Kiến nghị cho TP. HCM tiếp tục thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù

Anh Phan - 21/10/2022 23:35 (GMT+7)

(VNF) - Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép TP. HCM tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đến hết ngày 31/12/2023.

VNF
Kiến nghị cho TP. HCM tiếp tục thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù.

Trình bày báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14, TP. HCM đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Theo đó, ngoại trừ các năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, kinh tế TP. HCM liên tục tăng trưởng cao, bình quân hằng năm trong giai đoạn 2016-2019 đạt 7,72%, cao hơn so với mức 7,22% của giai đoạn 2011-2015.

Theo đánh giá của TP. HCM, với việc thực hiện các quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14, tiến độ triển khai các dự án nhóm A được đẩy nhanh hơn so với việc phải trình các cơ quan trung ương thẩm định.

Việc nâng hạn mức huy động vốn cũng đã cho phép thành phố chủ động phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài để bổ sung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.

Bên cạnh đó, việc được chủ động, xem xét chuyển mục đích của các dự án sử dụng trên 10ha đất trồng lúa giúp rút ngắn thời gian thực hiện và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, bảo đảm việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt có hiệu quả, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của thành phố.

Việc điều chỉnh tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đã có tác động đáng kể đến nhận thức, hành vi bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra một số cơ chế tuy đã được thực hiện, nhưng hiệu quả còn thấp, như chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt chưa áp dụng được nhiều.

Thực tế, cơ chế tài chính đặc thù trong giai đoạn 2018-2022 mới chỉ có nguồn từ thưởng và đầu tư trở lại từ ngân sách trung ương (1.654 tỷ đồng), thu từ cổ phần hóa và thoái vốn (1.786,6 tỷ đồng), phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (2.800 tỷ đồng) và từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước cho thành phố vay lại (11.387,3 tỷ đồng), thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (132,6 tỷ đồng); còn các nguồn có tiềm năng, có số thu lớn chưa được triển khai thực hiện, như cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thu khai thác tài sản và từ đất đai...

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo.

Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách chưa được quy định cụ thể hoặc đang phải chờ văn bản hướng dẫn nên triển khai chậm; công tác hướng dẫn thực hiện quy định đánh giá, phân loại để chi trả thu nhập tăng thêm chưa theo kịp với tình hình thay đổi của thực tiễn.

Qua đó, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép TP. HCM tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 đến hết ngày 31/12/2023, đồng thời, đưa nội dung này vào Nghị quyết của kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.

Về phía cơ quan thẩm tra, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng việc tổng kết Nghị quyết số 54/2017/QH14 có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với TP. HCM mà còn tạo cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý để xây dựng, hoàn thiện chính sách đối với nhiều địa phương trên cả nước.

Ông Nguyễn Phú Cường nhận định, phương án tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 là cần thiết và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc cho phép tiếp tục thực hiện Nghị quyết đến hết 31/12/2023.

Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng đề nghị lưu ý một số điểm. Cụ thể, báo cáo của Chính phủ cần làm rõ lý do, tính thuyết phục, căn cứ phù hợp để áp dụng việc kéo dài thời gian thực hiện; cần dự báo được hiệu quả sẽ mang lại nếu tiếp tục thực hiện thêm 1 năm.

“Theo đề nghị của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết đến hết năm 2023, như vậy chỉ có thêm 1 năm để thực hiện. Đây là khoảng thời gian không dài, khó có thể mang lại những thay đổi căn bản trong kết quả thực hiện”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

(VNF) - Bất động sản Trung Quốc "đóng băng" đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc; Số phận tài sản của Nga đã được EU định đoạt;... là những tin tức đáng chú ý của thế giới tuần qua.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư xây 2.256 tỷ đồng Bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư xây 2.256 tỷ đồng Bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân

Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân do Công ty TNHH Long Sơn đề xuất, dự kiến triển khai tại khu bến cảng Thị Vải, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phòng chống rửa tiền, yêu cầu DN vàng thực hiện nghiêm chứng từ, hóa đơn điện tử

Phòng chống rửa tiền, yêu cầu DN vàng thực hiện nghiêm chứng từ, hóa đơn điện tử

(VNF) - NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử, báo cáo phòng chống rửa tiền, thống kê các giao dịch mua, bán vàng.

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

(VNF) - Tổng cộng có 1.776 xe Mercedes-Benz phải triệu hồi gấp để khắc phục lỗi cầu chì tiềm ẩn gây nguy cơ cháy nổ trên xe. Trong đó có dòng xe ăn khách GLC và C-Class.

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

(VNF) - Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành địa ốc trong năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam vẫn có lãi 45 tỷ đồng, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ.

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

(VNF) - Theo tờ The Guardian, "đế chế" nhà hàng của Gordon Ramsay lỗ 3,4 triệu bảng Anh (4,2 triệu USD) vào năm 2023, tăng gấp 3 lần so với năm trước đó. Đầu bếp nổi tiếng cho biết các doanh nghiệp đang "đấu tranh để tồn tại" do giá thuê nhà và chi phí thực phẩm tăng cao.

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

(VNF) - Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá vàng. Còn NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua, bán vàng miếng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

(VNF) - Nhà toán học lừng lẫy kiêm người sáng lập quỹ đầu cơ định lượng Renaissance Technologies, tỷ phú Jim Simons vừa được xác nhận đã qua đời ở tuổi 86.