Kusto triệu tập ĐHCĐ bất thường, yêu cầu bầu HĐQT mới và kiểm toán các giao dịch của Coteccons

Thanh Long - 02/06/2020 15:59 (GMT+7)

(VNF) - Kusto cho biết "không thể tiếp tục đặt niềm tin vào HĐQT và Ban Giám đốc hiện tại" của Coteccons.

VNF
Chủ trương sáp nhập Ricons vào Coteccons gây mâu thuẫn lớn trong nội bộ cổ đông của Coteccons

Công ty Kustocem Pte. Ltd. (Kusto), một trong những cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (Coteccons, HoSE: CTD) hiện nắm giữ 17,55% cổ phần trong Coteccons, đã triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường để cổ đông Coteccons có thể biểu quyết về việc thay đổi HĐQT hiện tại, bầu ra HĐQT mới và thực hiện kiểm toán đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh của Coteccons liên quan tới các vấn đề về xung đột lợi ích, các giao dịch với các bên liên quan, đặc biệt là các giao dịch giữa Coteccons và các công ty còn lại “Coteccons Group” từ thời điểm năm 2017.

“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng cùng môi trường đầu tư lành mạnh của Việt Nam. Đối với Coteccons, chúng tôi đã đầu tư và hỗ trợ cho sự phát triển của công ty trong suốt 8 năm qua. Tuy nhiên, các hành vi quản trị, quản lý và điều hành liên quan tới xung đột lợi ích của đội ngũ lãnh đạo Coteccons giữa các công ty trong “Coteccons Group” đã gây thiệt hại cho khoản đầu tư của chúng tôi khi giá cổ phiếu giảm đáng kể và quyền cổ đông của chúng tôi bị vi phạm nghiêm trọng”, đại diện Kusto cho biết.

Phía Kusto cho biết mặc dù đã yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường nhưng HĐQT Coteccons đã không tổ chức đại hội theo yêu cầu của cổ đông trong thời hạn quy định.

"Mặc dù ban kiểm soát đã xác nhận HĐQT đã không tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường theo yêu cầu của cổ đông trong thời hạn quy định và đồng thời cũng xác nhận nghĩa vụ của Ban kiểm soát trong việc tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường theo yêu cầu của cổ đông, Ban kiểm soát đã quyết định không tự tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông do không nhận được sự hợp tác, thậm chí là còn bị HĐQT và Ban Giám đốc cản trở", theo lời của phía Kusto.

Kusto cho biết họ có toàn quyền hợp pháp để thay mặt Coteccons triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định tại Điều 136.5 và 136.6 của Luật Doanh nghiệp và Điều 13.4 của Điều lệ Coteccons. Do đó, ngày 1/6/2020, Kusto đã gửi thông báo đến Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam yêu cầu cung cấp danh sách cổ đông của Coteccons tại ngày 22/6/2020 để tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường như đã yêu cầu.

Cổ đông lớn này cũng công bố các thông tin liên quan tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM.

Trong nhiều năm qua, Kusto đã nhiều lần đặt ra câu hỏi cho HĐQT và Ban Giám Đốc Coteccons về "các vấn đề liên quan đến xung đột lợi ích, giao dịch với các bên liên quan, việc sử dụng tài nguyên và uy tín của Coteccons cho lợi ích của các công ty khác trong  “Coteccons Group” mà các thành viên có liên quan của HĐQT và Ban Giám đốc có các lợi ích liên quan, và yêu cầu HĐQT và BGĐ tôn trọng nghĩa vụ của người nhận ủy thác đối với Coteccons và cổ đông", theo lời phía Kusto.

Tuy nhiên, cổ đông này cho hay đã không có câu trả lời thỏa đáng nào được đưa ra bởi HĐQT và Ban Giám đốc, đồng thời, "tất cả các nỗ lực hợp pháp của Ban Kiểm Toán để thực hiện việc kiểm toán độc lập trên các hoạt động kinh doanh của Coteccons đã không nhận được bất kỳ sự hợp tác nào từ HĐQT và Ban Điều Hành", phía Kusto nhấn mạnh.

Kusto dẫn chứng một ví dụ, rằng một số thành viên của HĐQT và Ban Giám đốc Coteccons hiện đồng thời nắm giữ các chức vụ quản lý quan trọng tương tự tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Ricons ("Ricons"), bao gồm cả vị trí chủ tịch và đại diện theo pháp luật.

"Chính họ và/hoặc những người liên quan có sở hữu số cổ phần đáng kể trong Ricons trong khi đồng thời là những người có quyền quyết định các hoạt động hàng ngày tại Coteccons", phía Kusto thông tin.

Phía Kusto đặt câu hỏi rằng "các lãnh đạo cấp cao của Coteccons quyết định chọn công ty nào đấu thầu cho dự án nào khi họ đồng thời quản lý cả hai công ty cạnh tranh trực tiếp với nhau?" và "các lãnh đạo cấp cao của Coteccons và Ricons quyết định phân bổ lợi nhuận cho từng bên như thế nào trong các hợp đồng giữa hai bên?".

"Kusto không thể tiếp tục đặt niềm tin vào HĐQT và Ban Giám đốc hiện tại", phía Kusto cho biết.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.