KĐT mới Kim Chung - Di Trạch: 'Giao đất cho Vietraximex không đúng quy định'

Anh Hùng - 12/07/2023 10:26 (GMT+7)

(VNF) - Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai tại dự án khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch, UBND tỉnh Hà Tây đã giao Vietracimex thực hiện dự án nhưng không quy định cụ thể diện tích đất giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, thời hạn sử dụng đất để làm căn cứ cho việc xác định tiền sử dụng đất. Điều này là không đúng quy định.

VNF
Theo kết luận của Thanh tra Chính ohur, tỉnh Hà Tây đã giao đất cho Vietraximex không đúng quy định.

Tỉnh Hà Tây giao đất cho Vietraximex không đúng quy định

Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Theo kết luận, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều vi phạm quản lý đất đai tại dự án khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch của Tổng công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng (Vietracimex).

Cụ thể, về quy hoạch xây dựng, Thanh tra Chính phủ cho rằng thời gian lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch phân khu S2 của thành phố kéo dài từ tháng 10/2010 đến tháng 1/2014, việc này vi phạm quy định tại Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

Theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm chính thuộc UBND thành phố Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các cơ quan, tổ chức, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan.

Các đơn vị trên cũng có trách nhiệm khi để việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 kéo dài từ tháng 3/2014 đến tháng 10/2018.

Về công tác thực hiện giải phóng mặt bằng, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, sau 3 tháng kể từ khi có quyết định thu hồi đất tổng thể, UBND huyện Hoài Đức mới ban hành quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân là không đúng quy định.

Bên cạnh đó, Hội đồng bồi thường GPMB huyện Hoài Đức không ban hành thông báo thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân cũng không đúng quy định.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, UBND huyện Hoài Đức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, không căn cứ vào diện tích đo đạc thực tế là không đúng quy định tại Nghị định số 84/2007?NĐ-CP.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, tại thời điểm thanh tra, diện tích đất của dự án được bàn giao là 136,48ha (giảm 1,68ha) so với diện tích đất được giao tại Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 08/5/2008 của UBND tỉnh Hà Tây.

Do đó, Thanh tra Chính phủ cho rằng chủ đầu tư dự án là Vietracimex và UBND huyện Hoài Đức chưa chủ động hoàn thiện hồ sơ để trình UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh lại diện tích đất giao cho Vietracimex tại Quyết định số 1174/QĐ-UBND; chưa bàn giao đất theo quy định đối với 10,28ha đất là chưa nỗ lực thực hiện, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của dự án.

"Trách nhiệm chính thuộc về Vietracimex, UBND huyện Hoài Đức và các các phòng, ban, cá nhân có liên quan", kết luận Thanh tra Chính phủ nêu rõ.

Về giao đất, nộp tiền sử dụng đất, theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 08/5/2008 về việc thu hồi 138,17ha đất, giao Vietracimex thực hiện dự án nhưng không quy định cụ thể diện tích đất giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, thời hạn sử dụng đất... để làm căn cứ cho việc xác định tiền sử dụng đất, không căn cứ vào quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được duyệt là thực hiện không đúng quy định tại Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.

Cùng với đó, trước khi ra quyết định giao đất cho Vietracimex, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tây không thẩm định nhu cầu sử dụng đất của dự án là thực hiện không đúng với quy định được nêu tại Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, trách nhiệm này thuộc UBND tỉnh Hà Tây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tây thời kỳ nêu trên.

Thanh tra Chính phủ cũng kết luận, UBND tỉnh Hà Tây, Sở Tài chính tỉnh Hà Tây cũng có trách nhiệm trong việc ra quyết định về việc phê duyệt tiền sử dụng đất của dự án đối với 53,9ha đất (bao gồm: đất nhà liền kề, biệt thự, chung cư cáo tầng và đất công trình hỗn hợp).

Vietracimex ký hợp đồng chuyển nhượng đất khi dự án chưa đủ điều kiện

Cũng theo kết luận, Thanh tra Chính phủ cho rằng các sở, ngành chức năng, UBND thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xem xét, tính toán cụ thể để báo cáo Thủ tướng quyết định việc áp dụng chi phí rủi ro bất động sản và chi phí bảo dưỡng hạ tầng không đúng quy định trong quá trình xác định tiền sử dụng đất của dự án với số tiền 89,3 tỷ đồng theo Kết luận thanh tra số 2351/KL-TTCP ngày 17/9/2012 của Thanh tra Chính phủ là chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Bên cạnh đó, theo Thanh tra Chính phủ, Vietracimex chịu trách nhiệm trong việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng và nhà ở của dự án mà không lưu giữ hồ sơ, bản vẽ, bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, 1/500 đã được phê duyệt.

Ngoài ra, Vietracimex đã thực hiện ký hợp đồng chuyển nhượng đất, nhà cho 16 khách hàng khi dự án chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng.

Từ những vi phạm nêu trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND thành phố Hà Nội tiếp thu, rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân để xảy ra thiếu sót, tồn tại trong việc kéo dài thời gian lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu S2 và điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án khu đô thị Kim Chung – Di Trạch;

Đồng thời chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm theo quy định đối với tập thể, cá nhân do thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật, để xảy ra một số thiểu sót, tồn tại, trong việc: chậm quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân; không thông báo thu hồi đất đến các trường hợp bị thu hồi; bồi thường, hỗ trợ GPMB không theo diện tích đất sử dụng thực tế; chậm thực hiện dứt điểm trong công tác GPMB, bàn giao đất để thực hiện dự án...

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo UBND huyện Hoài Đức khẩn trương hoàn thành công tác GPMB, bàn giao để Vietracimex triển khai thực hiện dự án theo điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, tránh gây lãng phí đất đai;

Phối hợp với Vietracimex rà soát, xác định số tiền 20,36 tỷ đồng mà Vietracimex đã chi trả, hỗ trợ di chuyển mộ chí cho đối tượng bị thu hồi đất để thực hiện dự án (chưa nằm trong các phương án GPMB), lập phương án bồi thường, hỗ trợ, GPMB theo quy định; khắc phục những sai sót trong công tác bồi thường GPMB

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Liên tiếp trúng loạt gói thầu lớn, Thiết bị Điện Đông Anh kinh doanh ra sao

Liên tiếp trúng loạt gói thầu lớn, Thiết bị Điện Đông Anh kinh doanh ra sao

(VNF) - Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh – CTCP từng tham gia đấu và trúng thầu với tổng giá trị trúng thầu hơn 8.414,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ đông chính của Tổng công ty là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (chiếm 46,49% vốn điều lệ).

Chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng, Bầu Đức vẫn chưa thể trả hết nợ

Chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng, Bầu Đức vẫn chưa thể trả hết nợ

(VNF) - Nữ Chủ tịch 82 tuổi Nguyễn Bạch Tuyết nhận thù lao 7 tỷ/tháng, bầu Đức quyết tâm xóa lỗ lũy kế cuối năm nay, 'công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Một ngày của tỷ phú Jeff Bezos: Ngủ đủ 8 tiếng, thích ăn vặt ven đường

Một ngày của tỷ phú Jeff Bezos: Ngủ đủ 8 tiếng, thích ăn vặt ven đường

(VNF) - Tưởng chừng sẽ nhàn rỗi sau quyết định “nghỉ hưu”, nhà đồng sáng lập Amazon Jeff Bezos vẫn giữ cho mình nhịp sống bận rộn mỗi ngày.

Xếp hàng mua vàng khi gần 100 triệu/lượng: Chuyên gia cảnh báo, sau đợt tăng mạnh là 1 nhịp giảm

Xếp hàng mua vàng khi gần 100 triệu/lượng: Chuyên gia cảnh báo, sau đợt tăng mạnh là 1 nhịp giảm

(VNF) - Bất chấp những động thái từ cơ quản nhà nước, nhằm kiểm soát giá vàng, ổn định thị trường, tuy nhiên vàng miếng SJC vẫn tăng bất chấp, bỏ xa giá vàng thế giới. Vậy với các nhà đầu tư cá nhân thì lựa chọn sao cho hợp lý trong bối cảnh này.

'Số hóa như dao đã kề sát cổ, là cơ hội sống còn của doanh nghiệp'

'Số hóa như dao đã kề sát cổ, là cơ hội sống còn của doanh nghiệp'

(VNF) - Theo TS Lê Xuân Nghĩa, số hoá đến nay không còn là cơ hội kinh doanh mà còn là cơ hội sống còn của các doanh nghiệp.

Các hãng xe Mỹ đuối sức trong ‘trận chiến sinh tồn’ ở Trung Quốc

Các hãng xe Mỹ đuối sức trong ‘trận chiến sinh tồn’ ở Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất ô tô Mỹ và các đối tác của họ đang chiến đấu trong một “trận chiến sinh tồn” ở thị trường Trung Quốc, khi các đối thủ địa phương đang vượt xa họ về doanh số.

10 thương hiệu ô tô bán chạy tháng 4: Xáo trộn thứ bậc, Hyundai vượt mặt Ford

10 thương hiệu ô tô bán chạy tháng 4: Xáo trộn thứ bậc, Hyundai vượt mặt Ford

(VNF) - Bước sang tháng 4/2024, bảng xếp hạng 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng có nhiều xáo trộn. Trong đó, thương hiệu Hyundai vượt mặt Ford để giữ vị trí thứ hai hay Kia vươn lên vị trí thứ 4 dù tháng trước thứ 6.

Cơ hội 790 triệu USD giá trị tín chỉ carbon của TP.HCM

Cơ hội 790 triệu USD giá trị tín chỉ carbon của TP.HCM

(VNF) - Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, quy mô thị trường sản phẩm của TP.HCM có giá trị tín chỉ carbon khoảng 790 triệu USD.

Thanh Hóa: Tìm nhà đầu tư khu dân cư hơn 809 tỷ ở Thị trấn Rừng Thông

Thanh Hóa: Tìm nhà đầu tư khu dân cư hơn 809 tỷ ở Thị trấn Rừng Thông

(VNF) - Khu dân cư mới tại thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá có diện tích 13,7 ha sẽ được đầu tư hơn 800 tỷ đồng chính thức được công bố danh mục mời gợi nhà đầu tư đăng ký thực hiện.

Bình Dương: Kết nối các đô thị thành Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam

Bình Dương: Kết nối các đô thị thành Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam

(VNF) - Tổ chức không gian kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương theo mô hình Vùng đô thị công nghiệp đổi mới sáng tạo, gồm Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam theo mô hình TOD là Thành phố mới, Bàu Bàng, Thủ Dầu Một, Dĩ An - Thuận An