Làm 'sống lại' hay dừng triển khai dự án đường sắt 7.600 tỷ đồng?

Việt Hùng - 25/02/2020 17:14 (GMT+7)

Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân có thể sẽ có phương án cuối cùng về việc tiếp tục triển khai hay dừng, kết thúc dự án.

VNF
Dự án đường sắt Yên Viên-Cái Lân vẫn chưa hẹn ngày về đích do thiếu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

Dù đã được bố trí hàng nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, nhưng sau 15 năm khởi công, dự án đường sắt Yên Viên-Phả Lại-Hạ Long-Cái Lân vẫn đang “mắc kẹt” và thi công dang dở.

Các tỉnh thành Hải Dương, Quảng Ninh-nơi dự án đi qua-đã có nhiều lần đề nghị sớm khôi phục lại dự án và hoàn thành trong thời gian sớm nhất, hoặc nếu dừng thì hoàn trả lại mặt bằng để nhân dân ổn định cuộc sống.

Nghìn tỷ đắp chiếu, dân ngắc ngoải vì dự án

Dự án tuyến đường sắt Yên Viên-Phả Lại-Hạ Long-Cái Lân được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại văn bản số 75/CP-CN ngày 9/1/2004 với tổng chiều dài 131km trong đó có 43km xây dựng mới và 88km cải tạo, nâng cấp đường cũ; điểm đầu dự án từ tim ga Yên Viên và điểm cuối là bãi xếp dỡ của cảng Cái Lân. Dự án được khởi công vào năm 2005 và chia thành 4 tiểu dự án thành phần, vận hành độc lập.

Tổng mức đầu tư dự án là 7.665 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Khi dự án hoàn thành, tàu không phải chạy ngược từ ga Yên Viên (Hà Nội) lên Kép (Bắc Giang) để tới Hạ Long (Quảng Ninh) với hành trình 7 giờ 30 phút như hiện nay. Tuyến đường sắt mới sẽ rút ngắn thời gian chạy tàu từ Yên Viên tới Hạ Long còn 1,5-2 tiếng với tàu khách, 3-4 tiếng với tàu hàng.

Dự kiến hoàn thành năm 2011 nhưng trên thực tế, dự án vẫn dang dở và bị tạm đình hoãn theo chủ trương cắt giảm đầu tư công tại Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ. Cho đến nay, nhiều hạng mục của dự án như vật tư, thiết bị có giá trị hàng trăm tỷ đồng phải đắp chiếu nhiều năm nhưng không thể thanh lý để thu hồi vốn ngân sách vì dự án chưa kết thúc.

Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải, cử tri tỉnh Quảng Ninh bày tỏ ý kiến do dự án triển khai dở dang, chậm tiến độ nhiều năm gây lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh và phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập cho đời sống người dân trong vùng quy hoạch dự án, gây khiếu kiện kéo dài.

Nhiều năm qua, người dân không được xây dựng, sửa chữa, chuyển nhượng nhà ở, đất đai, nhưng cũng không được đền bù và di dời. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 3.616 hộ dân bị ảnh hưởng do dự án đi qua. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đã cấp chi trả cho công tác giải phóng mặt bằng là 106,28 tỷ đồng, số tiền còn lại cần chi trả khoảng 145 tỷ đồng.

Cử tri tỉnh Hải Dương cũng đã có phản ánh tới Bộ Giao thông vận tải về dự án đường sắt Phả Lại-Hạ Long đã triển khai 15 năm nhưng đang dừng thi công, gây nhiều hệ luỵ do chia cắt hệ thống đường giao thông, kênh mương nội đồng, chia rộng ô thửa lớn thành thửa nhỏ…

Cử tri tỉnh Hải Dương đề nghị sớm khôi phục lại dự án và hoàn thành trong thời gian sớm nhất, hoặc nếu dừng thì hoàn trả lại mặt bằng để nhân dân ổn định cuộc sống.

Sớm tìm lối thoát cho dự án

Sốt ruột trước khối “sắt vụn” trăm tỷ của dự án đường sắt dang dở phải đắp chiếu và hoen gỉ, xuống cấp trầm trọng, thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất Thủ tướng phương án sử dụng số ray, ghi, tà vẹt, các loại phụ kiện liên kết đã mua sắm của dự án này vào các dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, liên Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cho rằng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì hàng nghìn tấn vật tư, thiết bị thừa này là tài sản công và chỉ được thanh lý sau khi dự án kết thúc. Vì thế, khối vật tư, thiết bị này vẫn vạ vật nằm chờ xuống cấp từng ngày.

Theo tính toán trước đó của Bộ Giao thông Vận tải, để dự án có thể tiếp tục, cần thêm 6.000 tỷ đồng bên cạnh 4.556,4 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ đã được bố trí. Như vậy, để hoàn thành dự án, tổng mức đầu tư đã "đội" lên thành 10.556 tỷ đồng so với 7.665 tỷ được phê duyệt năm 2004. Lý do tăng là thay đổi về giá nguyên vật liệu, nhân công, kinh phí giải phóng mặt bằng...

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, đồng thời khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định phương án tiếp tục triển khai hay dừng hoặc kết thúc dự án trên.

Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, dự án này đã ngừng triển khai từ năm 2011. Tới năm 2015, dự án được đánh giá lại, tính toán nhu cầu vốn cần bổ sung để tiếp tục triển khai. Bộ cũng đã đề xuất vốn cho dự án trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020, nhưng do không cân đối được vốn nên dự án vẫn chưa thể khởi động trở lại.

“Chính phủ vừa yêu cầu đánh giá lại dự án nên Bộ đang giao cho Viện chiến lược Bộ Giao thông Vận tải và Ban quản lý dự án đường sắt nghiên cứu tính toán tổng nhu cầu vốn để Chính phủ xem xét khả năng cân đối vốn, báo cáo Quốc hội xem xét tại kỳ họp cuối năm nay. Nếu kịp có thể giao cho kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 để triển khai dự án trở lại,” ông Đông cho biết.

Trả lời câu hỏi dự án đã ngừng trệ khá lâu, hiệu quả cũng giảm sút do tính kết nối không cao, bị cạnh tranh với đường bộ cao tốc cùng tuyến, theo ông Đông, dự án đường sắt Yên Viên-Hạ Long-Cái Lân phù hợp chung với quy hoạch mạng lưới đường sắt toàn quốc cũng như nhu cầu vận tải.

Về triển khai cụ thể, ông Đông cho biết các cơ quan thuộc Bộ sẽ tính toán kỹ về khối lượng còn lại phải triển khai, ước tính kinh phí, có thể phân kỳ làm từng đoạn để đẩy nhanh kết nối tới cảng Cái Lân. Hiện, tuyến đường sắt này đã hoàn thiện đoạn 5km từ Hạ Long-Cái Lân nhưng phải sử dụng tuyến đường sắt cũ để kết nối.

“Tuyến đường sắt này sẽ phải cạnh tranh khá gay gắt với đường bộ song song cùng tuyến, tuy nhiên, đối tượng phục vụ chủ yếu là hàng hoá, kết nối vận chuyển hàng vào cảng biển Cái Lân. Nếu so về chi phí, vận chuyển tàu hàng sẽ rẻ hơn nhiều so với vận chuyển hàng hoá bằng xe container trên đường bộ,” Thứ trưởng Đông đánh giá.

Theo Vietnam+
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
 Rủi ro của Phú Tài: Tồn kho 1.200 tỷ, khách nợ tiền hàng 800 tỷ

Rủi ro của Phú Tài: Tồn kho 1.200 tỷ, khách nợ tiền hàng 800 tỷ

(VNF) - Theo báo cáo tài chính quý I/2024, Công ty cổ phần Phú Tài ghi nhận nguồn doanh thu khá khủng với 1.437 tỷ đồng, tăng 28 tỷ đồng so với cùng cùng kỳ năm trước.

Tăng mức giảm trừ gia cảnh: Những câu chuyện từ chi tiêu thực tế

Tăng mức giảm trừ gia cảnh: Những câu chuyện từ chi tiêu thực tế

(VNF) - Mức giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc được cho là ngày càng “bị bỏ lại phía sau” so với mức tăng thu nhập, đặc biệt là chi tiêu thực tế. Do đó, các chuyên gia cho rằng cần phải sửa đổi sớm để tránh gây thiệt hại cho người dân.

Thủ tướng: Tăng cường chống tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng cao tốc

Thủ tướng: Tăng cường chống tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng cao tốc

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, tập trung xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người'

Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người'

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Quảng Bình: Gọi vốn 500 tỷ làm khu nhà ở rộng 10ha ở Đồng Hới

Quảng Bình: Gọi vốn 500 tỷ làm khu nhà ở rộng 10ha ở Đồng Hới

(VNF) - Nhà đầu tư sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật; xây thô, hoàn thiện mặt ngoài khoảng 37 căn với chiều cao 3 tầng; xây dựng hệ thống nhà ở xã hội, trung tâm thương mại, trường học, nhà văn hoá...

CC1: Quý I, doanh thu tăng gấp 2,5 lần, đạt gần 1.400 tỷ

CC1: Quý I, doanh thu tăng gấp 2,5 lần, đạt gần 1.400 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (UPCoM: CC1) chứng kiến doanh thu thuần tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024. Song do không còn doanh thu tài chính lớn như cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 6%.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.

Thanh Hóa: Chọn nhà đầu tư làm khu dân cư 450 tỷ, bám đường Hồ Chí Minh

Thanh Hóa: Chọn nhà đầu tư làm khu dân cư 450 tỷ, bám đường Hồ Chí Minh

(VNF) - Dự án sẽ đâu tư xây dựng 61 công trình nhà ở xây thô, hoàn thiện mặt trước; 273 lô đất ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô bán nền.

 'Rủi ro bên ngoài có thể kéo sụt đà tăng trưởng'

'Rủi ro bên ngoài có thể kéo sụt đà tăng trưởng'

(VNF) - Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng rủi ro từ các yếu tố bất định bên ngoài có thể là nguyên nhân kéo tới sự tụt giảm đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

(VNF) - Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (TVS) mới công bố thông tin về việc đính chính kết quả kiểm phiếu tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 số 2404/2024/BB-ĐHĐCĐ ngày 24/4/2024.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.