Khi chính khách về hưu làm doanh nhân

Hoài Anh - 28/04/2022 17:57 (GMT+7)

(VNF) - Mới đây, nguyên Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vinamilk. Trước đó, cũng có không ít chính khách dấn thân vào thương trường sau khi đã nghỉ hưu. Cùng VietnamFinance điểm lại chân dung các chính khách về hưu làm doanh nhân.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc

Ông Nguyễn Hạnh Phúc

Ngày 26/4 vừa qua, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), ông Nguyễn Hạnh Phúc đã được vào HĐQT Vinamilk và sau đó được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vinamilk.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc sinh năm 1959 tại Thái Bình. Ông Phúc từng giữ nhiều vị trí tại tỉnh Thái Bình và Quốc hội.

Cụ thể, từ năm 1984 - 2011, ông Nguyễn Hạnh Phúc nắm giữ nhiều chức vụ tại tỉnh Thái Bình như Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Thái Bình; thường vụ Tỉnh ủy, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Thái Bình; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, trường đoàn ĐHQH khóa XII tỉnh Thái Bình…

Từ năm 2011-2021, ông Nguyễn Hạnh Phúc đảm nhiệm nhiều chức vụ trong Quốc hội như ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam – Australia…

Ông Nguyễn Hạnh Phúc nghỉ hưu theo chế độ từ năm 2021, trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT Vinamilk.

Ông Bùi Xuân Khu

Ông Bùi Xuân Khu

Tháng 2/2021, ông Bùi Xuân Khu đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) thay cho ông Dương Ngọc Hòa. Ông Khu ngồi ghế Chủ tịch Vietbank 2 tháng, trước khi vị trí này được tiếp quản bởi ông Dương Nhất Nguyên vào tháng 4/2021.

Ông Bùi Xuân Khu sinh năm 1950, là Cử nhân kinh tế trường Đại học tổng hợp TP. HCM.

Ông Khu đã gắn bó với Vietbank từ năm 2011 với vị trí Phó chủ tịch HĐQT, thành viên thường trực HĐQT, Phó chủ tịch Hội đồng tín dụng.

Trước khi tham gia Hội đồng quản trị Vietbank, ông được biết đến là Thứ trưởng thường trực Bộ Công nghiệp từ năm 2000 - 2007, sau đó là Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương từ năm 2007-2010.

Bên cạnh đó, ông Khu cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, từng làm Tổng giám đốc Tổng công ty Dệt may Việt Nam; Tổng giám đốc Công ty May Việt Tiến; Phó chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư Dầu khí Toàn cầu…

Bà Lê Thị Băng Tâm

Bà Lê Thị Băng Tâm

Bà Lê Thị Băng Tâm sinh năm 1947 tại Phú Yên. Bà là Tiến sỹ kinh tế Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad (Liên Xô trước đây) và có chứng chỉ tài chính quốc tế của Noth University (Anh).

Bà Tâm đã có gần 4 thập kỷ công tác tại các cơ quan nhà nước, từng giữ chức Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch HĐQT – Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Sau khi nghỉ hưu vào năm 2008, bà Lê Thị Băng Tâm bắt đầu bước chân vào thương trường với vị trí tư vấn tài chính cao cấp cho một số tổ chức tài chính.

Đầu năm 2010, bà được bổ nhiệm vào HĐQT của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP. HCM (HDBank) và khoảng 3 tháng sau chính thức ngồi ghế Chủ tịch HĐQT. Năm 2015, bà được bầu làm Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Tháng 4/2022, bà Lê Thị Băng Tâm đã quyết định rời ghế Chủ tịch HDBank và Vinamilk.

Ông Cao Sĩ Kiêm

Ông Cao Sỹ Kiêm

Năm 2014, Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được bầu làm Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank). Đây là lần đầu tiên nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đảm nhận vị trí quản trị cao nhất tại một ngân hàng thương mại.

Trước đó, ông Kiêm được bầu làm thành viên HĐQT độc lập của Ngân hàng Đông Á từ tháng 3/2012.

Ông Cao Sỹ Kiêm sinh năm 1941, quê Thái Bình, là tiến sĩ kinh tế.

Ông Cao Sỹ Kiêm từng làm Bí thư Huyện ủy Thái Thụy (Thái Bình), Giám đốc Ngân hàng tỉnh Thái Bình rồi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian khá dài, từ năm 1989 đến 1997. Ngoài ra, ông cũng từng là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Năm 2015, ông Kiêm bất ngờ xin từ chức Chủ tịch và rút khỏi HĐQT DongA Bank vì lý do sức khỏe. Người thay ông Kiêm là ông Võ Minh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước.

Ông Hồ Nghĩa Dũng

Ông Hỗ Nghĩa Dũng

Ông Hồ Nghĩa Dũng sinh năm 1950 tại Đà Nẵng, tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Hungary. Ông được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam vào năm 1998.

Sau 4 năm ở vị trí này, năm 2002, ông được điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi, trước khi quay lại Hà Nội làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Năm 2012, sau khi đã chính thức nghỉ hưu được 8 tháng, ông Dũng bất ngờ được bầu làm thành viên HĐQT của Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả.

Tuy nhiên trước những lùm xùm dư luận, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả đã nhìn nhận sự việc mời ông Hồ Nghĩa Dũng tham gia HĐQT là không phù hợp với quy định pháp luật, không khách quan. Sau đó, ông Hồ Nghĩa Dũng đã thôi chức thành viên HĐQT và chỉ còn tham gia với vai trò cố vấn.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

(VNF) - Sau cuộc họp chính sách mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức cao nhất trong vòng 23 năm khi "cuộc chiến" giảm lạm phát có dấu hiệu trì trệ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed bác bỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất.

Làm mới động lực cải cách thể chế

Làm mới động lực cải cách thể chế

(VNF) - Nhấn mạnh quan điểm nền kinh tế phục hồi chưa bền vững, cộng đồng doanh nghiệp chưa hết khó khăn, nhiều chuyên gia nhấn mạnh Việt Nam phải làm mới các động lực cải cách thể chế bởi đây là chìa khóa giúp tăng trưởng trở nên bền vững.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.

Loạt ô tô hybrid xả hàng tồn, giảm giá sâu đến 120 triệu đồng

Loạt ô tô hybrid xả hàng tồn, giảm giá sâu đến 120 triệu đồng

(VNF) - Trái với kỳ vọng nhu cầu cao đối với các dòng xe sử dụng động cơ hybrid (lai xăng - điện), hiện nhiều mẫu xe sử dụng loại truyền động này đang phải giảm giá bán để xả hàng tồn, kiếm doanh số.

Đà Nẵng: Khu du lịch 110 triệu USD đình trệ, loạt biệt thự biển tiền tỷ ‘đắp chiếu’

Đà Nẵng: Khu du lịch 110 triệu USD đình trệ, loạt biệt thự biển tiền tỷ ‘đắp chiếu’

Hàng loạt biệt thự tại dự án khu du lịch biển The Song Đà Nẵng xây dựng dở dang rồi bỏ hoang nhiều năm trời.

Hà Nội: Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ hoạt động vào cuối năm nay

Hà Nội: Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ hoạt động vào cuối năm nay

(VNF) - Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội được khởi công vào 2021, dự kiến sẽ được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong cuối năm 2024.

Hôm nay 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Hôm nay 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Kỳ họp sẽ diễn ra trong buổi chiều 2/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

'Đại án' ngành đăng kiểm: Truy tố 2 cựu Cục trưởng và 252 bị can

'Đại án' ngành đăng kiểm: Truy tố 2 cựu Cục trưởng và 252 bị can

(VNF) - Ngày 1/5, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.