Kiểm toán Nhà nước ‘điểm danh’ hàng loạt Bộ, ngành vi phạm trong quản lý nhà, đất

Lệ Chi - 25/07/2021 12:58 (GMT+7)

(VNF) - Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản nhà, đất tại các Bộ như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Tổng cục Hải Quan...

VNF
Văn phòng Bộ Xây dựng chưa làm các thủ tục di dời nơi làm việc của 2 doanh nghiệp đang sử dụng nhà 5 tầng nguồn gốc góp vốn đầu tư xây dựng từ năm 1995

Chưa xử lý dứt điểm tình trạng bị lấn chiếm nhà, đất

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước nêu rõ một số bộ, cơ quan trung ương chưa xử lý dứt điểm tình trạng bị lấn chiếm về nhà, đất kéo dài qua các năm.

Cụ thể, tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Bộ Giáo dục và Đào tạo có ô số 4 diện tích 124,25m2 do 6 hộ gia đình lấn chiếm, ô số 13 với diện tích 4.843,6m 2 do Công ty ICD sử dụng cho thuê ở mặt tiền sát cổng parabol (2.188,3m2), ngoài ra còn có các hộ dân và ông Trịnh Văn Tiến lấn chiếm trái phép một phần diện tích sau nhà D9.

Ngày 1/7/2015, UBND TP. Hà Nội đã có Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thu hồi đối với diện tích trên, tuy nhiên đến thời điểm kiểm toán vẫn chưa thu hồi được.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có Viện Nghiên cứu thiết kế trường học cho Công ty xây dựng trường học (nay là Công ty xây dựng Đông Dương) sử dụng trụ sở từ năm 2010 đến nay chưa thu hồi được.

Tại Bộ Giao thông vận tải có cơ sở đào tạo Lái xe phường Phú Thịnh, Sơn Tây thuộc trường Cao đẳng GTVT Trung ương I do gia đình người dân chiếm dụng 140,5m2 từ năm 1996.

Còn Bộ Nội vụ có 2 đơn vị thuộc Cục Văn thư LTNN (Trung tâm LTQG II - 113 Đông Hưng Thuận, quận 12, TP. HCM, Trung tâm LTQG IV - K2 Đà Lạt) giao cho cán bộ, viên chức sử dụng đến nay chưa thu hồi được.

Hay như tại Văn phòng Bộ Xây dựng chưa làm các thủ tục di dời nơi làm việc của 2 doanh nghiệp đang sử dụng nhà 5 tầng nguồn gốc góp vốn đầu tư xây dựng từ năm 1995.

Ngoài ra, trường Cao đẳng Xây dựng TP. HCM, trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị, Viện Kiến trúc Quốc gia chưa xử lý di dời các hộ dân đã ở từ nhiều năm trước để thu hồi đất tại các trụ sở.

Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam có 407,2ha đất lấn chiếm. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam có 241,6ha đất đang tranh chấp...

Bộ Y tế còn tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất làm nhà ở trong suốt thời gian dài nhưng không được xử lý dứt điểm theo quy định tại Điều 13, 15 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, tổng diện tích 7.820,2m2…

Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, một số bộ chưa hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước chẳng hạn như Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đến thời điểm 31/12/2019, mới có 114/505 cơ sở nhà đất đã thực hiện rà soát, kê khai, sắp xếp lại nhà đất (tương đương 22,5%). Trong đó mới có 99 cơ sở nhà đất đã được Bộ Tài chính phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà đất.

Ủy ban Dân tộc có 4 cơ sở nhà đất đang quản lý sử dụng nhưng trong đó 1 cơ sở (80-82 Phan Đình Phùng) chưa được cấp có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất, 2 cơ sở chưa được phê duyệt phương án sắp xếp lại.

Tổng cục Hải Quan còn 49 cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt trong phương án sắp xếp theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, trong đó 28 cơ sở đã báo cáo Bộ Tài chính và 21 cơ sở chưa báo cáo Bộ Tài chính.

Đáng chú ý, ngay cả Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ về lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 87/680 cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng, gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.

Trong khi đó, Bộ Nội vụ có 11 cơ sở nhà, đất của 10 đơn vị (Trung tâm tu bổ phục chế tài liệu; Học viện HCQG; Tạp chí thi đua khen thưởng (TP. HCM); Cơ quan đại diện phía Nam của Ban thi đua - khen thưởng (TP. HCM); Phân hiệu Học viện HCQG tại Huế; Số 4 Nguyễn Lộ Trạch, TP. Đà Nẵng; Phân hiệu trường Đại học Nội vụ tại tỉnh Quảng Nam; Trung tâm lưu trữ quốc gia IV; Trung tâm đào tạo tại Đà Lạt (thuộc trường Đại học Nội vụ);

Cùng với đó là Phân hiệu Học viện HCQG tại Tây Nguyên; Phân hiệu Học viện HCQG tại TP. HCM tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tại 8 tỉnh thành chưa xây dựng phương án sắp xếp, xử lý các loại tài sản công…

Nhiều Bộ chưa hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra nhiều bộ chưa hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có thể kể đến như Bộ GTVT có 4/7 cơ sở đất thuộc Cảng vụ Hàng không Miền Bắc; Viện Chiến lược và Phát triển GTVT; một số vị trí nhà, đất thuộc Cục Hàng hải Việt Nam.

Bộ Nội vụ có 2 khu đất diện tích 39.797m2 (số 10 đường 3/2, phường 2, quận 10, TP. HCM diện tích 39.607m2 và số 60/1 Lê Thị Riêng, quận 1 diện tích 190m2) của Học viện HCQG đã được Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính thẩm định phương án, đang chờ ý kiến của UBND TP. HCM về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Hay 4 cơ sở nhà đất của Cục Hải quan TP. HCM chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng cục Thuế có 36 cơ sở nhà đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn, TP Hà Nội, TP. Hải Phòng);

Về việc thực hiện liên doanh, liên kết, cho thuê, mượn đất không đúng quy định, Kiểm toán Nhà nước đề cập một số đơn vị thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sử dụng tài sản đất còn chưa đúng quy định, liên kết, hợp tác góp vốn kinh doanh có nguy cơ mất kiểm soát về quản lý diện tích đất được giao.

Tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tính đến thời điểm 31/12/2019 có 33 đơn vị sử dụng tài sản thực hiện liên kết kinh doanh cơ sở vật chất thời gian từ 1 đến 10 năm, mục đích liên kết hoạt động dịch vụ (café và dịch vụ phụ trợ…), tổng số tiền thu được từ hoạt động này trong năm 2019 là 117,383 tỷ đồng.

Trong đó, số thu tại các đơn vị được Bộ này chấp thuận là 68,272 tỷ đồng, số thu của các đơn vị chưa có đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê là 49,111 tỷ đồng, một số nội dung chưa đúng theo quy định như: ký hợp đồng cho thuê đất, tài sản trên đất nhưng giá cho thuê chưa thực hiện đấu giá theo Điều 46 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP (Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội...)

Cũng theo cơ quan kiểm toán, việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa dứt điểm, nhất là Tòa án nhân dân tối cao với 9 cơ sở nhà, đất dôi dư đang làm thủ tục bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có văn bản cho phép bán của Bộ Tài chính, đến nay chưa thực hiện xong.

Trong đó có cơ sở nhà đất tại phường Cao Xanh, TP. Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đang cho Công an tỉnh Quảng Ninh mượn từ ngày 11/6/2018, tại thời điểm kiểm toán đơn vị chưa cung cấp được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng của cấp có thẩm quyền đối với các cơ sở nhà đất chuyển quyền sử dụng đất gắn với chuyển mục đích sử dụng đất.

Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng tài sản là nhà, đất chưa cao như Bộ GTVT có Cục Hàng không Việt Nam đang quản lý cơ sở đất số 200/10/2 phố Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội diện tích 9.075,8m 2, với mục đích làm khu thể dục thể thao của ngành, song việc giao quản lý và sử dụng cơ sở đất chưa phát huy hiệu quả, Cục đã có Văn bản gửi Bộ GTVT về phương án hoàn trả lại cho địa phương nhưng đến nay chưa nhận được văn bản trả lời.

Kết quả kiểm toán còn cho thấy tại một số địa phương còn tình trạng để đất công bị lấn chiếm hoặc cho thuê kinh doanh sai quy định một số đơn vị sự nghiệp cho thuê tài sản nhưng chưa xây dựng đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định; chưa lập phương án, kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt đối với diện tích đất quy hoạch đưa ra ngoài diện tích đất rừng giao cho địa phương quản lý.

>>> Xem thêm: Sai phạm trong quản lý tiền đất, Kiểm toán Nhà nước chỉ tên hàng loạt địa phương

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

(VNF) - Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc (CEO) từ ngày 6/5/2024.

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.