Lạm phát Nhật Bản lần đầu đạt 4% sau hơn 4 thập kỷ

Quỳnh Anh - 20/01/2023 14:28 (GMT+7)

(VNF) - Giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản trong tháng 12 tăng 4% so với một năm trước đó, gấp đôi mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, đạt mức cao mới trong 41 năm và khiến thị trường giữ nguyên kỳ vọng rằng BOJ có thể loại bỏ dần chính sách lãi suất thấp.

VNF
Lạm phát lõi của Nhật Bản tăng lên mức 4% vào tháng 12/2022.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Nhật Bản hôm 20/1, sau khi tăng 3,7% trong tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI) không bao gồm thực phẩm tươi sống đã tăng 4% trong tháng 12 so với một năm trước.

Đây là mức tăng hàng năm nhanh nhất kể từ tháng 12 năm 1981, khi chỉ số này cũng tăng 4,0%.

Mức tăng CPI cơ bản hàng năm đã vượt quá mục tiêu 2% của BOJ trong tháng thứ chín liên tiếp, do ảnh hưởng bởi chi phí năng lượng và thực phẩm gia tăng. Giá thực phẩm chế biến tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1976, trong khi giá điện và gas đều tiếp tục tăng hơn 20% so với năm trước.

Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn dữ liệu cho thấy Nhật Bản vẫn chưa phải đối mặt với nguy cơ vòng xoáy lạm phát tiền lương đã thúc đẩy các ngân hàng trung ương của Mỹ và châu Âu tăng lãi suất.

Mặc dù mức tăng giá mạnh nhất kể từ năm 1981 có thể khiến một số nhà đầu cơ kỳ vọng vào khả năng xoay trục chính sách ngắn hạn tại BOJ, nhưng các nhà kinh tế cho rằng kết quả này sẽ không thể lay chuyển quan điểm của Thống đốc Haruhiko Kuroda rằng xu hướng lạm phát sẽ hạ nhiệt, và rằng BOJ không cần thay đổi chính sách lãi suất siêu thấp.

Trước đó, ngân hàng trung ương Nhật Bản đã công bố triển vọng giá cập nhật sau cuộc họp chính sách vào thứ Tư (18/1), nâng dự báo lạm phát cho năm tài chính 2023 lên 3%, trong khi giữ nguyên lạm phát trong hai năm tới dưới 2%.

Các nhà phân tích cho biết tác động cơ bản của việc giá tiêu dùng tăng mạnh trong năm ngoái cũng sẽ làm chậm tốc độ tăng lạm phát vào cuối năm nay.

Trong cùng cuộc họp, BOJ đã thông báo giữ chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của mình, đi ngược với xu hướng của các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới.

Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 4, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo cho đến khi tiền lương tăng nhiều hơn, biến lạm phát do chi phí đẩy gần đây thành lạm phát do nhu cầu trong nước mạnh mẽ.

Phản ánh tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng và lạm phát gia tăng, nhiều công ty đang công bố kế hoạch tăng lương, bao gồm cả công ty mẹ của gã khổng lồ quần áo Uniqlo.

Tuy nhiên, việc tăng giá kéo dài làm tăng thêm mối lo ngại rằng ngân hàng trung ương có thể đã đánh giá thấp sức mạnh của đà lạm phát. Điều này cũng dẫn tới một vài suy đoán rằng BOJ có thể xem xét lại định hướng chính sách của mình.

Xem thêm >> Nhật Bản giữ mức lãi suất thấp: Đáp án riêng cho bài toán chung

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đáp trả Mỹ, tòa án Nga cho phép tịch thu tài sản của loạt ngân hàng phương Tây

Đáp trả Mỹ, tòa án Nga cho phép tịch thu tài sản của loạt ngân hàng phương Tây

(VNF) - Một tòa án ở Moscow đã cho phép tịch thu khoảng 12,4 triệu euro (13,34 triệu USD) tài sản do một công ty con ở châu Âu của JPMorgan và Commerzbank của Đức nắm giữ ở Nga.

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City: Novaland đang phối hợp để làm rõ

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City: Novaland đang phối hợp để làm rõ

(VNF) - Novaland cho biết, một số ít khách hàng không đủ kiên nhẫn đồng hành và đã không chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự tại cơ quan tòa án hoặc trọng tài, thay vào đó gửi đơn đến các cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan cảnh sát điều tra tại TP. HCM.

Doanh thu 201 tỷ, tăng 79%, vì đâu lãi của VMC lại ‘còm cõi’?

Doanh thu 201 tỷ, tăng 79%, vì đâu lãi của VMC lại ‘còm cõi’?

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Vimeco (HNX: VMC) ghi nhận doanh thu thuần 201 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Song, do chi phí lớn, lợi nhuận của công ty đã bị “ăn mòn” gần như sạch sẽ.

Hé mở về VFG có nữ chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng

Hé mở về VFG có nữ chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng

(VNF) - Bà Nguyễn Bạch Tuyết, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFG) nhận thu nhập hơn 22 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm, tương đương hơn 7 tỷ đồng/tháng.

TP.HCM dừng thủ tục hải quan với hàng loạt DN nợ thuế

TP.HCM dừng thủ tục hải quan với hàng loạt DN nợ thuế

(VNF) - Hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế với số tiền từ vài chục đến hơn trăm tỷ đồng vừa bị Cục Hải quan TP. HCM cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, hoặc đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

SCIC: Năm 2023, lãi ròng tăng gần gấp đôi nhờ đâu?

SCIC: Năm 2023, lãi ròng tăng gần gấp đôi nhờ đâu?

(VNF) - Được hoàn nhập 479 tỷ đồng chi phí đầu tư và kinh doanh vốn, đồng thời giảm lỗ trong công ty liên kết, SCIC báo lãi sau thuế 5.266 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm trước.

Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép

Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép

Lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ bị mất 100 triệu đồng tiền ký quỹ và tiền lãi. Số tiền này sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước

Bộ Công an đề xuất GPLX có 12 điểm/năm, hết phải thi lại

Bộ Công an đề xuất GPLX có 12 điểm/năm, hết phải thi lại

Theo Bộ Công an, tai nạn giao thông (TNGT) tuy đã giảm nhưng còn ở mức cao, nhiều vụ TNGT xảy ra nguyên nhân chủ yếu do lỗi của người lái xe

'Cuộc chỉnh đốn' thổi bay 75% vốn hóa, ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc bao giờ lấy lại hào quang?

'Cuộc chỉnh đốn' thổi bay 75% vốn hóa, ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc bao giờ lấy lại hào quang?

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ" công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

(VNF) - Nhiều chuyên gia chung nhận định, kiến nghị quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán vàng mang tính khả thi không cao, muốn triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng.