland.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

(VNF) - Trao đổi với VietnamFinance, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Trong giai đoạn tới, đối với cơ chế mới có tính chất đặc thù, có tính chất vượt trội, chúng ta cũng nên dành cho dành cho Đông Nam Bộ, dành cho TP. HCM được áp dụng những cơ chế thật mạnh mẽ, thật tiên phong, đi đầu.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

(VNF) - Hiện có 8 dự án nhà ở xã hội (NOXH) trong số 17 dự án NOXH trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2023-2025 đang chậm tiến độ.

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.