Hé lộ loạt dự án hạ tầng 'khủng' đầu tư vào đồng bằng sông Hồng

Huyền Trang - 09/02/2023 17:37 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết vùng đồng bằng sông Hồng đang nhận được nhiều sự ưu ái về phát triển hạ tầng, nhiều dự án giao thông “khủng” đã và đang được triển khai.

VNF
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông

Loạt dự án hạ tầng “khủng” đầu tư vào đồng bằng sông Hồng

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam.

Theo đó, trong giai đoạn 2005 - 2020, tăng trưởng kinh tế vùng này đạt 7,94%, cao hơn mức bình quân của cả nước. Quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 gấp 7,75 lần so với năm 2005, chiếm 29,4% GDP cả nước. Thu ngân sách nhà nước tăng đáng kể, gấp 9,5 lần so với năm 2005, cao hơn bình quân cả nước (6,6 lần), chiếm 32,7% tổng thu ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, vùng đồng bằng Sông Hồng có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai cả nước; địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ hai cả nước, chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước.

Tại buổi họp báo về việc tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng vào chiều 9/2, ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, vùng còn nhiều khó khăn, thách thức lớn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Theo ông Đông, vùng đồng bằng sông Hồng chuyển dịch kinh tế chậm, các địa phương phát triển dịch kinh tế chậm, các địa phương phát triển. Hệ thống đô thị phát triển chưa hợp lý, thiếu bền vững; phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; quản lý đất đai, tài nguyên, ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp.

Bên cạnh đó, đầu tư tư công còn dàn trải, nhiều dự án chậm tiến độ. Thiếu liên kết các khu công nghiệp, chưa hình thành các cụm liên kết ngành. Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ; chênh lệch về mức độ phát triển giữa hai tiểu vùng và giữa một số địa phương trong vùng khá lớn.

“Đặc biệt, liên kết về phát triển kết cấu hạ tầng như các tuyến vành đai, các tuyến hướng tâm, các tuyến kết nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế chưa hiệu quả”, ông Đông nói.

Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW, với mục tiêu phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, hiện đại, văn minh, sinh thái đậm đà bản sắc dân tộc; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới.

Trong đó, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển của vùng và cả nước, kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ đề ra 21 mục tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án kết cấu hạ tầng và phân công cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian thực hiện cụ thể.

Thứ trưởng Trần Duy Đông tiết lộ, tính tới thời điểm hiện tại, nhiều dự án kết cấu hạ tầng đã và đang bắt đầu triển khai, số còn lại đang được các địa phương, Bộ ngành liên quan thẩm tra, thẩm định và sớm công bố trong thời gian tới.

Cụ thể, vùng đồng bằng sông Hồng đang nghiên cứu và sớm triển khai các dự án đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình. Tương tự, các tuyến đường bộ Lạng Sơn - Quảng Ninh, Ninh Bình - Hải Phòng, Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long cũng đang được nghiên cứu.

“Riêng dự án đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình, chủ đầu tư duy nhất là UBND tỉnh Nam Định. Với dự án này, Thủ tướng đã làm việc với Nam Định và đặt quyết tâm rất cao khi triển khai dự án theo hình thức PPP. Thủ tướng cũng đã có định hướng và giao nhiệm vụ cụ thể cho Nam Định thực hiện”, ông Đông nói.

Bên cạnh các tuyến đường bộ và đường cao tốc, vùng đồng bằng sông Hồng còn được đầu tư mạnh nhằm nâng cấp các cảng hàng không Nội Bài, Cát Bi và Vân Đồn.

Đồng thời, vùng này đang được nghiên cứu tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Nội - Vinh, song song với đoạn TP.HCM - Khánh Hòa. Một số ý kiến cho rằng, vì sao Việt Nam không dành nguồn lực phát triển đường cao tốc Bắc - Nam, thay cho đường sắt cao tốc Bắc - Nam, ông Đông cho rằng, nguồn vốn đầu tư đường cao tốc rất lớn, do đó sẽ ưu tiên phát triển đường sắt cao tốc trước.

“Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đoạn Hà Nội - Vinh đang được thẩm định và sớm trình Quốc hội phê duyệt trong thời gian tới. Tuyến đường sắt cao tốc này dự kiến đạt vận tốc 200km/h, đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân”, ông Đông nói.

Riêng vùng Thủ đô Hà Nội, đường vành đai 4 đang được triển khai. Hà Nội cũng đang nghiên cứu phát triển đường vành đai 5. Các tuyến đường sắt đô thị cũng đang được ưu ái phát triển đồng bộ.

Hơn 148.000 tỷ đồng đầu tư vào hạ tầng vùng đồng bằng sông Hồng

Trong buổi họp báo, ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Ngày 12/2 tới đây, tại Quảng Ninh, Hội nghị sẽ được diễn ra với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tại Hội nghị lần này sẽ diễn ra lễ công bố 18 dự án đầu tư, trao quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án và 2 biên bản ghi nhớ. Các dự án này được thực hiện với các nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài và trong nước.

“Như vậy, có tất cả 22 dự án có quyết định chủ trương đầu tư, các dự án này đang được các địa phương thẩm định, thẩm tra với quy mô khoảng 148.000 tỷ đồng”, ông Đông nói.

Ngoài ra, trong khuôn khổ hội nghị còn diễn ra các buổi ký kết các dự án sử dụng nguồn vốn ODA từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), ngân hàng thế giới (WB) cùng một số tổ chức, ngân hàng khác của Nhật Bản và Hàn Quốc.

“Hoạt động Xúc tiến đầu tư được tổ chức song song có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất - kinh doanh của toàn Vùng. Đây chính là điều kiện tiên quyết để cụ thể hóa được các mục tiêu của Nghị quyết đã đề ra”, ông Đông nhấn mạnh.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

(VNF) - Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (TVS) mới công bố thông tin về việc đính chính kết quả kiểm phiếu tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 số 2404/2024/BB-ĐHĐCĐ ngày 24/4/2024.

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.