'Khả năng sáng tạo sản phẩm tài chính sẽ mở rộng đến mức khó tưởng tượng nhờ kết nối API'

Tùng Lâm - 11/05/2023 10:20 (GMT+7)

(VNF) - Sự phát triển của công nghệ đang mở ra nhiều mô hình kinh doanh mới. Điển hình là công nghệ kết nối API đang tạo ra sự thay đổi căn bản trong mô hình kinh doanh của nền kinh tế nói chung và ngành tài chính – ngân hàng nói riêng.

VNF
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Ngân hàng số BIDV

Các ngân hàng, tổ chức kinh tế giờ đây đang thay đổi cách thức tư duy hợp tác, kiếm tiền và cùng nhau hình thành hệ sinh thái, qua đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo toàn xã hội, đáp ứng ngày càng sát nhu cầu của khách hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Ngân hàng số BIDV.

- API là gì và đang hiện diện trong nền kinh tế như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Chiến Thắng: Theo ngôn ngữ công nghệ, API là giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface). Thay vì ngày xưa, để kết nối các phần mềm, lập trình viên phải “chọc” vào từng hàm lập trình để lấy ra tác vụ cần thiết thì giờ đây, với công nghệ API, bên cung cấp sẽ “gói” các tác vụ thành các API và sau đó “chìa” ra cho các đối tác ghép vào, từ đó dễ dàng lấy được toàn bộ tác vụ cần thiết. Có thể mường tượng mỗi phần mềm là một miếng lego. Các lego này có thể ghép lại với nhau dựa trên các điểm tiếp xúc. Các điểm tiếp xúc này chính là API.

API không phải là công nghệ mới phát triển gần đây mà đã được ứng dụng khá lâu trong nền kinh tế, giúp các “ông lớn” công nghệ (Big Tech) kiếm bộn tiền. Bất kỳ doanh nghiệp nào sở hữu một loại hình dịch vụ hữu ích đều có thể thương mại hóa thông qua API, hay nói đơn giản hơn là kiếm được tiền từ API.

Ví dụ nổi bật nhất là Google. Làm cách nào để Google kiếm được lượng tiền khổng lồ trong khi vẫn cho phép người tiêu dùng sử dụng hàng loạt dịch vụ miễn phí? Câu trả lời là họ kiếm tiền từ API. Google sở hữu rất nhiều dịch vụ có thể thương mại hóa, điển hình là dịch vụ bản đồ. Ví dụ một hãng taxi công nghệ hay công ty thương mại điện tử muốn sử dụng dịch vụ bản đồ của Google, từ tìm kiếm địa điểm, hiển thị các chặng đường đến tối ưu hóa cung đường di chuyển, thì sẽ phải trả phí cho Google, đổi lại, Google sẽ “chìa” API dịch vụ bản đồ ra cho đối tác khai thác. Trên thực tế, các hãng taxi công nghệ đang phụ thuộc rất lớn vào các API của Google, có thể lên đến 60%, còn lại khoảng 40% là hàm lượng công nghệ của chính họ.

Từ ví dụ dễ hiểu đó nhân rộng ra, doanh nghiệp nào cũng có thể thương mại hóa dịch vụ của mình thông qua API, đặc biệt là các tổ chức sở hữu nhiều dịch vụ kinh doanh có điều kiện như ngân hàng.

- Ông có thể chia sẻ sâu hơn về việc ứng dụng API trong hoạt động ngân hàng?

Thường thì khi nghe đến API, mọi người sẽ nghĩ đây là công nghệ nhưng API thực ra là mô hình kinh doanh. Tôi hay chia sẻ trong nội bộ rằng ngày xưa thì nhân viên ngân hàng đi bán thẻ, bán khoản vay… nhưng bây giờ là đi bán API.

Trong ngành ngân hàng, mô hình ứng dụng API được gọi là Open Banking (ngân hàng mở). Đây là mô hình ngân hàng tương lai, bắt buộc phải làm bởi ngân hàng sở hữu hàng loạt dịch vụ có điều kiện, thậm chí là độc quyền. Các dịch vụ ngân hàng có thể được cung cấp/bán cho các đối tác như trung gian thanh toán, fintech, công ty thương mại điện tử… thông qua API, từ truy vấn địa điểm ATM, địa điểm chi nhánh, địa điểm đặt máy POS, thông tin tỷ giá, lãi suất… đến các dịch vụ phức tạp hơn như thanh toán hoặc cao hơn nữa là các dịch vụ cho vay, dịch vụ huy động, tài trợ thương mại… Trung bình, mỗi ngân hàng có khoảng 200 – 300 dịch vụ có thể thương mại hóa thông qua API.

Bằng cách kết nối thông qua API như vậy, bất kể doanh nghiệp nào cũng có thể cung ứng dịch vụ ngân hàng đến khách hàng. Khả năng mở rộng là rất lớn. Các dịch vụ ngân hàng có cơ hội lan tỏa và thẩm thấu vào từng ngóc ngách của hoạt động kinh tế.

- Như vậy sẽ hình thành hệ sinh thái rất lớn và đa dạng?

Chính xác là như vậy. Có thể gọi hệ sinh thái này là nền kinh tế API. Điểm đặc biệt của nền kinh tế API là giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo toàn xã hội.

Chẳng hạn như trong ngành ngân hàng, các sản phẩm hiện nay mặc dù đã được chú trọng đầu tư nhưng vẫn khá nghèo nàn do bị phụ thuộc vào một nhóm nhỏ trong ngân hàng chuyên phát triển sản phẩm. Nhưng với 200 – 300 dịch vụ ngân hàng có thể chia sẻ ra toàn xã hội thông qua API, sức sáng tạo sản phẩm sẽ được mở rộng đến mức ngân hàng không thể tưởng tượng được. Ví dụ như các ví điện tử hiện nay, thực chất là họ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thông qua API nhưng họ tự xây dựng được các sản phẩm rất đa dạng, tiện dụng, hấp dẫn khách hàng mà lực lượng nội bộ của các ngân hàng chưa từng làm được.

Hoặc như các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… có thể gặp phải các khách hàng đang đặt mua hàng nhưng tạm thời thiếu tiền. Các trang thương mại điện tử có thể phân tích dữ liệu lớn để xác nhận rằng đây là khách hàng có mức độ an toàn tài chính cao, mức độ uy tín lớn, dòng tiền hàng tháng tốt nhưng họ lại không thể cung cấp dịch vụ cho vay. Giờ đây, chỉ cần thông qua kết nối API với ngân hàng, các trang thương mại điện tử có thể cung cấp dịch vụ cho vay tới khách hàng. Đây là sản phẩm cho vay mà trước đây ngân hàng không bao giờ nghĩ đến. Ngày xưa khách hàng phải đến nộp đơn xin vay, chứng minh năng lực…, ngân hàng dựa trên thông tin khách hàng cung cấp để quyết định cho vay nhưng bây giờ thì ngược lại, ngân hàng phối hợp với các sàn thương mại điện tử đã hiểu khách hàng từ trước đó và tự đề nghị khoản vay theo nhu cầu và năng lực thực sự của khách hàng.

Giống như nếu có một lượng lớn lego, chỉ một người chơi thì sẽ xếp được rất hữu hạn hình thù nhưng nếu nhiều người chơi thì sẽ xếp được đa dạng hình thù khác nhau mà một người chơi không thể nào tưởng tượng được.

Đây là lý do mà một số chuyên gia cho rằng: “Dịch vụ ngân hàng ngày càng quan trọng nhưng ngân hàng có thể không còn quan trọng nữa”. Bởi vì tất cả dịch vụ ngân hàng đã được “nhúng” vào trong hành trình của khách hàng, tiện dụng đến mức khách hàng không cần để ý tới việc mình đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào.

- Tiềm năng của nền kinh tế API là rất lớn. Tuy nhiên, hẳn là hiện nay vẫn còn những rào cản, thách thức để nền kinh tế API bùng nổ tại Việt Nam?

Về mặt công nghệ thì tôi chưa thấy rào cản nào đáng kể. Tuy nhiên về mặt pháp lý còn nhiều vấn đề.

Thứ nhất là đến nay, Việt Nam vẫn chưa có luật về dữ liệu cá nhân, do đó chưa tạo ra nền tảng chuẩn mực trong việc nắm giữ và sử dụng dữ liệu. Tại nhiều quốc gia, luật pháp quy định rõ dữ liệu nào được bảo mật tuyệt đối, dữ liệu nào bắt buộc phải công khai, dữ liệu nào được phép chia sẻ nếu như khách hàng cho phép. Hành lang pháp lý rõ ràng như vậy sẽ giúp cho chính phủ cũng như các tổ chức như ngân hàng, công ty viễn thông, fintech… chia sẻ dữ liệu một cách an toàn, phòng ngừa và có biện pháp chủ động đối phó với các rủi ro. Hiện nay tại Việt Nam, việc chia sẻ dữ liệu phần nào mang tính tự phát, có xác lập cam kết giữa các bên nhưng nhìn chung tính pháp lý còn lỏng lẻo, khó xử lý khi xảy ra rủi ro.

Rào cản thứ hai là các chuẩn API hiện nay chưa được thống nhất, cần có quy định cụ thể. Nôm na là cũng giống như lego, cần quy định kích thước các điểm tiếp xúc là bao nhiêu, hình dạng như thế nào… thì khi đó việc ghép nối vào nhau mới nhanh chóng và dễ dàng. Theo tôi được biết, các cơ quan quản lý cũng đã rất tích cực trong việc hoàn thiện thông tư quy định về chuẩn API.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bốn trường hợp bị phong tỏa tài khoản thanh toán tại ngân hàng

Bốn trường hợp bị phong tỏa tài khoản thanh toán tại ngân hàng

(VNF) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt; trong đó quy định rõ các trường hợp bị phong tỏa tài khoản thanh toán.

ĐBQH đề xuất đổi tên cao tốc 2 làn xe thành 'đường tốc độ cao'

ĐBQH đề xuất đổi tên cao tốc 2 làn xe thành 'đường tốc độ cao'

(VNF) - Để đảm bảo an toàn giao thông, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng phải đổi tên cao tốc phân kỳ nhằm tách biệt cách thức quản lý, tổ chức giao thông so với cao tốc đạt chuẩn.

Horizon của 'đại gia' Nguyễn Quốc Hiển: Lỗ triền miên, chậm trả nợ trái phiếu

Horizon của 'đại gia' Nguyễn Quốc Hiển: Lỗ triền miên, chậm trả nợ trái phiếu

(VNF) - 3 năm gần nhất, Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại và Đầu tư Horizon liên tục báo lỗ, với số lỗ ngày một nghiêm trọng.

Vụ Vạn Thịnh Phát: 11 chiếc đồng hồ của Trương Huệ Vân bị tạm giữ

Vụ Vạn Thịnh Phát: 11 chiếc đồng hồ của Trương Huệ Vân bị tạm giữ

(VNF) - Phần lớn các tài sản bị kê biên, phong tỏa, tạm giữ đều nhằm đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho các bị cáo ở giai đoạn 1 vụ án.

Đề nghị miễn, giảm phí nhân Ngày tiền mặt 2024

Đề nghị miễn, giảm phí nhân Ngày tiền mặt 2024

(VNF) - Để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị miễn, giảm phí dịch vụ, tặng quà, hoàn tiền… cho khách hàng khi mở thẻ, tài khoản thanh toán dịp Ngày không tiền mặt 2024.

Nợ chất cao, lãi nhỏ nhoi, Quốc Cường Gia Lai muốn bán 2 nhà máy thủy điện

Nợ chất cao, lãi nhỏ nhoi, Quốc Cường Gia Lai muốn bán 2 nhà máy thủy điện

(VNF) - Quyết định chuyển nhượng 2 nhà máy thuỷ điện được Quốc Cường Gia Lai đưa ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa và doanh nghiệp vẫn đang dính líu nợ nần liên quan đến đại án Vạn Thịnh Phát.

'Đùn đẩy trách nhiệm, vừa làm vừa nghe ngóng'... xác định giá đất bị tắc nghẽn

'Đùn đẩy trách nhiệm, vừa làm vừa nghe ngóng'... xác định giá đất bị tắc nghẽn

(VNF) - TP. HCM có gần 80.000 nền đất và căn hộ chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận do cơ quan chức năng khó mời đơn vị tư vấn, thẩm định giá đất, gây ách tắc trong việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thất thu ngân sách và kéo theo nhiều hệ lụy.

Thù lao 1,4 tỷ/năm, vì sao Hoa hậu Ngọc Hân quyết rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay?

Thù lao 1,4 tỷ/năm, vì sao Hoa hậu Ngọc Hân quyết rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay?

(VNF) - Tại đơn từ nhiệm, bà Đặng Thị Ngọc Hân (Hoa hậu Ngọc Hân) cho biết, cô rời vị trí Phó tổng giám đốc Ninh Vân Bay để tập trung vào mục tiêu cá nhân khác.

MWG tham vọng dẫn đầu thị trường TMĐT: 'Miếng bánh ngọt' có dễ ăn?

MWG tham vọng dẫn đầu thị trường TMĐT: 'Miếng bánh ngọt' có dễ ăn?

(VNF) - Một trong những định hướng chủ lực của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) trong năm 2024 là phát triển mảng thương mại điện tử, đưa các trang bán hàng online của chuỗi lên vị trí số 1.

EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng

EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng

(VNF) - Tính đến ngày 31/12/2023, EVN Hà Nội có khoản nợ vay hơn 17.535 tỷ đồng, chiếm gần 78% nợ phải trả. Trong đó, phần lớn là ở vay dài hạn với hơn 14.991 tỷ đồng.

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.