‘Kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội để vượt Thái Lan, Indonesia’

Hiếu Công - 07/09/2020 19:29 (GMT+7)

Chuyên gia quốc tế cho rằng Việt Nam đang sở hữu nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt là thu hút dòng vốn FDI để trở thành nền kinh tế lớn trong khu vực.

VNF
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI.

Chiều 7/9, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng và Thống đốc Lê Minh Hưng đồng chủ trì hội nghị trực tuyến thảo luận về chiến lược tối ưu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau dịch Covid-19. Sự kiện được truyền trực tuyến tới hơn 500 doanh nghiệp trên thế giới.

Đón dòng dịch chuyển đầu tư "Trung Quốc + 1"

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết dù FDI trên thế giới giảm 40%, nhưng trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút gần 20 tỷ USD. Trong đó, vốn đăng ký mới tăng 6,6%, vốn mở rộng và tăng thêm tăng 22,2%.

“Những con số này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của thị trường thế giới tới Việt Nam”, ông nhận định.

Để đón dòng vốn, Việt Nam đã và đang chuẩn bị nhiều điều kiện cần thiết như chuẩn bị hạ tầng đất đai, mặt bằng sạch, hạ tầng năng lượng, viễn thông, đẩy nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực… Mục tiêu là tạo thuận lợi và hấp dẫn hơn nữa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong việc thu hút FDI.

Thu hút FDI vào Việt Nam vẫn khả quan trong những tháng đầu năm. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh Việt Nam sẽ ưu tiên dự án công nghệ cao, công nghệ mới, giá trị gia tăng cao, có khả năng kết nối giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước Đông Nam Á & Nam Á, ông Nirukt Sapru nhấn mạnh Việt Nam như một cửa ngõ để phát triển kinh doanh vào ASEAN. Ngân hàng này đã mở một cuộc khảo sát và 38% số doanh nghiệp được hỏi cho biết sẽ xem xét mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Đây là tỷ lệ cao nhất trong các nước ASEAN.

Ông C.K. Tong, Tổng giám đốc BW Industrial Development JSC, cho biết Việt Nam đã được nhiều nhà đầu tư để ý đến, bất chấp có dịch Covid-19 hay không. Từ trước dịch, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược Trung Quốc + 1, nghĩa là dịch chuyển chuỗi cung ứng, đa dạng hóa địa điểm tới một quốc gia khác ngoài Trung Quốc.

Chi phí sản xuất đang tăng ở Trung Quốc, trong khi đó nhiều doanh nghiệp muốn có thêm thị trường mới, địa điểm sản xuất, tránh những rủi ro về xung đột thương mại, xung đột lợi ích giữa các nước lớn với nhau.

“Việt Nam dù có Covid-19 hay không vẫn giữ vị trí thuận lợi để đón làn sóng Trung Quốc + 1”, ông nhận định.

Phân tích sâu hơn, ông Tong cho rằng Việt Nam có 2 lợi thế rất lớn để đón làn sóng Trung Quốc + 1. Thứ nhất, Việt Nam rất gần Trung Quốc, có thể tận dụng nguồn sản phẩm, nguyên liệu từ quốc gia tỷ dân. Hiện tại, nhờ đạt được tính kinh tế nhờ quy mô, nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc rất rẻ và Việt Nam có thể tận dụng.

Thứ hai là sự tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc về văn hóa và lao động, tính cần cù và tinh thần kinh doanh. Các nhà đầu tư sẽ không cần nhiều thời gian để thích nghi nếu dịch chuyển dây chuyền sản xuất.

Ông Tong cũng nhấn mạnh Việt Nam có năng lực để sản xuất nhiều sản phẩm phức tạp, hàm lượng công nghệ cao. Bằng chứng là Samsung đang sản xuất phần lớn điện thoại ở Việt Nam, thậm chí là những mẫu điện thoại mới nhất. Lực lượng lao động Việt Nam có thể sản xuất những thiết bị cao cấp nhất là điều không băn khoăn, nghi ngờ.

“Kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan, Indonesia, Philippines trong những năm tới”, ông Tong nhận định.

Chú trọng hạ tầng và giáo dục

Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách tiền tệ nhanh chóng để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ông cũng cho hay, sắp tới, NHNN sẽ trình Chính phủ sửa đổi nhiều quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên phát triển thanh toán điện tử, ngân hàng số… tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ông Soren Bech, Tổng giám đốc RB Health Vietnam, cho rằng để thu hút dòng vốn đầu tư, Việt Nam vẫn cần phải đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Ông nhấn mạnh muốn phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo thì phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, kỹ năng tốt, coi đây là chìa khóa phát triển.

Chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên tiếp tục đầu tư cho giáo dục trong những năm tới. Ảnh: Hoàng Hà.

Đặc biệt, phải trao cơ hội cho người lao động được học tập, tiếp thu kỹ năng, sẵn sàng đón nhận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển.

“Giáo dục phải đóng vai trò quan trọng nhất, cần đầu tư nhiều hơn nữa vào giáo dục”, ông nói.

Ông C.K. Tong cho rằng thời gian tới Việt Nam cũng nên chú trọng hạ tầng phát triển. Ông đánh giá Chính phủ Việt Nam đã làm hết sức mình trong việc phát triển hạ tầng những năm qua. Hệ thống đường cao tốc, đường bộ được phát triển mạnh mẽ, kết nối với các sân bay, bến cảng lớn. Các địa phương có nguồn tài nguyên lớn đã được kết nối tốt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, hạ tầng cũng cần được cải thiện nhiều hơn nữa ở miền Nam, kết nối các địa phương, các cụm công nghiệp lại với nhau. Hạ tầng sẽ giúp tận dụng cơ hội phát triển nhanh hơn nữa cho các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An,…

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam đang xây dựng chiến lược phát triển 10 năm tới, trong đó đột phá về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực tiếp tục được nhấn mạnh.

Với nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ chú trọng đào tạo và phát triển trước năm 2030, khi đó thời kỳ dân số vàng cũng đã qua, bước vào giai đoạn già hóa dân số.

"Chúng tôi sẽ phấn đấu tốc độ tăng trưởng dự kiến 7%/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo khoảng 30% GDP, kinh tế số chiếm 30% GDP trong những năm tới", ông chia sẻ.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dâp đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dâp đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.