Hơn 60% doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thanh Tâm - 24/02/2016 11:42 (GMT+7)

(VNF) – Các doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng, sau khi Việt Nam gia nhập AEC và TPP, sẽ có nhiều chính sách ưu đãi hơn về thuế, các thủ tục hải quan sẽ được đơn giản hóa.

Theo "Khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam" của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) mới công bố, có tới 64% doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng vào việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục hải quan. Đối với TPP, các doanh nghiệp kỳ vọng về việc thuận lợi hóa trong thương mại và các chính sách ưu đãi thuế quan (chiếm 66%), tiếp đó là kỳ vọng vào tiếp cận thị trường hàng hóa, quy tắc nguồn gốc xuất xứ.

Theo khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản có lãi tại Việt Nam là 58,8% (giảm 3,5% điểm so với năm trước), trong khi doanh nghiệp trả lời lỗ là 26,2% (tăng 1,3% điểm so với năm trước). Nếu tính theo loại hình doanh nghiệp thì trong ngành công nghiệp chế tạo, các doanh nghiệp chế xuất (EPE) trả lời có lãi chỉ dừng lại ở khoảng 56%,nằm dưới mức trung bình so với tổng thể.

Về tình hình triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới, có hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi đây là địa điểm đầu tư quan trọng. Khoảng 85% doanh nghiệp cho rằng lý do chính để mở rộng kinh doanh là tăng doanh thu. Trong ngành công nghiệp phi chế tạo thì khoảng 65% số doanh nghiệp cho rằng lý do chính là khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao.

Cũng theo báo cáo, Việt Nam đứng thứ 3 (57,7%) trong số 15 quốc gia được cho là có chi phi nhân công rẻ. Hơn một nửa số doanh nghiệp đánh giá cao về tình hình chính trị, xã hội ổn định, quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng. Trái lại, rất ít doanh nghiệp (5,9%) đánh giá rào cản ngôn ngữ là không đáng kể.

Trong 5 hạng mục hàng đầu chung của toàn khu vực về rủi ro trong môi trường đầu tư của toàn khu vực thì Việt Nam đã tăng điểm ở 4 hạng mục so với năm ngoái cho thấy môi trường đầu tư đang xấu đi. Trên 60% số doanh nghiệp chỉ ra vấn đề rủi ro về hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch khiến Việt Nam rơi vào vị trí thứ 3 về độ rủi ro trong 15 quốc gia. 

Liên quan đến các khó khăn trong hoạt động kinh doanh, Việt Nam vẫn thuộc tỷ lệ cao khi có gần 80% doanh nghiệp đưa ra vấn đề về lương cho nhân viên sở tại tăng, và 65% doanh nghiệp trả lời khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại.

Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam đạt 32,1% (giảm 1,1% điểm so với năm trước). Tỷ lệ này cao hơn Philippin với 26,2%, nhưng còn thấp hơn Trung Quốc với 65%, Thái Lan 56%, Indonesia 41%, Malaysia 36%. Khi so sánh giữa khu vực miền Bắc và khu vực miền Nam thì ở tỷ lệ ở khu vực miền Nam đạt 47,3%, cao hơn ở miền Bắc với 32,0%.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đáp trả Mỹ, tòa án Nga cho phép tịch thu tài sản của loạt ngân hàng phương Tây

Đáp trả Mỹ, tòa án Nga cho phép tịch thu tài sản của loạt ngân hàng phương Tây

(VNF) - Một tòa án ở Moscow đã cho phép tịch thu khoảng 12,4 triệu euro (13,34 triệu USD) tài sản do một công ty con ở châu Âu của JPMorgan và Commerzbank của Đức nắm giữ ở Nga.

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City: Novaland đang phối hợp để làm rõ

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City: Novaland đang phối hợp để làm rõ

(VNF) - Novaland cho biết, một số ít khách hàng không đủ kiên nhẫn đồng hành và đã không chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự tại cơ quan tòa án hoặc trọng tài, thay vào đó gửi đơn đến các cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan cảnh sát điều tra tại TP. HCM.

Doanh thu 201 tỷ, tăng 79%, vì đâu lãi của VMC lại ‘còm cõi’?

Doanh thu 201 tỷ, tăng 79%, vì đâu lãi của VMC lại ‘còm cõi’?

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Vimeco (HNX: VMC) ghi nhận doanh thu thuần 201 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Song, do chi phí lớn, lợi nhuận của công ty đã bị “ăn mòn” gần như sạch sẽ.

Hé mở về VFG có nữ chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng

Hé mở về VFG có nữ chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng

(VNF) - Bà Nguyễn Bạch Tuyết, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFG) nhận thu nhập hơn 22 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm, tương đương hơn 7 tỷ đồng/tháng.

TP.HCM dừng thủ tục hải quan với hàng loạt DN nợ thuế

TP.HCM dừng thủ tục hải quan với hàng loạt DN nợ thuế

(VNF) - Hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế với số tiền từ vài chục đến hơn trăm tỷ đồng vừa bị Cục Hải quan TP. HCM cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, hoặc đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

SCIC: Năm 2023, lãi ròng tăng gần gấp đôi nhờ đâu?

SCIC: Năm 2023, lãi ròng tăng gần gấp đôi nhờ đâu?

(VNF) - Được hoàn nhập 479 tỷ đồng chi phí đầu tư và kinh doanh vốn, đồng thời giảm lỗ trong công ty liên kết, SCIC báo lãi sau thuế 5.266 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm trước.

Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép

Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép

Lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ bị mất 100 triệu đồng tiền ký quỹ và tiền lãi. Số tiền này sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước

Bộ Công an đề xuất GPLX có 12 điểm/năm, hết phải thi lại

Bộ Công an đề xuất GPLX có 12 điểm/năm, hết phải thi lại

Theo Bộ Công an, tai nạn giao thông (TNGT) tuy đã giảm nhưng còn ở mức cao, nhiều vụ TNGT xảy ra nguyên nhân chủ yếu do lỗi của người lái xe

'Cuộc chỉnh đốn' thổi bay 75% vốn hóa, ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc bao giờ lấy lại hào quang?

'Cuộc chỉnh đốn' thổi bay 75% vốn hóa, ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc bao giờ lấy lại hào quang?

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ" công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

(VNF) - Nhiều chuyên gia chung nhận định, kiến nghị quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán vàng mang tính khả thi không cao, muốn triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng.