Kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam: 'Phải sáng tạo, dám nghĩ và dám làm...'

Thành Phong ̣̣̣̣̣(thực hiện) - 20/06/2021 09:33 (GMT+7)

(VNF) - Nhà báo, nhà văn, PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam vừa “cởi áo nghỉ việc quan” từ ngày 1/6/2021 để nắm giữ cương vị mà ông kiêm nhiệm lâu nay là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng ông.

VNF
PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ

- Từ năm 2006 đến 2016, ông đã ba lần được lãnh đạo Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, sau đó là Ban Tuyên giáo Trung ương giao trọng trách cùng các cộng sự lãnh đạo, quản lý và điều hành Trung tâm Báo chí của ba kỳ đại hội Đảng liên tiếp. Xin ông cho biết cảm xúc của mình khi nhìn lại cú “hattrick” đặc biệt về nghề nghiệp này?

Ông Nguyễn Thế Kỷ: Đại hội X của Đảng diễn ra từ ngày 18 – 25/4/2006 tại Hội trường Ba Đình. Lúc đó, tôi là Vụ trưởng Vụ Báo chí của Ban được cấp trên giao làm Phó Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội X. Trung tâm Báo chí còn mấy Phó Giám đốc, nhưng việc của tôi có vẻ “nặng”, thường xuyên, cả khó khăn nữa.

Đến Đại hội XI của Đảng, tôi đã được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, được Trưởng ban giao phụ trách công tác báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, do đó được cấp trên giao làm Giám đốc Trung tâm Báo chí của hai đại hội liên tiếp là Đại hội XI và Đại hội XII. Nếu tính cả ba đại hội, đó là cả một vinh dự, tự hào, trọng trách lớn với nhiều kỷ niệm khó quên.

Nhìn lại hoạt động của Trung tâm báo chí ở cả ba kỳ đại hội, có nhiều điều giống nhau và cũng không ít điều khác nhau, kể cả những khó khăn, thách thức. Những điều giống nhau là Trung tâm Báo chí của các đại hội Đảng toàn quốc là một đơn vị được lập ra trong một thời gian nhất định để vừa lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động báo chí, chỉ đạo nội dung thông tin, điều hành hoạt động của hàng trăm phóng viên, kỹ thuật viên, nhân viên báo chí, truyền thông trong và ngoài nước; mặt khác, và quan trọng không kém, là để phục vụ các cơ quan báo chí, phóng viên báo chí cả về tác nghiệp, về máy móc, thiết bị, đường truyền, cả về việc ăn uống, giải khát, sức khỏe, an ninh, an toàn thông tin...

Hoạt động của Trung tâm Báo chí Đại hội Đảng toàn quốc các nhiệm kỳ rất khẩn trương, nhộn nhịp. Phóng viên phải có tin mới, tin “nóng”, tin quan trọng, kể cả tin “bên lề Đại hội”. Vì thế, họ được lãnh đạo cơ quan báo chí của mình giao nhiệm vụ cạnh tranh với các đồng nghiệp khác về thông tin ở từng phút, từng giờ...

Ban lãnh đạo Trung tâm Báo chí Đại hội phải rất tận tụy, năng động, thạo việc, nhất là phải rất chủ động, sáng tạo mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Các thành viên của Trung tâm phải túc trực ở đó gần như 24/24 giờ trong một ngày, luôn phải đến sớm về muộn. Tất cả cán bộ, nhân viên Trung tâm Báo chí và các phóng viên, biên tập viên, nhân viên kỹ thuật khi vào, ra nơi này chịu sự kiểm soát an ninh chặt chẽ.

- Thế còn những điều không giống nhau?

Những điều không giống nhau là: Đại hội X của Đảng tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Trung tâm Báo chí Đại hội X đặt tại 19C Hoàng Diệu, cách Hội trường Ba Đình một quãng đủ xa, điều này tạo ra những khó khăn nhất định khi bố trí các nhóm phóng viên từ Trung tâm Báo chí vào Hội trường Ba Đình tác nghiệp. Ngoài Thẻ Báo chí dùng chung, những người vào Hội trường Đại hội phải có Thẻ sự kiện, có khoảng 4 loại Thẻ sự kiện khác nhau.

Đến Đại hội XI và Đại hội XII của Đảng, nơi tổ chức Đại hội là Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Theo đó, Trung tâm Báo chí của cả hai Đại hội này (và cả Đại hội XIII đang diễn ra) được bố trí ở toàn bộ tầng 3, bên phải Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (nhìn từ sảnh trước). Việc đi lại, tác nghiệp của phóng viên, kỹ thuật viên thuận tiện hơn rất nhiều.

Ở Đại hội XI, Đại hội XII, số lượng phóng viên trong và ngoài nước tăng mạnh, xấp xỉ 700 người/mỗi đại hội; phóng viên các báo, đài, kênh truyền hình của bà con Việt kiều về dự cũng đông đảo hơn. Trung tâm Báo chí Đại hội XI và XII được bố trí với diện tích hơn 1.000 m2, 170 máy tính cố định, nhiều màn hình lớn, phóng viên được mang theo máy tính xách tay. Cùng với Thông cáo báo chí từng ngày làm việc của Đại hội, Trung tâm báo chí còn tổ chức các buổi họp báo chuyên đề quan trọng, cần thiết.

- Ông có thể nêu một số kỷ niệm, sự việc hay những tình huống khó quên.

Hơn 15 năm, ba kỳ đại hội, quả thật có nhiều kỷ niệm, sự việc và cả bài học nữa. Có đồng chí lãnh đạo cấp trên của tôi khá ái ngại khi để cán bộ ta trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài. Tôi đã mạnh dạn đề nghị: trong hoạt động báo chí, việc phỏng vấn là thể loại rất cần thiết, thể hiện “người thật, việc thật, bối cảnh thật”, xin các anh cứ để “anh em chúng em” tùy cơ ứng biến. Tất cả đều dựa trên nội quy, quy chế của Trung tâm Báo chí, cao hơn là quy chế của Đại hội của Đảng. Nếu làm tốt điều này, cánh báo chí nước ngoài sẽ có cảm tình với ta hơn, thấy rõ hơn “tự do báo chí” của ta, cao hơn là sự chủ động, tự tin của báo chí nước chủ nhà.

Một câu chuyện khác, trước khi Đại hội XI diễn ra, ngay tại Trung tâm Báo chí của Đại hội, có mấy hãng phát thanh, truyền hình nước ngoài đề nghị được tác nghiệp và truyền sóng trực tiếp trên đường phố Hà Nội. Điều này chưa có tiền lệ (tức là ghi âm, ghi hình và phát trực tiếp về nước họ và ra toàn thế giới).

Tôi xin ý kiến và chủ trương của người và cấp có thẩm quyền. Câu trả lời là không nên, vì nếu họ thiếu thiện chí, thậm chí họ đưa tin xuyên tạc, bôi nhọ ta thì hậu quả khó lường. Tôi lại mạnh dạn và tự tin thưa lại: hoạt động truyền, phát sóng trực tiếp của các hãng báo chí, thông tấn, phát thanh, truyền hình trên thế giới là hình thức phổ biến, hiện đại và chuyên nghiệp từ nhiều chục năm nay. Báo chí luôn cần sự tươi mới, sống động, chính xác và tính chất “thực”, “khách quan” của đời sống. Với ta thì chưa thật phổ biến (và chưa thật chuyên nghiệp), còn với nhiều nước, đây là cách tác nghiệp bình thường.

Để tiến hành việc này bảo đảm các yêu cầu về nội dung thông tin, an ninh và an toàn thông tin, điều kiện tác nghiệp, Trung tâm Báo chí sẽ cho một số cán bộ, nhân viên thông thạo ngoại ngữ đi cùng họ để “phối hợp” hoạt động. Nếu họ vi phạm, ta lên tiếng và yêu cầu họ thực hiện quy định của ta, Luật Báo chí của ta. Rất vui là mọi sự diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp. Đến Đại hội XII của Đảng, công việc này đã trở nên “quen tay, thạo việc” hơn rất nhiều.

- Câu hỏi cuối cùng, xin ông cho biết một số bài học mà ông rút ra sau ba lần đứng đầu Trung tâm Báo chí Đại hội X, XI, XII của Đảng?

Tôi chưa có dịp tổng kết một cách bài bản, thấu đáo, có tính hệ thống. Nhưng đại loại thế này: Điều đầu tiên là tuân thủ nghiêm túc, trách nhiệm sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của cấp trên. Thứ hai là bản thân mình cũng cần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thứ ba, may mắn của tôi là trưởng thành từ một phóng viên, trải qua tất cả các loại hình báo chí, các cơ quan báo chí: nói, báo hình, báo in, báo điện tử, đi từ địa phương ra Trung ương, từ tác nghiệp chuyên môn lên cương vị lãnh đạo, nhờ đó, mình thấu hiểu mong muốn, yêu cầu, khó khăn, vất vả của các nhà báo như của chính mình.

Cũng nhờ đi ra bên ngoài nhiều, tiếp xúc, nghiên cứu, làm việc, hợp tác với nhiều hãng báo chí, thông tấn, phát thanh, truyền hình nên hiểu rõ họ, cả mặt hợp tác, cộng tác và cả mặt cần trao đổi, cần thiết thì đấu tranh có lý có tình. Điều thứ năm, cũng rất quan trọng, do trải qua các cương vị lãnh đạo, quản lý báo chí; nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo về báo chí; đồng thời là người chăm chỉ, gắng gỏi viết báo, viết văn liên tục mấy chục năm, nhờ đó tôi có mối quan hệ rất tốt, thân tình, gần gũi, sâu sát với lãnh đạo các cơ quan báo chí và nhiều phóng viên báo chí và các lĩnh vực khác. Khi cần phối hợp công tác, chỉ cần nhấc máy “a lô” là công việc trôi chảy, đồng thuận và hiệu quả.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du vòng quanh châu Âu trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ. Được biết, những quốc gia mà ông Tập đi qua đều đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp nhiều cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn.

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

(VNF) - Theo phân tích của nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của UOB, tỷ giá USD/VND sẽ dần hạ nhiệt trong những tháng cuối năm khi Fed bắt đầu lộ trình cắt giảm lãi suất.

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

(VNF) - Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu khủng đạt 2.522 tỷ đồng, tăng 393 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận gộp ghi nhận ở mức 807 tỷ đồng, tăng 212 tỷ đồng so với quý I/2023.

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

(VNF) - Những con số công bố mới đây Gemadept cho thấy, lợi nhuận Quý 1/2024 đạt gần 560 tỷ đồng, tăng mạnh nhờ thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải.

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

(VEF) - Dự án Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) tại phường Đắc Sơn, TP. Phổ Yên đã có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện với vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đông·

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

(VNF) - Mặc dù chưa đủ điều kiện để nhận đặt cọc căn hộ, chưa được chủ đầu tư mở bán nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin môi giới rao bán căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower, với phí chênh lệch tới 450 triệu đồng/căn hộ.

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

(VNF) - Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Nafoods Group (HOSE: NAF) ngày 24/4/2024 đã thông qua kế hoạch năm 2024 với mục tiêu doanh thu 2.200 tỷ, tăng 26,9% so với năm 2023, lợi nhuận sau thuế 129 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm trước.

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

(VNF) - Dự án Đập ngăn mặn trên sông Cái - Nha Trang được gia hạn tiến độ nhiều lần và lần gần đây là cuối năm 2024. Tuy nhiên, mốc thời gian này dự án cũng khó hoàn thành vì vướng giải phóng mặt bằng.

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

(VNF) - TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án Nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 3 và dự án nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 5 thuộc khu B – Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.