Khẩn cấp giải cứu 6.200 xe hàng kẹt ở cửa khẩu

Chân Luận - 22/12/2021 07:26 (GMT+7)

Tình trạng hàng ngàn xe chở hàng Việt mắc kẹt tại các cửa khẩu phía Bắc gây ra nhiều hệ lụy đến an ninh xã hội, cũng như vệ sinh an toàn phòng chống dịch Covid-19.

VNF
Hàng ngàn xe đang nằm chờ trên các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn để chờ thông quan sang Trung Quốc. Ảnh: CTV

Trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng khi có hàng ngàn xe chở hàng vẫn ùn ứ ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc, chiều 21/12, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức cuộc họp báo khẩn để thông tin về việc tháo gỡ khó khăn.

Khó vì Trung Quốc chống dịch vênh với Việt Nam

Tại cuộc họp, báo chí nêu một số kiến nghị của doanh nghiệp nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu với Trung Quốc. Chẳng hạn như tách cửa khẩu vận chuyển nông sản và vận chuyển hàng công nghiệp; vận động phía Trung Quốc tăng thời gian làm việc, thông quan tại các cửa khẩu lên 24 giờ và tăng lượng tài xế trung chuyển ở vùng đệm giữa hai nước; thảo luận để giải phóng các container hàng lẫn tài xế đang kẹt ở cả Việt Nam và Trung Quốc.

Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh vì ùn ứ

Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết tính đến sáng 21/12, tổng lượng xe tồn tại ba khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma của tỉnh Lạng Sơn là 4.461 xe. Tính chung, tổng lượng hàng hóa tồn tại các cửa khẩu khoảng 6.200 xe, tương đương khoảng 12.000 người gồm tài xế chính và tài xế phụ, đang tập trung tại các khu vực cửa khẩu.

Kim ngạch chung xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ ngày 1 đến hết 15-12 chỉ đạt 121,65 triệu USD. Con số này giảm 40,5% so với cùng kỳ tháng 11 và giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2020.

An Hiền

Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát về hải quan thuộc Tổng cục Hải quan, thừa nhận: Việc tách luồng xuất nhập khẩu là rất khó cho VN. Cửa khẩu Tân Thanh đã tách luồng nhưng cửa khẩu Hữu Nghị và các cửa khẩu khác vẫn nhập chung. “Để làm cái này chắc phải đàm phán”, ông Tuấn nói.

Về việc tăng thời gian làm thủ tục thì được quy định bởi các hiệp định và thỏa thuận giữa hai phía. Còn đề xuất tăng số lượng tài xế thì hai bên đã họp tìm giải pháp. “Thực tế bên Trung Quốc cũng khó tìm và tài xế trung chuyển hiện rất hạn chế, có tăng cũng không đáng bao nhiêu” - ông Tuấn thông tin.

Thừa nhận áp lực thông quan hiện dồn lên các cửa khẩu, đặc biệt là Tân Thanh, cả ông Tuấn và đại diện hải quan hai tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn đều cho rằng cần có những giải pháp căn cơ hơn trong thời dịch bệnh.

Ông Vi Công Tường, Cục phó Cục Hải quan Lạng Sơn, cho hay: Xuất khẩu tiểu ngạch vốn là “truyền thống” và doanh nghiệp Việt Nam còn tận dụng chính sách biên mậu của Trung Quốc. Nhưng trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt các biện pháp phòng chống Covid-19 thì Lạng Sơn liên tục đàm phán với chính quyền Trung Quốc để tìm ra các giải pháp.

“Hiện có một số giải pháp đã thống nhất. Đơn cử như Trung Quốc đề nghị áp dụng xét nghiệm hằng ngày cho tài xế, nhân viên nhà nước, lao công tại các cửa khẩu, khử khuẩn các cửa khẩu” - ông Tường cho hay.

Ông Trần Quang Trung, Cục phó Cục Hải quan Quảng Ninh, nhận định: “Việc ùn tắc hàng hóa chủ yếu do chiến lược phòng chống Covid-19 của Trung Quốc vênh với Việt Nam”. Trước thực tế trên, ông Trung cho hay Hải quan Quảng Ninh đã báo cáo các cấp chỉ đạo các lực lượng giải quyết tình trạng ùn tắc.

“Thực tế trước đây có ách tắc nhưng ít hơn và chưa có việc Trung Quốc thông báo dừng thông quan. Nay thông tin tôi nắm được thì Trung Quốc có mấy ca Covid-19 nên dừng. Cục Hải quan đã chỉ đạo các chi cục ứng trực 24/24 giờ để sẵn sàng làm các thủ tục” - ông Trung nói và cho hay Quảng Ninh đã gửi công hàm sang phía Trung Quốc đề nghị tăng thời gian thông quan.

Giảm chi phí cho doanh nghiệp, tài xế nằm chờ

Ông Âu Anh Tuấn đề cập đến việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tuy vậy, trả lời phóng viên, ông Tuấn cho rằng cần có thời gian dài nữa mới có thể làm được việc này và tận dụng được các cơ hội do các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại.

“Hàng hóa Việt Nam xuất sang Trung Quốc thì thời gian nhanh. Còn xuất sang EU, Mỹ, Úc, Nhật... thì yêu cầu rất cao và thời gian dài. Vì vậy, ngoài đàm phán mở rộng thị trường thì chúng ta cần tăng cường chất lượng hàng hóa, gia tăng biện pháp bảo quản để hàng hóa đáp ứng yêu cầu của đối tác” - ông Tuấn nói. Ông cũng lưu ý rằng Trung Quốc đưa ra các tiêu chuẩn hàng hóa ngày càng chặt chẽ, khắt khe hơn.

Báo giới phản ánh ý kiến nhiều doanh nghiệp cho rằng: Hiện nay, tuy phải nằm lại ở các cửa khẩu nhưng doanh nghiệp và tài xế vẫn phải trả chi phí cao, 400.000 đồng/ngày. Vậy có cách nào giảm chi phí, chia sẻ khó khăn với tài xế lẫn doanh nghiệp không.

Ông Tuấn cho hay: Tổng cục Hải quan đã kiến nghị các địa phương phải xây dựng các khu vực trung chuyển như Trung Quốc đang làm. Các điểm này sẽ là nơi thực hiện các thủ tục, lưu trữ hàng hóa với công nghệ cao. “Nếu triển khai được thì bảo quản hàng hóa tốt, không làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và giảm được chi phí cho doanh nghiệp, tài xế” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Vi Công Tường, Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, cho hay việc thu phí bến bãi chủ yếu do các doanh nghiệp đầu tư kho bãi và chi phí được Sở Tài chính duyệt. “Không có ách tắc thì không sao nhưng hiện có nhiều tài xế nằm ở đó 20 ngày. Mức phí mà theo đó mà thu thì thiệt hại rất lớn. Cục Hải quan chúng tôi cũng nhận được báo cáo này, đang đề xuất tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính, ban quản lý cửa khẩu tham mưu giải pháp” - ông Tường cho hay.

Ngoài ra, ông Tường cho rằng từ giữa năm 2021, Quảng Ninh đã chỉ đạo phải chuẩn bị cả chỗ ăn, chỗ nghỉ ngơi cho tài xế vì nếu tài xế tỏa đi chỗ khác để ăn nghỉ thì không tốt cho chống dịch. Một số nơi đã xây dựng nhà lán, lợp tôn và có thu phí.

“Lạng Sơn cũng đầu tư khu trung chuyển 150 ha, đã giải phóng mặt bằng, hiện đã nhận xe và đợt tới có thể hoàn thành thì tiếp nhận hàng ngàn xe” - ông Tường thông tin thêm.

Về phía Quảng Ninh, ông Trung cho hay Quảng Ninh dự tính xây dựng một khu trung chuyển nông sản. Nhiều lãnh đạo bộ, ngành đã xuống tham quan, khảo sát và khu trung chuyển này sẽ sớm được triển khai.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam: Túc trực 24/24 giờ tại cửa khẩu để giải quyết

Ngay sau khi có thông tin về việc ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nhiều cán bộ ngành nông nghiệp sẵn sàng túc trực 24/24 giờ tại cửa khẩu nhằm chia sẻ thông tin, dữ liệu tới các đơn vị liên quan…; đồng thời đề nghị doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nghiêm 5K, tránh gây thiệt hại chung.

Bộ cũng đề nghị Lạng Sơn ứng dụng các công nghệ số, chuyển đổi số để kết nối thông tin hai chiều giữa tỉnh với doanh nghiệp sản xuất tại nhiều địa phương. Đồng thời Bộ đề nghị Lạng Sơn dành thêm quỹ đất, thành lập các bãi đỗ xe, giảm áp lực về lưu lượng xe lên biên giới.

Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, giảm thủ tục

Trước tình trạng ách tắc hàng hóa như hiện nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã yêu cầu các cơ quan có liên quan, các địa phương tại Trung Quốc khẩn trương tìm giải pháp tháo gỡ. Những ngày qua, bí thư tỉnh Quảng Tây, bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cũng gọi điện cho đại sứ quán, đề nghị phối hợp tìm giải pháp thông quan hàng hóa.

Trung Quốc đang thực hiện chính sách “zero Covid-19”. Mong các bạn thông cảm và ủng hộ chính sách của Trung Quốc.

Chúng tôi đề nghị Việt Nam cần tăng cường phòng chống Covid-19 ở biên giới. Thời điểm này hàng hóa có thể giữ lại kho ở các địa phương để giảm số lượng hàng hóa ùn ứ ở cửa khẩu.

Hiện có chín loại mặt hàng Việt Nam đã xuất chính ngạch sang Trung Quốc. Số lượng này lẽ ra tăng thêm nhưng vì dịch Covid-19, tiến trình đàm phán nghị định thư bị đình trệ. Do vậy, với các mặt hàng như chanh dây, ớt, khoai lang, sầu riêng…, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nghiên cứu làm việc trực tuyến với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, giảm các thủ tục kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu. Ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán thương mại Trung Quốc tại Việt Nam.

An Hiền (ghi)

 

Theo PLO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.