Lạm phát ở Việt Nam vẫn chưa đạt đỉnh

TS Cấn Văn Lực - 28/11/2022 08:21 (GMT+7)

(VNF) - Một số nước đang ở đỉnh hoặc đã qua đỉnh lạm phát; trong khi đó lạm phát ở Việt Nam vẫn chưa đạt đỉnh và sẽ chịu áp lực trong những tháng cuối năm bởi yếu tố cầu kéo. Dự báo, năm nay lạm phát có thể ở mức 4% nhưng lạm phát năm tới có để từ 4% - 4,5% do Việt Nam có độ trễ, chi phí đầu vào của các doanh nghiệp hiện vẫn đang ở mức cao.

VNF
Lạm phát ở Việt Nam vẫn chưa đạt đỉnh

CPI 9 tháng trong tầm kiểm soát nhưng…

Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết GDP quý III tăng trưởng ấn tượng, đạt 13,67% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng trưởng quý III cao nhất từ năm 2010 đến nay; cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam (một phần cũng là do so sánh với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2021). Tính chung 9 tháng đầu năm, GDP tăng 8,83% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 6,98% cùng kỳ năm 2021 và cao hơn mục tiêu của Chính phủ tại Nghị quyết 01/2022 (5,9% - 6,4%). Các động lực tăng trưởng chính (về phía cầu) đều phục hồi mạnh mẽ, với xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,94%, đầu tư tăng 5,59% và tiêu dùng cuối cùng tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2021.

Lạm phát trong tầm kiểm soát. CPI bình quân 9 tháng đầu năm tăng 2,73%, chủ yếu do tác động của giá 3 nhóm hàng hóa - dịch vụ là giao thông tăng 14,98%, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,69%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,11%. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới và trong khu vực, lạm phát của Việt Nam cơ bản trong tầm kiểm soát và trong mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ (khoảng 4%).

Trên thực tế, nếu như so với một số nước trên thế giới, lạm phát ở Việt Nam vẫn chưa đạt đỉnh, còn độ trễ và sẽ chịu áp lực trong những tháng cuối năm bởi yếu tố cầu kéo.

Nguyên nhân một phần do rổ hàng hoá trong cách tính CPI của Việt Nam có sự khác biệt so với nhiều nước. Cùng với đó, thời gian qua, CPI của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát một phần do Chính phủ đã thực hiện bình ổn giá xăng, dầu; bình ổn giá lương thực, thực phẩm và giá nhà ở - những nhóm mặt hàng đóng góp tới 80% - 90% vào chỉ số lạm phát ở Việt Nam.

Về cuối năm, nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng này tăng cao sẽ gây nên áp lực lạm phát do cầu kéo. Trong năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, tác động tới hoạt động xuất khẩu và đầu tư.

Trước đó, chúng tôi cũng đưa ra dự báo năm 2022, trong kịch bản cơ sở, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 6% - 6,5%; lạm phát khoảng 3,8% - 4,2%. Về cơ bản mức lạm phát này chấp nhận được và nếu trên 4% cũng phải chấp nhận vì bối cảnh lạm phát trên thế giới năm nay rất cao.

CPI bình quân 2022 dự báo ở mức 3,5% - 3,8% khi giá cả trong nước tăng chậm hơn so với thế giới và Việt Nam kiểm soát khá tốt lạm phát. Tính đến áp lực lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao (CPI toàn cầu dù đã qua đỉnh ở một số quốc gia, dự báo tăng khoảng 6% năm 2023, giảm từ mức 8,3% năm 2022); nguy cơ “đình lạm” ở một số quốc gia, rủi ro an ninh lương thực và năng lượng vẫn hiện hữu, cộng với độ trễ cung tiền từ cuối năm 2022, CPI bình quân của Việt Nam sẽ còn tăng cao trong năm 2023 (4% - 4,5%), trước khi trở quỹ đạo khoảng 3,5% - 4% từ năm 2024.

TS Cấn Văn Lực

5 kiến nghị chính sách

Nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023, có 5 kiến nghị như sau:

Một là, tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế, chủ động phân tích, dự báo diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế; nâng cao hiệu quả hơn nữa trong phối hợp chính sách (đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách giá cả) nhằm kiểm soát lạm phát; tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng, chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ nhằm bình ổn tỷ giá, lãi suất ở mức phù hợp; tăng cường bình ổn, lành mạnh hóa các thị trường (chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, ngoại hối, vàng, xăng dầu…); đẩy mạnh hiệu quả truyền thông về giá cả, lạm phát... nhằm giảm thiểu kỳ vọng lạm phát.

Hai là, tiếp tục các nhóm giải pháp bình ổn giá xăng dầu và giá lương thực - thực phẩm trong nước; xây dựng các kịch bản giá xăng dầu với các biện pháp ứng phó phù hợp; sớm xem xét, quyết định việc giảm thuế, phí xăng dầu trong điều kiện bất lợi; sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiệu quả hơn nữa; tăng nguồn cung xăng dầu trong nước; hỗ trợ, thúc đẩy chăn nuôi đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho dịp cuối năm và Tết; kiên quyết chống tình trạng buôn lậu, găm giữ hàng và tăng giá bất hợp lý.

Ba là, đẩy nhanh triển khai Chương trình phục hồi (nhất là các cấu phần bị chậm) và giải ngân đầu tư công; quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và chuyển đổi số nhằm tận dụng cơ hội dịch chuyển chuỗi cung ứng, kiến tạo thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.

Bốn là, trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm tới khó khăn hơn; các bộ ngành, địa phương và hiện diện Việt Nam tại nước ngoài cần hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, đối tác, tận dụng tốt hơn các FTAs thế hệ mới; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, liên kết vùng nhằm huy động, phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn; sớm nghiên cứu khả năng tiếp tục dùng chính sách tài khóa là chủ lực (chủ yếu là giảm thuế, phí…) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ ngày càng hạn hẹp.

Năm là, xây dựng chiến lược, giải pháp cụ thể để tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp Việt Nam. Qua nghiên cứu sơ bộ của người viết bài này và nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, năng lực chống chịu của nền kinh tế Việt Nam hiện ở mức “trung bình - khá”; cần tập trung ưu tiên cải thiện một số lĩnh vực như: chất lượng tăng trưởng; phát triển cân bằng thị trường tài chính; tăng mức độ tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng nội lực, nội địa hóa các yếu tố đầu vào; tháo gỡ các rào cản tăng trưởng bền vững liên quan đến chất lượng thể chế; chú trọng giải quyết các điểm yếu về xã hội - môi trường, đặc biệt là năng lực y tế, chất lượng giáo dục, giảm khí phát thải và tăng năng lực thích ứng biến đổi khí hậu…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

'Dự kiến nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội đến TP. HCM vào 30/6/2025'

'Dự kiến nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội đến TP. HCM vào 30/6/2025'

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land, HoSE: LGL) đã có quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, nhiều vấn đề của công ty vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đã có thêm 1 quý kinh doanh bết bát, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang trong trạng thái lao dốc không phanh.

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

(VNF) - Ngày 5/4 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway sẽ công bố báo cáo hoạt động quý I/2024 và tổ chức đại hội cổ đông. Đây là cơ hội duy nhất mỗi năm để các cổ đông đặt câu hỏi cho "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffett và các cấp phó của ông về hoạt động kinh doanh của công ty.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.