Lại mối lo tăng lãi suất

Kình Dương - 20/03/2017 10:04 (GMT+7)

(VNF) – Mối lo tăng lãi suất cho vay đã hiện hữu, nhất là khi cuộc đua lãi suất huy động giờ đã trở thành xu hướng và chắc chắn sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác nhập cuộc đua. Điều này đặt ra tình thế "tiến thoái lưỡng nan" cho NHNN, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp.

"Hiện tượng" tăng lãi suất huy động hồi đầu năm 2017, đến nay đã trở thành xu hướng. Một loạt ngân hàng thương mại gần đây đã tung ra các sản phẩm tiền gửi mới với lãi suất rất cao, có thể lên đến 8,88%/năm như đối với trường hợp của Sacombank, thậm chí 9,2% như trường hợp của VPBank. Với những ngân hàng cỡ nhỏ hơn, lãi suất huy động cũng rất cao, như Lienvietpostbank có thể lên đến 8,8%/năm, hay VietABank lên đến 8,2%/năm.

Từ đầu năm, Eximbank, DongA Bank, TPBank, Techcombank, OCB cũng đã tiến hành tăng lãi suất huy động, thậm chí có những trường hợp liên tục tăng lãi suất ở nhiều kỳ hạn khác nhau rải rắc ở nhiều thời điểm khác nhau. Các ngân hàng khác như PVCombank, SCB, HDBank đều đang có mức lãi suất huy động cạnh tranh bậc nhất hiện nay.

Sức ép từ diễn biến tăng lãi suất huy động đang tạo mối lo tăng lãi suất cho vay. Áp lực càng ngày càng lớn bởi nhìn vào những nguyên nhân khiến lãi suất huy động tăng, có thể thấy xu hướng này khá bền vững, ít nhất là trong năm 2017.

Tăng lãi suất huy đông

"Hiện tượng" tăng lãi suất huy động hồi đầu năm, đến nay đã trở thành xu hướng

Một trong những chỉ báo rõ rệt nhất về nguyên nhân tăng lãi suất huy động là diễn biến tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR). Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết tháng 12/2016, LDR ở nhóm NHTM cổ phần đã bất ngờ vượt trần quy định 80%, đạt mức 81,04%, tăng tới 1,67 điểm% so với một tháng trước đó. Đây là lần đầu tiên LDR ở nhóm NHTM cổ phần vượt trần 80% kể từ khi NHNN công bố rộng rãi số liệu LDR hàng tháng bắt đầu từ tháng 6/2015.

Với nhóm NHTM Nhà nước, LDR vẫn tiếp tục vượt xa trần 90%, đạt mức 94,29% tính đến hết tháng 12/2016.

Theo số liệu mới nhất từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, LDR bình quân toàn hệ thống tổ chức tín dụng tính đến hết tháng 1/2017 đã tăng tháng thứ 4 liên tiếp, đạt 88,2%, trong đó, tháng 1/2017 là tháng tăng mạnh nhất với 1,4 điểm%.

LDR tăng cao phản ánh thực tế rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng đang cao hơn tốc độ tăng huy động vốn, phần nhiều do các ngân hàng phải chạy đua tín dụng cuối năm 2016 cho đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm, sang năm 2017 lại tiếp tục phải tăng trưởng tín dụng nhanh ngay từ đầu năm theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong khi tăng trưởng huy động vốn vẫn thấp như thông thường hàng năm, thậm chí còn tăng trưởng âm. Như trong tháng 1/2017, tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống ở mức âm (-) 1,6%.

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết ngày 20/2/2017, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã đạt 1,23% so với cuối năm 2016, cao hơn nhiều mức tăng 0,33% cùng kỳ năm 2016.

LDR đã quá cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn phải duy trì nhanh hơn so với thông thường hàng năm nên các NHTM buộc phải gia tăng huy động với tốc độ nhanh hơn tăng trưởng tín dụng để giảm LDR, hay ít nhất là không để LDR tăng thêm. Đây là nguyên nhân rất quan trọng khiến các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động trong thời gian gần đây.

Tăng lãi suất huy đông

LDR tăng cao là nguyên nhân quan trọng khiến các ngân hàng phải "cấp tập" huy động vốn

Nguyên nhân thứ hai, cũng rất bền vững, là xuất phát từ thay đổi chính sách. Theo thông tư mới của NHNN, từ ngày 1/1/2017, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ mức 60% trước đây về còn 50% và xuống còn 40% vào năm 2018. Đây là nguyên nhân rất trực tiếp dẫn tới việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động, nhất là với kỳ hạn trên 1 năm và đặc biệt cao đối với kỳ hạn trên 5 năm.

Thứ ba là nguyên nhân xuất phát từ động thái tăng lãi suất của FED. FED tăng lãi suất, đồng USD lên giá sẽ khiến gia tăng xu hướng tích trữ USD, đồng nghĩa sẽ có một lượng không nhỏ tiền gửi VND tại các NHTM bị rút về mua USD tích trữ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá, nguyên nhân này dù có tác động nhưng tác động không lớn đến lãi suất huy động.

Thực ra, áp lực gia tăng lãi suất đã thường trực từ lâu, trước cả khi LDR tăng cao, thay đổi chính sách về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, hay FED tăng lãi suất.

Nợ xấu vẫn là yếu tố ám ảnh nhất, trong nhiều năm trở lại đây, ở thời điểm hiện tại và cả tương lai. Nợ xấu lớn, một mặt bào mòn lợi nhuận ngân hàng thông qua chi phí trích lập dự phòng, mặt khác, khiến dòng tiền đổ vào tín dụng bị kẹt lại, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả lãi tiền gửi đều đặn và trả nợ gốc thường xuyên. Điều này đẩy các ngân hàng phải gia tăng lãi suất huy động, đồng thời cũng tạo áp lực gia tăng lãi suất cho vay.

Như trường hợp của Sacombank, mới đây đã tung ra sản phẩm tiền gửi mới với lãi suất "siêu hấp dẫn" lên đến 8,88%/năm cho kỳ hạn 7 năm. Kể từ khi sáp nhập Southern Bank vào tháng 10/2015, hiệu suất kinh doanh tín dụng của Sacombank giảm mạnh do Sacombank một mặt vẫn phải trả lãi tiền gửi cho Southern Bank đều đặn, trong khi dòng tiền từ tín dụng lại không quay về tương xứng do nợ xấu lớn.

Ngoài nợ xấu, chỉ báo từ việc tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi của hầu hết các ngân hàng thương mại tăng cao trong năm 2016 cho thấy, dư địa giảm lãi suất đã rất eo hẹp.

Mối lo tăng lãi suất cho vay đã hiện hữu, nhất là khi cuộc đua lãi suất huy động giờ đã trở thành xu hướng và chắc chắn sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác nhập cuộc đua. Điều này đặt ra tình thế "tiến thoái lưỡng nan" cho NHNN, các NHTM và các doanh nghiệp.

Nếu lãi suất cho vay tăng, các NHTM sẽ gỡ được thế khó nhưng NHNN và các doanh nghiệp lại chịu áp lực lớn. Trong khi nếu lãi suất cho vay giữ nguyên, NHNN và các doanh nghiệp vẫn giữ được tình thế ổn định, trong khi lợi nhuận của các NHTM lại "teo tóp" dần.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giá vé máy bay tăng gần 40%, 'vẫn trong khung quy định'

Giá vé máy bay tăng gần 40%, 'vẫn trong khung quy định'

(VNF) - Đây là khẳng định của Cục Hàng không Việt Nam trong báo cáo gửi Bộ Giao thông - Vận tải về tình hình giá vé máy bay 4 tháng đầu năm.

Hoạt động tài chính ‘cứu nguy’ cho Tổng công ty Sông Đà

Hoạt động tài chính ‘cứu nguy’ cho Tổng công ty Sông Đà

(VNF) - Trong quý I/2024, lợi nhuận gộp của Tổng công ty Sông Đà - CTCP (UPCoM: SJG) không đủ để trang trải cho chi phí hoạt động. Công ty thoát lỗ nhờ doanh thu tài chính, song khoản thu này không được SJG thuyết minh chi tiết.

Mỹ giáng đòn chí mạng, một nguồn thu của Nga điêu đứng

Mỹ giáng đòn chí mạng, một nguồn thu của Nga điêu đứng

(VNF) - “Pháo đài kinh tế” của Nga đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kể trước sự tấn công dữ dội của các lệnh trừng phạt của phương Tây. Hơn hai năm sau khi Điện Kremlin đưa quân tới Ukraine, nước này vẫn có khả năng tiếp tục tài trợ cho một cuộc chiến tốn nhiều tiền bạc. Tuy nhiên, một lĩnh vực then chốt của Nga được cho là khó có thể trụ vững trước những đòn giáng của Mỹ và đồng minh.

Một phiên livestream bán hàng trăm tỷ: Phải nộp thuế bao nhiêu?

Một phiên livestream bán hàng trăm tỷ: Phải nộp thuế bao nhiêu?

(VNF) - Sau phiên livestream 100 tỷ đồng của kênh TikTok Quyền Leo Daily, không ít người đặt câu hỏi về số tiền hoa hồng chủ kênh nhận được cũng như số tiền thuế mà họ phải đóng.

Thành An 96: Tồn kho tăng cao, cõng khối nợ gần 2.000 tỷ

Thành An 96: Tồn kho tăng cao, cõng khối nợ gần 2.000 tỷ

(VNF) - Công ty cổ phần Xây lắp Thành An 96 công bố báo cáo tài chính quý I/2024, ghi nhận mức doanh thu đạt 362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm trước chỉ đạt 54 tỷ đồng.

Doanh thu tăng gấp 3, lãi quý I của Hancorp chỉ 1,5 tỷ

Doanh thu tăng gấp 3, lãi quý I của Hancorp chỉ 1,5 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp, UPCoM: HAN) kết thúc quý I/2024 với khoản lãi sau thuế chỉ 1,5 tỷ đồng. Dù vậy, so với cùng kỳ, mức lãi này đã tăng gấp 5,4 lần.

 Rủi ro của Phú Tài: Tồn kho 1.200 tỷ, khách nợ tiền hàng 800 tỷ

Rủi ro của Phú Tài: Tồn kho 1.200 tỷ, khách nợ tiền hàng 800 tỷ

(VNF) - Theo báo cáo tài chính quý I/2024, Công ty cổ phần Phú Tài ghi nhận nguồn doanh thu khá khủng với 1.437 tỷ đồng, tăng 28 tỷ đồng so với cùng cùng kỳ năm trước.

Tăng mức giảm trừ gia cảnh: Những câu chuyện từ chi tiêu thực tế

Tăng mức giảm trừ gia cảnh: Những câu chuyện từ chi tiêu thực tế

(VNF) - Mức giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc được cho là ngày càng “bị bỏ lại phía sau” so với mức tăng thu nhập, đặc biệt là chi tiêu thực tế. Do đó, các chuyên gia cho rằng cần phải sửa đổi sớm để tránh gây thiệt hại cho người dân.

Thủ tướng: Tăng cường chống tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng cao tốc

Thủ tướng: Tăng cường chống tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng cao tốc

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, tập trung xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người'

Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người'

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.