Khối ngoại kích tài chính tiêu dùng

Thạch Bình - 16/10/2017 17:38 (GMT+7)

Việc các tập đoàn nước ngoài gia tăng đầu tư vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng trong thời điểm hiện nay là khá dễ hiểu. Hiện nay tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của ngành Ngân hàng trung bình chỉ ở mức 2,9% nhưng của lĩnh vực cho vay tiêu dùng lên tới 20%.

VNF
Thị phần cho vay tiêu dùng sẽ có sự cạnh tranh của khối ngoại.

Trong quý III/2017 vừa qua, hàng loạt các nhà đầu tư lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, khiến cho thị trường này có những chuyển động đáng kể.

Động thái gần đây nhất là việc Techcombank chính thức thông báo phê duyệt phương án chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty tài chính Techcom Finance. 

Theo đó, công ty này sẽ được chuyển nhượng toàn bộ cho Lotte Card (một thành viên của Tập đoàn Lotte - Hàn Quốc). Giá chuyển nhượng dù không được Techcombank tiết lộ nhưng các thông tin từ phía Hàn Quốc cho rằng, để mua Techcom Finance, Lotte sẽ phải chi ra khoảng 87,5 tỷ won (tương đương 1.734 tỷ đồng).

Các phân tích nhận định, việc Lotte mua lại Techcom Finance trong bối cảnh nhiều siêu thị của họ tại thị trường Trung Quốc phải đóng cửa, có thể họ đã lựa chọn thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam để bù đắp những thiếu hụt doanh thu. 

Và vì phải bỏ ra một mức giá quá cao (gấp 2,89 lần mệnh giá cổ phiếu), nên chắc chắn trong các năm tới Lotte Card sẽ không ngừng "nuôi lớn" thị phần của mình tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển các dịch vụ cho vay qua phát hành thẻ, cho vay trả góp...

Đứng trước sự cạnh tranh của Lotte, ngay lập tức các công ty tài chính của các NHTM trong nước cũng đã có nhiều động thái chuyển động. FE Credit - Công ty tài chính thuộc VPBank hiện đang nắm giữ khoảng 48% thị phần tài chính tiêu dùng tại Việt Nam lập tức chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ từ 2.790 tỷ đồng lên 4.494 tỷ đồng.

Trong khi đó, các công ty có quy mô thị phần nhỏ hơn như Công ty tài chính MaritimeBank, Công ty tài chính MBBank - MCredit tính toán đến phương án tái cấu trúc và chấp nhận sự tham gia sâu hơn của các đối tác ngoại. 

Cụ thể, Công ty tài chính MaritimeBank đã nhanh chóng đổi tên thành Công ty tài chính FCCOM đồng thời để ngỏ cửa chờ đối tác nước ngoài. Còn MCredit thì nhanh chân hơn tiến hành bắt tay bán 49% vốn cho Shinsei Bank là một đối tác đến từ Nhật Bản và chấp nhận để đối tác Nhật tái cấu trúc MCredit với tên gọi mới là Công ty tài chính MB - Shinsei.

Theo phân tích của công ty chứng khoán Bản Việt, việc các tập đoàn nước ngoài gia tăng đầu tư vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng trong thời điểm hiện nay là khá dễ hiểu. Hiện nay tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của ngành Ngân hàng trung bình chỉ ở mức 2,9% nhưng của lĩnh vực cho vay tiêu dùng lên tới 20%.

Chẳng hạn tại FE Credit, năm 2016 đơn vị này chỉ cho vay hơn 32.000 tỷ đồng, chiếm hơn 20% dư nợ của ngân hàng nhưng lợi nhuận đem về lại chiếm gần 50% lợi nhuận hợp nhất (gần 4.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế). Điều này cho thấy tiềm năng hấp dẫn của miếng bánh tín dụng tiêu dùng, làn sóng thâu tóm và thành lập công ty tài chính tiêu dùng của các đối tác ngoại sẽ còn tiếp diễn mạnh.

Hiện trên thị trường có khoảng 12 công ty tài chính đang hoạt động, gần 80% thị phần tài chính tiêu dùng do 3 đơn vị là FE Credit, Home Credit và HD Saison nắm giữ. 

Tuy nhiên, các phân tích cho rằng với việc tham gia thị trường của các tên tuổi lớn như Lotte, Shinhan Bank, Shinsei Bank, trong vòng khoảng 2-3 năm tới "miếng bánh" thị phần tài chính tiêu dùng sẽ có nhiều sự chuyển dịch.

Bởi các đối tác lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản hiện không chỉ thâm nhập riêng rẽ vào việc sáp nhập các công ty tài chính có sẵn mà họ đã có chiến lược tạo nguồn khách hàng khá bài bản bằng việc cùng một lúc "đổ bộ" vào các lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử, công nghiệp hỗ trợ… 

Đây là những lĩnh vực dễ dàng để các công ty cùng tập đoàn có thể chia sẻ, bán chéo các sản phẩm dịch vụ, bao gồm dịch vụ thanh toán thẻ, vay tiêu dùng, vay trả góp và các dịch vụ liên kết khác.

Theo Thời báo Ngân hàng
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thái Bình: Quý II/2025 phải triển khai Nhà máy nhiệt điện LNG 2 tỷ USD

Thái Bình: Quý II/2025 phải triển khai Nhà máy nhiệt điện LNG 2 tỷ USD

(VNF) - Lãnh đạo tỉnh Thái Bình yêu cầu liên danh nhà đầu tư hoàn thành thủ tục vào quý II/2025 để đủ điều kiện triển khai dự án. Đồng thời, bảo đảm nguồn lực tài chính đầu tư dự án, thực hiện đúng quy hoạch và cam kết về tiến độ dự án.

Trở ngại và cơ hội song hành trong nền kinh tế

Trở ngại và cơ hội song hành trong nền kinh tế

(VNF) - Bình luận về tình hình kinh tế ở thời điểm hiện tại, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đánh giá kinh tế Việt Nam bước qua quý I với nhiều điểm sáng tích cực. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn còn những trở ngại cần phải được giải quyết như đầu tư tư nhân, thị trường bất động sản, tốc độ tăng tiêu dùng…

Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

(VNF) - Tìm phương án cân đối nguồn vốn đầu tư dự án Vành đai 4 TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh cần huy động cả vốn Trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công - tư, phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

(VNF) - Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài khoảng 60,9km. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định là 27,6km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình là 33,3km.

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

(VNF) - Trước mắt, lãnh đạo Chính phủ đồng ý giao VEC lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành.

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần tăng gấp đôi, song do không còn khoản thu từ hoạt động tài chính như cùng kỳ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) ngậm ngùi báo lỗ trong quý I/2024.

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, nhất là doanh thu bất động sản. Phải nhờ tới khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, công ty mới thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.