Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: Thêm một ‘ông lớn’ nguy cơ thanh lý tài sản

Mộc An - 08/04/2024 17:22 (GMT+7)

(VNF) - Tập đoàn bất động sản Shimao có trụ sở tại Thượng Hải ngày 8/4 cho biết họ đã nhận được đơn yêu cầu thanh lý từ Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), ghi nhận trường hợp hiếm hoi khi một ngân hàng quốc doanh thực hiện hành động pháp lý như vậy trong thời kỳ suy thoái bất động sản của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Theo hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán của Shimao, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) đã đệ đơn kiện công ty này vào ngày 5/4 tại Hồng Kông. Đơn kiện “liên quan đến nghĩa vụ tài chính của công ty với số tiền khoảng 1.579,5 triệu đô la Hồng Kông (204 triệu USD)”, hồ sơ nêu rõ.

Shimao là tập đoàn bất động sản tiếp theo của Trung Quốc bị kiện vì không trả nợ đúng hạn.

Shimao cho biết họ sẽ "mạnh mẽ" phản đối vụ kiện và tiếp tục kế hoạch cơ cấu lại khoảng 11,7 tỷ USD khoản nợ nước ngoài, với mục tiêu cắt giảm 60%.

“Công ty cho rằng đơn khởi kiện không đại diện cho lợi ích tập thể của các chủ nợ ở nước ngoài và các bên liên quan khác của công ty”, văn bản của Shimao nêu rõ.

Các khoản vay bao gồm khoản vay trực tiếp từ Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và sự tham gia của ngân hàng vào các khoản vay hợp vốn.

Rắc rối nợ nần của Shimao bắt đầu từ tháng 7/2022, khi công ty này không trả được lãi và gốc của khoản trái phiếu trị giá 1 tỷ USD. Cổ phiếu của công ty đã giảm hơn 14% tại Hồng Kông vào phiên đầu tuần, sau khi giảm gần 40% trong năm nay.

Nhà nghiên cứu Fern Wang của KT Capital, cho biết: “Thông thường các ngân hàng sẽ thích làm việc với các chủ nợ gặp khó khăn nếu họ sẵn sàng khả năng làm việc với các ngân hàng để đưa ra kế hoạch trả nợ. Trong tình hình này, rất có thể Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đang cạn kiệt lựa chọn và do đó đang tìm cách thanh lý Shimao”.

Cũng theo ông Wang, Shimao đã gặp phải sự phản đối của một số chủ nợ đối với đề xuất tái cơ cấu nợ ở nước ngoài, vì vậy Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc có thể muốn gây áp lực lên công ty và cổ đông kiểm soát để đưa ra các điều khoản tốt hơn.

Theo Reuters, Ngân hàng Deutsche cũng đang xem xét thực hiện các bước tương tự chống lại Shimao như CCB đã làm sau khi nhận thấy các điều khoản tái cơ cấu nợ trước đó của nhà phát triển bất động sản này là không thể chấp nhận được.

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc

Lĩnh vực bất động sản khổng lồ của Trung Quốc rơi vào tình trạng khó khăn sau khi chính phủ hạn chế việc các chủ đầu tư vay quá mức vào năm 2020 trong nỗ lực hạ nhiệt bong bóng bất động sản. Kể từ đó, hàng chục nhà phát triển Trung Quốc đã vỡ nợ.

Kể từ đó, ngành này đã trở thành lực cản đối với nền kinh tế vốn đang phải vật lộn với sự phục hồi chậm chạp sau 3 năm phong tỏa vì đại dịch và một loạt trở ngại, từ tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao kỷ lục đến căng thẳng tài chính gia tăng tại chính quyền địa phương.

Vào tháng 1, Evergrande, nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới và là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài sản ở Trung Quốc, đã bị tòa án Hồng Kông ra lệnh thanh lý.

Động thái được đưa ra sau khi Evergrande và các chủ nợ nước ngoài không thống nhất được cách cơ cấu lại khoản nợ khổng lồ của công ty trong các cuộc đàm phán kéo dài 19 tháng.

Vẫn còn đó những câu hỏi về việc Evergrande sụp đổ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhà đầu tư, hàng nghìn công nhân và người mua nhà đang chờ nhận căn hộ của mình.

Country Garden, một nhà phát triển lớn khác đã vỡ nợ vào năm ngoái, đã nhận được đơn yêu cầu thanh lý vào tháng 2 từ một chủ nợ sau khi không trả được khoản vay.

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn còn yếu nhưng mức giảm tính đến năm 2024 không còn mạnh như một năm trước đó.

Xem thêm >> Mỹ vượt xa Trung Quốc thành điểm đến đầu tư trọng tâm của Nhật Bản

Theo CNN, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

(VNF) - Cụm công nghiệp phía Tây Việt Hoà có diện tích 59,9ha, nằm tại phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

(VNF) - Nằm ở vị trí đắc địa hay vùng ven TP. Đà Nẵng, các khu shophouse ở đây đều đang bị bỏ hoang và ngày càng xuống cấp.

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

(VNF) - New Energy Holdings, đơn vị thuộc sở hữu của Tasco Auto vừa có văn bản thông báo về việc dừng toàn bộ các dự án phân phối ô tô Trung Quốc BYD.

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

(VNF) - Được phê duyệt đúng “mùa” ĐHĐCĐ thường niên, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã “hâm nóng” những cuộc thảo luận xung quanh chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Vào thời điểm mang tính “bước ngoặt” này, mỗi doanh nghiệp đã có cho mình một hướng đi riêng để giành lợi thế trong cuộc đua chuyển dịch năng lượng.

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.