Hùa theo Anh, hơn 60 quốc gia muốn 'đuổi' quân đội Nga khỏi Moldova

Lê Anh - 23/06/2018 14:59 (GMT+7)

(VNF) - Với 64 phiếu ủng hộ, 15 phiếu chống và 83 phiếu trắng, nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Cộng hòa Moldova đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc phê duyệt ngày 22/6.

VNF
Liên hiệp quốc ngày 22/6 phê chuẩn nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Moldova.

Nghị quyết được Anh, Canada, Ba Lan và 8 nước khác soạn thảo. Đây là nghị quyết đầu tiên của Liên hiệp quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Moldova tuy nhiên nó không có tính ràng buộc về pháp luật.

Nga, Iran, Armenia, Belarus, Syria và Triều Tiên là một trong những nước đưa ra lựa chọn phản đối nghị quyết này tại cuộc họp. Những nước bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết có thể kể đến như Moldova, Ukraine, Georgia, Romania, Czech…

Kết quả bỏ phiếu của các thành viên của Liên hiệp quốc ngày 22/6.

Phó đại sứ thứ nhất của Phái đoàn thường trực Nga tại Liên hiệp quốc, ông Dmitry Polyanskiy cho rằng việc bỏ phiếu thông qua nghị quyết tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã phá hỏng những nỗ lực của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) trong việc giải quyết những xung đột ở Moldova.

Transnistria là vùng đất nằm ở biên giới giữa Moldova và Ukraine, bờ phía Đông sông Dniester. Từ năm 1990, khu vực tách biệt chủ yếu nói tiếng Nga này không được công nhận bởi bất kỳ quốc gia thành viên nào của Liên Hợp Quốc.

Transnistria là vùng đất nằm ở biên giới giữa Moldova và Ukraine.

Nga hiện đang có 1.000 binh sĩ và 500 binh lính gìn giữ hòa bình tại Transnistria. Cuộc nội chiến vào năm 1992 giữa Transnistria và Moldova khiến khoảng 1.500 người thiệt mạng.

Trong năm 2017, Đại sứ của Moldova tại Liên hiệp quốc, Victor Moraru đã nhiều lần yêu cầu Liên hiệp quốc thảo luận về việc rút quân Nga khỏi Transnistria.

Người dân Moldova trong một cuộc biểu tình năm 2003 tại thủ đô Chisinau yêu cầu Nga rút quân về nước.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Moldova, Andrei Galbur, sự hiện diện của quân đội Nga tại Transnistria đã "vi phạm các điều khoản luật pháp về tính trung lập vĩnh viễn, chủ quyền và các nguyên tắc của công pháp quốc tế".

Đáp lại, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói: "Không ai muốn (một cuộc chiến tranh), ngoài những người đang gây ảnh hưởng với chính phủ Moldova khi họ đòi quân đội của chúng tôi phải rời khỏi Transnistria. Những người này (Mỹ và châu Âu) muốn chúng tôi chiến tranh với Ukraine và Moldova".

Xem thêm >> Tổng thống Trump lại ‘lá mặt lá trái’ với Triều Tiên

Theo AFP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Sài Gòn - Đại Ninh là một trong những siêu dự án ở Lâm Đồng. Sau nhiều năm triển khai, dự án khiến hàng loạt quan chức từ Trung ương đến địa phương vướng vào lao lý.

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

(VNF) - Vốn được coi là khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn địa chính trị và kinh tế, vàng đã tăng giá sau khi xung đột Nga – Ukraine và cuộc chiến ở Gaza nổ ra. Tuy nhiên, việc vàng leo lên mức cao kỷ lục trên 2.400 USD/ounce được cho là có tác động chính bởi thị trường Trung Quốc.

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

(VNF) - Chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp Việt Nga ở Bến Đầm, huyện Côn Đảo đang nợ Agribank hơn 370 tỷ đồng. Agribank đưa ra giá khởi điểm dự kiến cho khoản nợ này tương đương giá trị cả gốc và lãi của khoản nợ tính đến ngày 26/4.

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

(VNF) - Sáng 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô. Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

(VNF) - Tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thảo luận và biểu quyết thông qua các Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.