Khách đang 'tháo chạy' khỏi mặt bằng tiền tỷ khu vực trung tâm?

Hưng Nguyên - 28/03/2023 08:16 (GMT+7)

Trái với dự báo tăng trưởng nóng, tỷ lệ lấp đầy mặt bằng bán lẻ tại nhiều khu vực trung tâm ở cả Hà Nội và TP. HCM đều chưa đạt kỳ vọng. Giá thuê vẫn tăng vọt, nhưng khách hàng không còn bất chấp tiền bạc để tranh giành các vị trí đắc địa.

VNF
Các mặt bằng bán lẻ trung tâm đang dần mất đi lợi thế cạnh tranh bởi giá thuê quá đắt đỏ.

Kể từ tháng 8/2022 đến nay, giá thuê mặt bằng bán lẻ trên đường Lê Lợi (quận 1, TP. HCM) liên tục đội lên. Chi phí thuê cửa hàng khu vực này thời điểm trước và sau đại dịch Covid-19 đang chênh 30 - 50%, cá biệt có mặt bằng đã tăng gấp 2, gấp 3 dù vắng khách thuê.

Xu thế thay đổi

Anh Trần Bình, môi giới thạo tin tại quận 1, cho biết giá thuê mặt bằng trên phố Lê Lợi đã rục rịch tăng trong gần 1 năm qua, khi rào chắn xây tuyến metro được tháo dỡ. Hiện, phần lớn mặt bằng có giá chào thuê trên 200 triệu đồng/tháng, cao hơn lên lới 500 - 600 triệu đồng/tháng.

Không chỉ trên đường Lê Lợi, giá thuê trên các con phố sầm uất khác ở trung tâm TP. HCM cũng đang ở mức rất cao, dao động trong khoảng 200 - 400 triệu đồng/căn/tháng. Đặc biệt, giá chào thuê cao nhất trên đường Nguyễn Huệ lên tới hơn 800 triệu đồng/tháng.

Giá thuê đắt đỏ đang khiến không ít thương hiệu "tháo chạy" khỏi khu vực trung tâm. Theo khảo sát, trên đường Lê Lợi hiện có hơn 10 mặt bằng treo biển cho thuê, tại các trục đường Ngô Đức Kế, Nguyễn Đình Chiểu, Đồng Khởi, Lê Lợi… cũng có nhiều mặt bằng đóng cửa trong thời gian dài.

Tương tự, tại Hà Nội, tình trạng ế ẩm kéo dài cũng đang bao trùm thị trường mặt bằng bán lẻ tại nhiều tuyến phố trung tâm. Đơn cử, hàng loạt nhà trên phố Hàng Bông, Đinh Liệt, Tạ Hiện… đang treo biển bán, cho thuê mặt bằng nhưng cả năm vẫn chưa có khách tới hỏi.

Theo chuyên gia, sau đại dịch Covid-19, những khó khăn về tài chính, sức mua giảm, khiến nhiều thương hiệu bán lẻ không còn bất chấp tiền bạc để đua mở rộng chuỗi cửa hàng, thay vào đó là tập trung cho chất lượng, khả năng sinh lời.

Điển hình như trường hợp của thương hiệu Starbucks Việt Nam, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc, từng khẳng định đơn vị này vẫn duy trì kế hoạch mở rộng mặt bằng tại Việt Nam nhưng chỉ khi giá thuê chấp nhận được thì mới ký, không bất chấp để có những vị trí đẹp.

Bên cạnh việc chuyển từ đua số lượng sang ưu tiên chất lượng, nhiều đại gia bán lẻ hàng đầu cũng đang có xu hướng dạt ra vùng ven để thuê mặt bằng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh “bão giá” thuê cửa hàng tại khu vực trung tâm.

Đơn cử, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco, cho biết 8 siêu thị Emart tiếp theo tại TP. HCM của đơn vị này sẽ hiện diện tại các khu vực vùng ven như TP.Thủ Đức, quận 7, Gò Vấp, Bình Tân... thay vì cố gắng “bon chen” tại trung tâm vốn đã quá chật chội.

Áp lực gia tăng

Cùng với xu hướng dạt ra vùng ven, xu hướng từ bỏ các mặt bằng đắc địa đắt đỏ trên những con phố lớn để chuyển sang các cửa hàng “nhỏ nhưng có võ”, nằm lẫn trong khu dân cư cũng được nhiều thương hiệu bán lẻ hàng đầu lựa chọn.

Điển hình như Masan với chuỗi WinMart+. Thời gian qua, "ông lớn" này liên tục mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ có diện tích vừa và nhỏ. Đặc điểm của các cửa hàng này là nằm giữa khu dân cư với mật độ khách hàng ổn định và mang lại lợi luận cao.

Các thống kê cũng chỉ ra với những lợi thế về tính linh hoạt, độ phủ sóng nhanh, các cửa hàng, siêu thị mini đang đem về mức doanh thu, lợi nhuận cao hơn cả các siêu thị lớn. Đây cũng là lý do hàng loạt "đại gia" trong ngành như Saigon Co.op, Thế giới Di động, AEON Việt Nam... đều đang tập trung vào mô hình này.

Rõ ràng, các mặt bằng xa xỉ tại trung tâm đã không còn ở thời hoàng kim, được khách hàng bất chấp tiền bạc để tranh giành. Song, cần nhấn mạnh, thị trường mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam vẫn đang duy trì đà tăng trưởng nóng ở nhiều phân khúc, từ thời trang, đồ thể thao, siêu thị, nhà hàng, ăn uống cho đến mỹ phẩm...

Nhu cầu cao, tuy nhiên, áp lực với các nhà cung cấp mặt bằng được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới. Theo số liệu của Knight Frank Việt Nam, tại TP. HCM, tổng nguồn cung mặt bằng trong năm 2023 sẽ tăng khoảng 23%. Điều này đồng nghĩa áp lực cạnh tranh giữa các nhà cung cấp cũng lớn hơn.

Trong khi đó, tại Hà Nội, Cushman & Wakefield dự báo thị trường bán lẻ sẽ chào đón khoảng 450.778 m2 nguồn cung đến từ các dự án như Lotte Mall Hanoi, Lancaster Luminaire, BRG Park Residence, AEON Mall Giáp Bát, Shilla Hotel và Landmark 55.

Sự gia tăng của các trung tâm thương mại được tổ chức bài bản sẽ khiến mặt bằng nhà phố trung tâm giảm sức hút khi loại hình này vừa đắt đỏ, vừa tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quản lý, vận hành và tiện ích đỗ xe cho khách đến mua sắm.

Trước áp lực hiện nay, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao của Savills Hà Nội, cho rằng các chủ đơn vị bất động sản, đặc biệt là nhà phố cần thay đổi để thích nghi.

Trước hết là hoàn thiện hạ tầng, đảm bảo mặt bằng có đủ điều kiện cấp phép cho thuê về công năng sử dụng, đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy. Sau đó là cần đưa giá thuê nhà về đúng giá trị thực, thay vì đua nhau tăng bất chấp gây khó cho doanh nghiệp.

Theo Tạp chí Kinh Doanh
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cơ quan thuế ứng dụng AI phân tích dữ liệu, phát hiện các hành vi gian lận, bất thương

Cơ quan thuế ứng dụng AI phân tích dữ liệu, phát hiện các hành vi gian lận, bất thương

(VNF) - Ngành Thuế đã xây dựng chức năng cảnh báo xuất hoá đơn vượt ngưỡng an toàn, bước đầu nghiên cứu, áp dụng AI vào phân tích dữ liệu hoá đơn điện tử (HĐĐT) để phát hiện rủi ro giá bất thường.

Trung Quốc tham vọng dẫn đầu cuộc đua tiền điện tử: Còn nhiều gian nan

Trung Quốc tham vọng dẫn đầu cuộc đua tiền điện tử: Còn nhiều gian nan

(VNF) - Trung Quốc nghiên cứu tiền kỹ thuật số từ năm 2014 và thử nghiệm đầu tiên tại một số thành phố vào năm 2020. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn có nhiều rào cản để tham vọng dẫn đầu cuộc đua tiền điện tử của Trung Quốc thành hiện thực.

Việt Nam xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền ảo

Việt Nam xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền ảo

(VNF) -Theo Triple-A, Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ người dân sở hữu tiền ảo (tiền số, tiền điện tử) cao nhất thế giới.

Bên trong ga ngầm metro Bến Thành

Bên trong ga ngầm metro Bến Thành

(VNF) - Ga ngầm Bến Thành, quận 1 có quy mô lớn, hiện đại nhất tuyến Metro số 1, gồm 4 tầng, hiện đã hoàn thiện cơ bản, chờ khai thác thương mại.

MIK Group khẳng định uy tín với các dòng sản phẩm cao cấp

MIK Group khẳng định uy tín với các dòng sản phẩm cao cấp

(VNF) - Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.

Kỳ 1: Xót xa dự án treo

Kỳ 1: Xót xa dự án treo

(VNF) - Được xúc tiến từ đầu những năm 2000, nhưng cho tới nay, một dự án tỷ đô trên địa bàn tỉnh Phú Yên của nhà đầu tư nước ngoài vẫn là khu đất bị bỏ trống. Nguyên nhân chủ yếu của việc này đến từ vướng mắc về thủ tục pháp lý không được chính quyền địa phương quan tâm, tháo gỡ triệt để, bất chấp các nỗ lực thúc đẩy từ phía chủ đầu tư.

Thanh tra tình trạng 'lách luật' để mua bán nhà ở xã hội

Thanh tra tình trạng 'lách luật' để mua bán nhà ở xã hội

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng cho biết, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội, xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

'Bỏ túi' 6 tỷ đồng/ngày, VNX hoàn thành 41% mục tiêu lợi nhuận năm sau 1 quý

'Bỏ túi' 6 tỷ đồng/ngày, VNX hoàn thành 41% mục tiêu lợi nhuận năm sau 1 quý

(VNF) - Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2024 của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) cho thấy những tín hiệu tích cực.

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 1,6%, DN vẫn khó khăn tiếp cận vốn

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 1,6%, DN vẫn khó khăn tiếp cận vốn

(VNF) - Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng tín dụng chưa cao, tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn. Đến ngày 23/4/2024, tín dụng chỉ tăng 1,6% so với cuối năm 2023.

Đà Nẵng: Thông xe đường vành đai 1.500 tỷ đồng sau nhiều lần trễ hẹn

Đà Nẵng: Thông xe đường vành đai 1.500 tỷ đồng sau nhiều lần trễ hẹn

(VNF) - Tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh đi qua 5 xã của huyện Hòa Vang dài 19km, với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.