Kinh tế Nhật Bản rơi vào đợt suy thoái mới

Mai Hồ - 16/11/2015 14:51 (GMT+7)

(VNF) - Số liệu kinh tế quý III/2015 của nước này cho thấy kinh tế Nhật chính thức rơi vào cuộc suy thoái thứ hai kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức vào tháng 12/2012.

Báo cáo kinh tế Nhật Bản quý III cho thấy tổng sản phẩm quốc nội của nước này đã giảm 0,8% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 0,7% trong quý 2, mức giảm cao hơn nhiều với mức dự đoán 0,2% của các chuyên gia kinh tế.

Với số liệu kinh tế trong hai quý sụt giảm liên tiếp, kinh tế Nhật rơi vào một cuộc suy thoái đúng nghĩa (Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm ; nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). 

Môi trường đầu tư ngày càng trì trệ và hoạt động giảm hàng tồn kho của các công ty được xem là nguyên nhân trực tiếp khiến kinh tế Nhật rơi vào suy thoái. 

Nhật Bản, nền kinh tế thứ ba thế giới đang phải chịu ảnh hưởng lớn từ sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là những doanh nghiệp đang làm ăn với thị trường Trung Quốc.

Hàng loạt lĩnh vực thế mạnh của nền kinh tế Nhật trong thời gian gần đây liên tục giảm tốc. Triển vọng tăng trường kinh tế Trung Quốc yếu khiến các doanh nghiệp Nhật hạn chế chi tiêu và thu hẹp quy mô sản xuất.

Đầu tư kinh doanh tại Nhật Bản ngày càng suy yếu. Ảnh: Bloomberg

Việc giảm hàng tồn kho khiến GDP quý này của Nhật giảm 0,5%, trong khi đó tiêu dùng cá nhân tăng góp phần vào sự tăng trưởng GDP thêm 0,3%, số liệu do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố sáng 16/11 cho thấy.

Suy giảm đầu tư được xem là một sự thất bại đối với Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe, người đã kêu gọi các công ty Nhật Bản sử dụng dự trữ tiền mặt ở mức lớn kỷ lục để đầu tư cơ bản nhiều hơn. So với quý trước, đầu tư kinh doanh giảm 1,3 phần trăm trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9.

Nhiều chuyên gia cũng đang nghi ngờ về tính hiệu quả của chính sách Abenomics của ông Abe với chiến lược "3 mũi tên" gồm: thúc đẩy chi tiêu công, nới lỏng tiền tệ và tăng trưởng kinh tế sâu rộng. Tuy nhiên, với một nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, mọi chỉ số đều không đạt như dự báo. 

Kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố rằng ông đang tái tập trung vào khôi phục kinh tế. Nhà lãnh đạo này cũng áp dụng các chính sách kích thích lạm phát khiến đồng yên giảm giá, từ đó hỗ trợ cho xuất khẩu và thúc đẩy lợi nhuận mà các công ty Nhật chuyển từ nước ngoài về nước.

Đồng yên mạnh lên sau khi dữ liệu kinh tế quý III được công bố và đã tăng 0,1% tại mức 122,52 Yen/USD. Các nhà đầu tư đang chọn đồng yên như một nơi trú ẩn an toàn sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris vào hôm thứ 6 ngày 13/11.

Báo cáo cho thấy các dữ liệu kinh tế ảm đạm trong vài tháng qua: chi tiêu các hộ gia đình bất ngờ sụt giảm, sản lượng sản xuất xe giảm, doanh số bán lẻ giảm và nhập khẩu giảm trong khi xuất khẩu đình trệ. Một điểm sáng hiếm hoi là sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng 1.1% trong tháng 9 so với tháng trước, nhưng vẫn không đủ để bù đắp sự sụt giảm trong tháng 7 và tháng 8.

"BOJ nên hành động ngay bây giờ trước thực trạng các chỉ số cơ bản của nền kinh tế đang báo động: giá cả đang giảm và nền kinh tế không tăng trưởng, kỳ vọng lạm phát tăng vô cùng mờ nhạt", chuyên gia Takeda Itochu nhận định.

Trong bối cảnh đó, các nhà kinh tế đang trông chờ vào những gói kích thích kinh tế mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể sẽ được đưa ra tại cuộc họp của cơ quan này trong tháng 11 khi các số liệu kinh tế trong quý III được công bố.

Thủ tướng Abe mới đây đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Akira Amari soạn thảo các biện pháp nhằm đạt mục tiêu tăng GDP danh nghĩa của Nhật thêm 20%, đạt 600 nghìn tỷ yên trong 5 năm.

Ngày 16/11, sau khi số liệu GDP quý III được công bố, ông Amari nói khi ngân sách được bổ sung, nếu có, sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề dân số của Nhật và giảm nhẹ tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với kinh tế nước này.

Rõ ràng, bức tranh kinh tế Nhật Bản trong quý III/2015 không mấy sáng sủa. Giới phân tích lo ngại về khả năng kinh tế nước này tiếp tục suy giảm trong 2 tháng còn lại của năm 2015. Nếu không có giải pháp mạnh thì kinh tế Nhật Bản sẽ chìm trong cơn suy thoái.

Theo Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đã có thêm 1 quý kinh doanh bết bát, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang trong trạng thái lao dốc không phanh.

Đại hội cổ đông Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa

Đại hội cổ đông Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa

(VNF) - Ngày 5/4 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway sẽ công bố báo cáo hoạt động quý I/2024 và tổ chức đại hội cổ đông. Đây là cơ hội duy nhất mỗi năm để các cổ đông đặt câu hỏi cho "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffett và các cấp phó của ông về hoạt động kinh doanh của công ty.

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

(VNF) - Đây là mức lãi suất người tham gia bảo hiểm được nhận tuỳ thuộc vào kết qủa kinh doanh của các quỹ liên kết chung của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Mức ghi nhận chi trả trong những năm gần đây thường từ 5 - 6%, nhiều thời điểm “cao hơn” mức lãi suất ngân hàng hiện hành.

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

(VNF) - Cuối quý I/2024, Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) đã hợp nhất thành công Công ty Cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng. Sự kiện này đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc tài sản của HQC.

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

(VNF) - Trong Quý I/2024, đã có 14 dự án với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 4 dự án lớn trên 1.000 tỷ đồng. Phần lớn tập trun vào bất động sản đô thị.

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

(VNF) - Bất chấp những rủi ro với an ninh năng lượng, Liên minh châu Âu (EU) dự định cấm nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga như biện pháp trừng phạt vì xung đột Ukraine. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng lệnh cấm này sẽ chỉ ảnh hưởng tới ¼ lợi nhuận mà Moscow thu được.

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

(VNF) - Nợ quá hạn gần 30 tỷ đồng tiền thuế, chủ đầu tư ban đầu của tòa nhà Saigon One Tower bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu đạt 500 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

(VNF) - Mẫu sedan hạng B Hyundai Accent và MPV đa dụng Custin đang được các đại lý giảm giá bán hàng chục triệu đồng để xả hàng tồn kho.

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

(VNF) - Có tới 91,6% tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) nằm ở các khoản phải thu; 7% khác nằm ở hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.