HoREA: Nhà nước nên dùng tiền để thanh toán dự án BT

Lệ Chi - 23/07/2020 16:05 (GMT+7)

(VNF) - Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng rất khó đảm bảo nguyên tắc ngang giá khi nhà nước sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán dự án BT, theo kiểu “vật đổi vật”, “hàng đổi hàng”. Hiệp hội này cho rằng nên dùng tiền để thanh toán dự án BT, mua lại theo kiểu “hàng - tiền”, “tiền - hàng”.

VNF
Đề nghị dừng triển khai dự án BT từ năm 2020 - 2022

Đề nghị dừng triển khai dự án BT từ năm 2020 - 2022

Trong văn bản vừa gửi lên Thủ tướng, HoREA đánh giá khoản 5 và khoản 6 điều 101 Luật PPP quy định dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) kể từ ngày Luật PPP có hiệu lực (1/1/2021) và dừng thực hiện dự án BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư kể từ ngày 15/8/2020, là "rất kịp thời và rất cần thiết".

Hiệp hội này cũng nhận xét khoản 5 điều 101 Luật PPP quy định xử lý chuyển tiếp các dự án BT "rất phù hợp với thực tiễn và có lý có tình".

Đặc biệt, điểm c khoản 5 điều 101 Luật PPP được đánh giá là sẽ tháo gỡ được các ách tắc, vướng mắc trong “việc triển khai thực hiện dự án, thanh toán theo quy định của hợp đồng BT đã ký kết”. Nguyên do là hiện nay một số nhà đầu tư dự án BT gặp khó khăn, vướng mắc vì chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương thanh toán khối lượng đã thực hiện, hoặc chưa được bàn giao quỹ đất để thực hiện dự án khác.

Tuy nhiên, HoREA cho rằng Luật PPP hiện vẫn còn nhiều mặt hạn chế và bất cập.

Thứ nhất, Luật PPP không sửa đổi, bổ sung, cũng không bãi bỏ phương thức xã hội hóa đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức BT, được quy định tại khoản 3 điều 13, điều 44 và điều 117 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Theo suy đoán logic thì các điều, khoản này vẫn có hiệu lực, mà chỉ tạm thời dừng triển khai, thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 điều 101 Luật PPP.

Chưa kể, khoản 7 điều 99 Luật PPP chỉ “bãi bỏ điểm c khoản 4 và khoản 5 điều 30, khoản 4 điều 51 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14”. Đây là các quy định về “đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư” của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, nay đã được thống nhất quy định trong Luật PPP.

Thứ hai, công tác thực thi pháp luật đối với một số dự án BT còn lỏng lẻo, nên bên cạnh mặt tích cực, đã bộc lộ các bất cập, thậm chí đã có các “lỗ hổng”, dẫn đến khả năng có thể làm thất thoát tài sản công, chủ yếu là thất thoát tài sản đất đai, trụ sở làm việc, làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

“Có nhà đầu tư dự án BT có thể đã chiếm hưởng được nhiều lợi ích không chính đáng, ngay ở ‘đầu xây dựng’ khi thực hiện công trình BT, và cả ở ‘đầu chuyển giao’ khi được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc để thực hiện dự án khác, theo đúng đề xuất của nhà đầu tư dự án BT. Đồng thời, còn làm cho môi trường kinh doanh kém minh bạch và thiếu công bằng”, HoREA cho hay.

Thứ ba, khoản 5 và khoản 6 điều 101 Luật PPP quy định dừng triển khai, dừng thực hiện dự án BT là rất cần thiết và đúng đắn, nhưng dẫn đến hệ quả là sẽ phải ngừng thực hiện phương thức xã hội hóa đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng BT, cho đến lúc Quốc hội cho phép vận hành trở lại dự án BT.

Trước những bất cập trên, HoREA đề nghị việc dừng triển khai dự án BT nên giới hạn trong khoảng năm 2020 - 2022, để có thời gian xem xét, rà soát, xây dựng đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức BT.

Trọng tâm là rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (bao gồm Nghị định 63/2018/NĐ-CP và Nghị định 69/2019/NĐ-CP); Luật Đầu tư công; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản nhằm bịt kín các lỗ hổng, đủ điều kiện để khởi động lại các dự án BT.

Qua đó, nhà nước đảm bảo tính khả thi, chặt chẽ và hiệu quả, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và lợi ích công cộng.

Theo HoREA, khoản 5 điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định cho phép nhà đầu tư công trình BT “được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện dự án khác”.

Tuy nhiên, nếu chiếu theo một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì pháp luật hiện hành vẫn còn thiếu các quy định cụ thể về việc sử dụng “tiền thuộc ngân sách nhà nước” để thanh toán dự án BT.

Chính vì vậy, HoREA cho rằng vấn đề đặt ra là rất cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/2018/NĐ-CP và Nghị định 69/2019/NĐ-CP, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định sử dụng tài sản công, trong đó có “tiền thuộc ngân sách nhà nước” để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT.

Đồng thời, HoREA cũng kiến nghị bổ sung một số điều khoản mới của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Cụ thể, hợp đồng BT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng.

Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán “bằng tiền thuộc ngân sách nhà nước, quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện dự án khác”.

Nên đấu giá quỹ đất, trụ sở làm việc thanh toán dự án BT

Đáng chú ý, HoREA cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản, để quy định đấu thầu dự án BT đồng thời đấu giá quỹ đất, trụ sở làm việc thanh toán dự án BT, để lựa chọn đồng thời nhà đầu tư dự án BT và nhà đầu tư dự án khác.

Lý giải việc phải đấu giá quỹ đất này, HoREA cho rằng “nguyên tắc ngang giá” rất khó đảm bảo khi nhà nước sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán dự án BT, theo kiểu “vật đổi vật”, “hàng đổi hàng”. Hiệp hội này cho rằng lẽ ra nhà nước phải dùng tiền để thanh toán dự án BT, mua lại theo kiểu “hàng - tiền”, “tiền - hàng”.

Các quy định pháp luật (nêu trên) chưa phù hợp, chưa sát với thực tế vận hành dự án BT và chưa đảm bảo “nguyên tắc ngang giá”, có thể làm thất thoát tài sản nhà nước.

“Bởi lẽ, sau khi phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông thì sẽ làm tăng giá trị đất đai, tạo ra chênh lệch địa tô rất lớn. Do vậy, chỉ có thực hiện phương thức đấu thầu, hoặc đấu giá quỹ đất này, thì mới đảm bảo nguyên tắc ngang giá và xác định giá trị tài sản công phù hợp với giá thị trường”, HoREA giải thích thêm.

Ngoài ra, HoREA còn đề nghị thực hiện phổ biến việc bán đấu giá quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc, để tạo nguồn “tiền thuộc ngân sách nhà nước” để thanh toán hợp đồng BT;

Đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng quỹ đất đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc để thanh toán hợp đồng BT và chỉ thực hiện phương thức thanh toán này, khi đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, như đã quy định tại khoản (1.c) điều 5 Nghị định 69/2019/NĐ-CP.

Hiệp hội nhận thấy chỉ nên sử dụng quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng để thanh toán hợp đồng BT trong trường hợp nhà đầu tư ứng trước tiền giải phóng mặt bằng cho nhà nước, như đã quy định tại điều 8 Nghị định 69/2019/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Vinfa - thành viên của Vingroup tài trợ lập quy hoạch khu đô thị 360ha ở Bắc Ninh

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì mới giải ngân được 3%

Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì mới giải ngân được 3%

(VNF) - Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được 3,05% (tương đương khoảng 1.218 tỷ đồng) sau gần hai năm. Số vốn không giải ngân hết, Chính phủ trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn.

VinFast chính thức gia nhập thị trường Philippines

VinFast chính thức gia nhập thị trường Philippines

(VNF) - VinFast Auto công bố sẽ chính thức gia nhập thị trường ô tô điện Philippines từ cuối tháng 5/2024 với các giải pháp di chuyển xanh đa dạng và thông minh.

Thương hiệu điện thoại xa xỉ XOR mở cửa hàng tại Việt Nam

Thương hiệu điện thoại xa xỉ XOR mở cửa hàng tại Việt Nam

(VNF) - Ngày 8/5, thương hiệu điện thoại cao cấp XOR đến từ Anh Quốc chính thức khai trương cửa hàng tại Hà Nội, đánh dấu sự hiện diện tại thị trường ngành hàng xa xỉ Việt Nam.

Cựu Bí thư TP. HCM Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật

Cựu Bí thư TP. HCM Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật

(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành uỷ TP. HCM nhiệm kỳ 2010-2015, trong đó có ông Lê Thanh Hải.

Đề nghị kỷ luật cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Đề nghị kỷ luật cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

(VNF) - Nội dung này được nêu trong thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 41, diễn ra trong các ngày 6-7/5.

HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

(VNF) - Bà Nguyễn Thị Diệu Phương vợ của Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn và ông Trương Thái Sơn, em trai ông Tuấn bất ngờ muốn rút khỏi HĐQT doanh nghiệp này.

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG) ghi nhận kết quả kinh doanh quý I/2024 khá tích cực với doanh thu và lợi nhuận cùng tăng trưởng đáng kể.

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

(VNF) - TikTok và công ty mẹ Trung Quốc ByteDance mới đây đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn việc thực thi một dự luật được Washington thông qua vào tháng trước nhằm buộc chủ sở hữu ứng dụng này phải thoái vốn hoặc phải đối mặt với việc bị cấm.

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

(VNF) - Hôm nay (8/5 theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận “nền kinh tế thị trường" cho Việt Nam hay không, theo Reuters.

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

(VNF) - Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, chi phí GPMB của dự án mở rộng đường Láng lên tới 16.700 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng mức đầu tư.