Khoản nợ của 'đế chế' Adani vượt quá 1% nền kinh tế Ấn Độ

Quỳnh Anh - 10/02/2023 11:40 (GMT+7)

(VNF) - Các khoản nợ của "đế chế" Adani tương đương với ít nhất 1,2% nền kinh tế Ấn Độ, cho thấy quy mô rắc rối tài chính của tập đoàn đa ngành này, trong bối cảnh bị cáo buộc gian lận kế toán làm cho lao đao, theo Nikkei Asia.

VNF
Khoản nợ của 'đế chế' Adani vượt quá 1% nền kinh tế Ấn Độ

Khoản nợ phải trả của 10 công ty niêm yết dưới trướng tập đoàn Adani cộng lại lên tới 3.390 tỷ rupee (41,1 tỷ USD), theo tính toán của Nikkei từ dữ liệu của QUICK FactSet. Trong số đó bao gồm cả các công ty mới được tập đoàn này thu mua năm ngoái như ACC, Ambuja Cements và New Delhi Televisions.

Được biết, 10 công ty niêm yết có tỷ lệ sở hữu 25% giá trị tập đoàn Adani, tương đương khối tài sản khoảng 4.800 tỷ rupee. Mặc dù số tổng tài sản này lớn hơn số nợ hiện có, nhưng với các nhà đầu tư, khoản nợ hiện tại vẫn quá lớn. Chưa kể tới việc Adani còn sở hữu nhiều công ty tư nhân khác, đồng nghĩa với việc khoản nợ của tập đoàn này có thể lớn hơn 3.390 tỷ rupee nhiều.

Trong khi đó, theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi cuối tháng 10/2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên danh nghĩa của Ấn Độ vào cuối tháng 10 là 273.000 tỷ rupee.

Điều này có nghĩa là các khoản nợ của tập đoàn Adani hiện tương đương với ít nhất 1,2% nền kinh tế Ấn Độ. 

Việc một tập đoàn đa ngành hàng đầu đất nước, sở hữu khối nợ vượt quá 1% quy mô nền kinh tế, chắc hẳn không đơn thuần là một rắc rối dễ giải quyết, dù với chính phủ Ấn Độ hay ban lãnh đạo Adani. Đặc biệt khi tập đoàn này nắm trong tay nhiều công trình cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, từ cầu cảng, điện, mỏ khoáng sản...

Trước đó, cuộc khủng hoảng của tập đoàn này chính thức bắt đầu vào ngày 24/1, khi công ty bán khống Hindenburg Research của Mỹ đưa ra một báo cáo gay gắt cáo buộc tập đoàn này gian lận kế toán và thao túng cổ phiếu trong vài năm. Hindenburg tuyên bố rằng nhiều công ty thuộc tập đoàn của Adani đang ở "tình trạng tài chính bấp bênh" với lượng tài sản lưu động không đủ.

Bất chấp việc Adani phủ nhận các cáo buộc, giá cổ phiếu của các công ty trong tập đoàn đã giảm mạnh sau báo cáo. Adani đã mất gần một nửa giá trị thị trường trong khoảng một tuần kể từ khi Hindenburg công bố các cáo buộc của mình.

Ngày 1/2, công ty hàng đầu Adani Enterprises đã thông báo về việc hủy bỏ đợt chào bán cổ phiếu mới trị giá 200 tỷ rupee. Trong một video được phát hành ngay sau đó, nhà sáng lập tỷ phú Gautam Adani cho biết động thái này nhằm "bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những tổn thất có thể xảy ra".

Mặc dù vậy, tỷ phú giàu nhất châu Á vẫn khẳng định “bảng cân đối kế toán của chúng tôi lành mạnh và tài sản dồi dào".

Tập đoàn không lâu sau đó đã công bố rằng tỷ phú Gautam Adani và gia đình của ông đang trả hết khoản vay trị giá 1,1 tỷ USD được hỗ trợ bởi cổ phiếu của tập đoàn nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư.

Trong những năm gần đây, tập đoàn Adani đã liên tục mở rộng quy mô và lĩnh vực thông qua hàng loạt giao dịch mua lại, được tài trợ bởi các khoản vay bảo đảm bằng cổ phiếu. Nhưng sau cuộc khủng hoảng mới nhất, lãnh đạo tập đoàn đang phải đánh giá lại chiến lược này, nhất là khi niềm tin nhà đầu tư đã lung lay sau khi hàng loạt cổ phiếu công ty thuộc tập đoàn sụt giá thê thảm.

Xem thêm >> Toàn cảnh cuộc khủng hoảng tại ‘đế chế’ của tỷ phú giàu nhất châu Á

Theo Nikkei Asia
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

(VNF) - Bất động sản Trung Quốc "đóng băng" đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc; Số phận tài sản của Nga đã được EU định đoạt;... là những tin tức đáng chú ý của thế giới tuần qua.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư xây 2.256 tỷ đồng Bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư xây 2.256 tỷ đồng Bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân

Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân do Công ty TNHH Long Sơn đề xuất, dự kiến triển khai tại khu bến cảng Thị Vải, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phòng chống rửa tiền, yêu cầu DN vàng thực hiện nghiêm chứng từ, hóa đơn điện tử

Phòng chống rửa tiền, yêu cầu DN vàng thực hiện nghiêm chứng từ, hóa đơn điện tử

(VNF) - NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử, báo cáo phòng chống rửa tiền, thống kê các giao dịch mua, bán vàng.

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

(VNF) - Tổng cộng có 1.776 xe Mercedes-Benz phải triệu hồi gấp để khắc phục lỗi cầu chì tiềm ẩn gây nguy cơ cháy nổ trên xe. Trong đó có dòng xe ăn khách GLC và C-Class.

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

(VNF) - Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành địa ốc trong năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam vẫn có lãi 45 tỷ đồng, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ.

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

(VNF) - Theo tờ The Guardian, "đế chế" nhà hàng của Gordon Ramsay lỗ 3,4 triệu bảng Anh (4,2 triệu USD) vào năm 2023, tăng gấp 3 lần so với năm trước đó. Đầu bếp nổi tiếng cho biết các doanh nghiệp đang "đấu tranh để tồn tại" do giá thuê nhà và chi phí thực phẩm tăng cao.

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

(VNF) - Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá vàng. Còn NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua, bán vàng miếng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

(VNF) - Nhà toán học lừng lẫy kiêm người sáng lập quỹ đầu cơ định lượng Renaissance Technologies, tỷ phú Jim Simons vừa được xác nhận đã qua đời ở tuổi 86.