Khai thông dòng chảy đầu tư nước ngoài vào mô hình BOT

Anh Mai - 23/06/2018 15:35 (GMT+7)

(VNF) - Sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến dự án BOT là có thật, tuy nhiên cơ chế chưa ổn định khiến các nhà đầu tư đủ khả năng và kiên nhẫn vượt qua.

VNF
Khai thông dòng chảy đầu tư nước ngoài vào mô hình BOT.

Vốn ngoại đã rót vào BOT

Lâu nay, câu chuyện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực giao thông vận tải còn nhiều khúc mắc. Những câu hỏi vẫn được đặt ra như vì sao cho đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án PPP giao thông như BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

Chia sẻ tại Hội thảo “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020” do Tạp chí Nhà Đầu tư và Công ty kiểm toán quốc tế KPMG đồng tổ chức ngày 15/5, ông Nguyễn Công Ái – Phó tổng giám KPMG nhấn mạnh: “Trong lĩnh vực giao thông vận tải, không phải các nhà đầu tư nước ngoài không tham gia vào các dự án PPP. Các nhà đầu tư nước ngoài có tham gia nhưng thông qua việc mua lại cổ phần của một số các công ty Việt Nam đã đầu tư vào các dự án BOT”.

Thực tế, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các dự án giao thông theo hình thức BOT và đã có nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên tham gia vào dự án BOT đó là dự án BOT tuyến tránh thành phố Phủ Lý, Hà Nam của Công ty Cổ phần FECON.

Phải mất hơn 1 năm nghiên cứu, tháng 6/2017, hai công ty Nhật Bản là Công ty Cổ phần Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (NEXCO) và Công ty Cổ phần Đường cao tốc Quốc tế Nhật Bản (JEXWAY) mới hoàn thành đàm phán mua lại 20% cổ phần của FECON tại dự án này. Gần 10 năm trước, một trong 2 doanh nghiệp Nhật Bản này đã từng có ý định đầu tư mới dự án BOT tại Việt Nam nhưng rồi lại bỏ cuộc.

Phía Công ty Đường cao tốc quốc tế Nhật Bản (JEXWAY) nhận chuyển nhượng 3,92 triệu cổ phần, tương ứng 14% vốn điều lệ và Công ty Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (NEXCO) nhận chuyển nhượng 1,68 triệu cổ phần, tương ứng 6%.

Giá trị của đợt chuyển nhượng này không được công bố. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng có thể đem về cho FECON khoảng 67 tỷ đồng, đem lại khoảng 11 tỷ đồng lợi nhuận tài chính. Đây là dự án đầu tiên chính thức bán được cổ phần cho nhà đầu tư ngoại, sau nhiều cam kết của doanh nghiệp Việt với các nhà đầu tư nước ngoài khác ở nhiều dự án BOT song đến nay chưa hoàn tất.

Dự án BOT tuyến tránh thành phố Phủ Lý được khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2016, chính thức đưa vào khai thác và thu phí kể từ ngày 24/11/2016. Đây là dự án có tổng mức đầu tư 2.046 tỷ đồng do liên danh FECON, Cotteccons, Cienco 1 làm chủ đầu tư, trong đó FECON 40%, Cottecons 35%, Cienco 1 sở hữu 25% vốn.

Ngoài việc mua 20% cổ phần, NEXCO và JEXWAY còn tham gia vào việc quản lý và vận hành dự án, đồng thời áp dụng các kinh nghiệm và công nghệ quản lý của Nhật Bản vào đây. Sau đó, NEXCO và JEXWAY cùng hợp tác với FECON chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và năng lực quản lý của Nhật Bản tại các dự án hạ tầng giao thông khác.

Chờ cơ chế ổn định

Trước FECON, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) cũng từng ký hợp đồng ghi nhớ, bán 70% số cổ phần tại dự án BOT đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho nhóm đối tác đến từ Ấn Độ. Tuy nhiên, sau lễ ký từ năm 2014 đến nay các bên chưa có hợp đồng mua bán chính thức số cổ phần này.

Bộ Giao thông vận tải và Chính phủ cũng đã kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào mua bán, thực hiện các dự án BOT giao thông tại Việt Nam. Từ năm 2007, Bộ đã cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thí điểm dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới. Đến năm 2012, Thủ tướng phê duyệt cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện dự án nhưng đến nay chưa thể triển khai. Một nguyên nhân cơ bản là các bộ ngành mất rất nhiều thời gian nhưng không thống nhất được cơ chế phân bổ rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Bộ Giao thông vận tải cũng đã thông báo mời thầu sơ tuyển các nhà đầu tư quốc tế dự án xây dựng đường vành đai 3 TP. HCM, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, với cơ chế, chính sách phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, đây là dự án hấp dẫn nhưng các nhà đầu tư quốc tế sau khi nghiên cứu hồ sơ sơ tuyển đã không tham gia do cơ chế phân bổ rủi ro hiện không hợp lý (lợi nhuận thấp, nhà đầu tư phải chịu kinh phí giải phóng mặt bằng, rủi do doanh thu không được bảo lãnh…). Do vậy, họ bắt đầu hướng tới việc mua bán sáp nhập các dự án BOT mà nhà đầu tư trong nước đã vận hành, khai thác.

“Vì cơ chế của Việt Nam để tham gia vào các dự án BOT rất phức tạp nên họ không đủ khả năng và kiên nhẫn vượt qua các rào cản này. Các nhà đầu tư nước ngoài thường chờ đợi các nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào sau đó mua cổ phần của nhà đầu tư Việt Nam”, ông Nguyễn Công Ái cho biết.

Tuy nhiên về lâu dài, theo Phó tổng KPMG, nếu không được đưa vào luật thì những thay đổi về môi trường pháp lý sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư tham gia lĩnh vực này. Vì vậy, cơ chế chính sách thông suốt và ổn định trong thời gian dài sẽ thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài nước ngoài.

Chính phủ mới ban hành Nghị định 63/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2018 để thay thế Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong các dự án hợp tác công - tư (PPP). Những điểm mới tại Nghị định 63 về quy trình, thủ tục thực hiện các dự án PPP được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, qua đó tăng sức hấp dẫn, mở ra nhiều cơ hội đối với nhà đầu tư nhờ việc đơn giản hóa quy trình thủ tục và nâng cao hiệu quả dự án.

Tuy nhiên, một trong những trở ngại chính mà các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại là những rủi ro ngoài tầm kiểm soát, trong khi quy định hiện hành lại thiếu những cơ chế bảo lãnh cần thiết.
Từ thực tiễn triển khai các dự án BOT giao thông, Bộ Giao thông vận tải cho rằng, để thu hút được nhà đầu tư nước ngoài, cần thiết có cơ chế bảo lãnh đối với một số dự án PPP giao thông quan trọng. Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ chấp thuận các cam kết, bảo lãnh, gồm bảo lãnh doanh thu tối thiểu, cam kết chuyển đổi ngoại tệ, bảo lãnh bên thứ ba đối với trách nhiệm của Chính phủ; đồng thời kiến nghị cho phép áp dụng thí điểm đối với 2 dự án gồm Dự án Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Dự án Vành đai 3 TP. HCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch.

Theo Bộ Tài chính, từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai ở Việt Nam cho thấy, việc Chính phủ chấp thuận bảo lãnh cho một số rủi ro của các hợp đồng PPP là cần thiết để bảo đảm thu hút được khu vực tư nhân đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, năng lực tài chính, khả năng quản lý và môi trường đầu tư, Chính phủ sẽ phải lựa chọn áp dụng các công cụ bảo lãnh phù hợp.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục khẳng định, nếu cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà, thì vô hình trung “chúng ta” cổ súy cho tình trạng trục lợi chính sách.

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

(VNF) - Trong khi đa số các hãng xe tiếp tục đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá bán để kích cầu. Ở chiều ngược lại, Thaco Trường Hải lại ngược dòng tăng giá bán Mazda, Kia hàng chục triệu đồng.

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

(VNF) - Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu nhà ở tại khối Sỹ Tân, Yên Trung, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An xác định có duy nhất 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Công ty cổ phần Đầu tư Sunlogo – Sunland.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

(VNF) - Trao đổi với VietnamFinance, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Trong giai đoạn tới, đối với cơ chế mới có tính chất đặc thù, có tính chất vượt trội, chúng ta cũng nên dành cho dành cho Đông Nam Bộ, dành cho TP. HCM được áp dụng những cơ chế thật mạnh mẽ, thật tiên phong, đi đầu.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

(VNF) - Hiện có 8 dự án nhà ở xã hội (NOXH) trong số 17 dự án NOXH trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2023-2025 đang chậm tiến độ.

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.