Kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam: Còn hạnh phúc nào bằng!

Nhà báo Nguyễn Quốc Phong - 20/06/2021 09:35 (GMT+7)

(VNF) - Nguyên Thủ tướng, nay là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, là một nhà lãnh đạo đất nước thật nhân hậu và dễ gần. Từ ông luôn toát lên phong thái giản dị, ân cần với mọi người. Hơn nữa, ông thật sự yêu mến và tôn trọng các nhà báo. Ông luôn muốn duy trì các kênh thông tin đến với mình, trong đó có các nhà báo mà ông đã tin cậy, để phản ánh trực tiếp tới ông. Ông luôn luôn muốn lắng nghe tiếng nói của người dân qua các nhà báo.

VNF
Nguyên Thủ tướng, nay là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là một nhà lãnh đạo đất nước thật nhân hậu và dễ gần

Tôi nghỉ hưu đến tháng 5 vừa rồi là tròn 5 năm. Khi về hưu rồi thì hoá ra lại có nhiều thời gian để viết báo hơn trước. Cũng có vài ba tờ báo, là chỗ anh em thân quý nhau từ xưa, họ rủ tôi về làm hoặc cộng tác với họ, tức là nếu làm thì có lương hoặc chế độ cộng tác viên. Thế nhưng tôi đều từ chối, cám ơn vì quả thật đã đến lúc tôi muốn được tự do viết lách, không thích sự ràng buộc của ai.

Ngay cái năm mà tôi vừa nghỉ hưu (2016) vẫn còn hưởng thêm hai năm chế độ đặc biệt của báo Thanh niên theo lối tình nghĩa mà anh em họ yêu thương mình. Nhưng ngay khi đó, tôi đã nghĩ đến chuyện nên tìm chỗ cộng tác thêm với vài báo, kẻo sau này, nếu viết nhiều mà chỉ viết cho Thanh niên, chắc gì anh em họ đã dùng hết cho. Điều này, tôi suy đoán khá đúng.

Vì thế, bây giờ tôi viết và cộng tác với 5, 6 tờ báo và viết đến hàng trăm bài báo trong một năm. Kể cũng vui, lúc tuổi già thấy mình còn có ích. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2020, khi cả nước phải giãn cách xã hội lần đầu tiên vì dịch Covid-19, tôi đã viết đến 23, 24 bài và đăng trên hơn mười tờ báo. Thôi, thế cũng là “Nhà báo già sống khoẻ, sống có ích” rồi.

Vui nhất và cảm động nhất có lẽ là câu chuyện sau đây, xin kể với bạn đọc. Nhiều người chắc còn nhớ, vào tháng 4/2020, lúc đại dịch bùng phát và buộc phải cách ly xã hội trên diện rộng. Lúc đó, dư luận rất bức xúc với câu chuyện ngành Hải quan, không hiểu sao đã rất “trách nhiệm” với công việc, nên mở tờ khai cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lúc 0 giờ ngày nghỉ cuối tuần. Nhiều doanh nghiệp chờ đợi, đã đăng ký mà không được, do đã hết hạn ngạch chỉ sau ít phút ngành này mở tờ khai, nên họ “ức muốn chết”. Thực tế, với cách làm kiểu này, nếu doanh nghiệp không biết trước thì có mà tài thánh cũng không chen vào nổi. Sự việc đã khiến báo chí “vào cuộc” rốt ráo. Tôi cũng không ngoại lệ khi tham gia viết vài bài.

Tôi viết một mạch hai bài, gửi cho báo, họ đưa lên ngay. Liền sau đó, tôi chuyển đường link các bài viết của mình đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhắn tin kèm theo: “Rất kính mong anh lưu tâm việc này”.

Khi ấy, tôi cũng không đặt nhiều hy vọng vì tôi hiểu rằng Thủ tướng có quá nhiều việc phải xử lý, hơn nữa đây chỉ là tiếng nói của một nhà báo đã nghỉ hưu, chắc gì ông chú ý, dù có thể đã có ý kiến chỉ đạo về việc này...

Nhưng thật bất ngờ, nhận được tin nhắn của tôi, Thủ tướng đã hồi đáp tức thì. Ông trả lời bằng tin nhắn là đã nhận được tin nhắn của tôi, cảm ơn tôi và sẽ xem xét xử lý ngay.

Đến tối 20/4/2020, lúc gần 8 giờ, ông đã trực tiếp gọi vào máy di động của tôi khiến tôi rất hồi hồp, vội mở máy ra nghe. Ông nói luôn: “Việc chú nhắn tin cho tôi kèm mấy bài viết, tôi đã xem và hôm nay đã giao cho Thanh tra Chính phủ vào cuộc. Vừa rồi, chúng ta đã làm được rất nhiều việc, thế mà giờ lại để xảy ra chuyện này thì không ổn, rất khó hiểu. Thật đúng là không hiểu sao lại làm như thế khiến cho dư luận xã hội bất bình. Chúc chú sức khoẻ và tiếp tục viết báo nhiều nhé!”.

Một tiếng sau đó, tôi lại nhận thêm một cuộc gọi nữa của Thủ tướng, nhưng là từ một số máy khác của ông. Ông dặn thêm tôi: “Sau này, chú còn theo dõi tiếp tình hình thì nếu thấy có chuyện gì không ổn thì nhớ báo cho tôi biết thông tin nhé!”. Tôi nhanh nhảu, tranh thủ khoe khéo “thành tích” viết bài về phòng chống dịch bệnh dịp đó với Thủ tướng (như tôi đã kể ở trên). Ông tỏ ra rất vui, cười cười trong máy: “Chà chà, vậy cơ à !”. Cái tiếng cười ấy của ông còn lan mãi sang tôi sau khi ông ngắt máy, khiến tôi thật sự cảm động.

Trong đời làm báo, tôi có vinh dự được gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nay là Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, từ khi ông còn đang giữ cương vị Giám đốc Sở Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày đó, tôi vào Đà Nẵng để tham gia Ban giám khảo chấm “SV 96” và được ông mời cơm thân mật.

Sau khi ông được bầu vào Bộ Chính trị, rồi làm Phó Thủ tướng Chính phủ, năm 2011, tôi có dịp gặp lại ông tại căn hộ chung cư ở phố Thụy Khuê khi ông chưa được bố trí nhà công vụ. Trong cuộc gặp đó, tôi cùng ngồi với Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông. Ông Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu anh Đặng Huy Đông với tôi rồi giới thiệu tôi với anh Đông. Lúc nghe ông nói tên tôi kèm theo chức vụ cũ, tôi vội xin lỗi, ngắt lời ông. Khi đó, tôi đã bị cách chức Phó tổng biên tập báo Thanh niên đã được vài năm. Ông thì chắc cũng đã quá biết việc này, với tôi, là một tai nạn nghề nghiệp. Thậm chí, khi sự việc xảy ra, ông đã từng nhờ qua người của báo tôi chuyển lời hỏi thăm và chia sẻ với tôi. Nhưng thật ngạc nhiên, khi tôi ngắt lời, ông liền cười vui vẻ và “đỡ”ngay: “Chuyện của chú, tôi đâu có quên! Nhưng với chú, thì trong tâm trí tôi, nhà báo Quốc Phong vẫn mãi là Phó tổng biên tập!”.

Trong câu nói “đỡ” ấy của ông, tôi cảm nhận được tình cảm tin cậy thật sự của ông đối với cá nhân tôi trong nhiều năm qua. Tôi là một nhà báo chưa thật sự nổi bật, có thể nói là cũng không may mắn gì lắm trong sự nghiệp của mình, vậy mà hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán hay ngày Kỷ niệm Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, ông vẫn nhớ đến tôi, khi thì gọi điện trực tiếp, nhắn tin để chúc mừng hay là qua người này, người khác gửi quà tặng cho tôi.

Nguyên Thủ tướng, nay là Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, là một nhà lãnh đạo đất nước thật nhân hậu và dễ gần. Từ ông luôn toát lên phong thái giản dị, ân cần với mọi người. Hơn nữa, ông thật sự yêu mến và tôn trọng các nhà báo. Ông luôn muốn duy trì các kênh thông tin đến với mình, trong đó có các nhà báo mà ông đã tin cậy, để phản ánh trực tiếp tới ông. Ông luôn luôn muốn lắng nghe tiếng nói của người dân qua các nhà báo.

Là một nhà báo trong rất nhiều nhà báo, được làm như một cái cầu nối tâm tư, tình cảm giữa những người dân với những nhà lãnh đạo đất nước như vị Chủ tịch nước này, thì hỏi có còn gì hạnh phúc bằng!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thu khoản lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

Thu khoản lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

(VNF) - Những con số công bố mới đây Gemadept cho thấy, lợi nhuận Quý 1/2024 đạt gần 560 tỷ đồng, tăng mạnh nhờ thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải.

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

(VEF) - Dự án Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) tại phường Đắc Sơn, TP. Phổ Yên đã có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện với vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đông·

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

(VNF) - Mặc dù chưa đủ điều kiện để nhận đặt cọc căn hộ, chưa được chủ đầu tư mở bán nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin môi giới rao bán căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower, với phí chênh lệch tới 450 triệu đồng/căn hộ.

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

(VNF) - Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Nafoods Group (HOSE: NAF) ngày 24/4/2024 đã thông qua kế hoạch năm 2024 với mục tiêu doanh thu 2.200 tỷ, tăng 26,9% so với năm 2023, lợi nhuận sau thuế 129 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm trước.

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

(VNF) - Dự án Đập ngăn mặn trên sông Cái - Nha Trang được gia hạn tiến độ nhiều lần và lần gần đây là cuối năm 2024. Tuy nhiên, mốc thời gian này dự án cũng khó hoàn thành vì vướng giải phóng mặt bằng.

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

(VNF) - TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án Nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 3 và dự án nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 5 thuộc khu B – Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang.

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

(VNF) - Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc (CEO) từ ngày 6/5/2024.

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.