Hành động để chấm dứt khan hiếm vàng miếng

Yên Nghĩa - 21/11/2023 08:09 (GMT+7)

(VNF) - Thị trường vàng Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập, chênh lệch giá đến mức phi lý. 14 năm qua, Việt Nam không nhập khẩu vàng khiến nguồn cung khan hiếm, đẩy giá lên cao. Việc sửa đổi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng đang cần thiết hơn bao giờ hết.

VNF
Ảnh minh họa

Giá vàng chênh lệch bất thường

Trong tháng 10/2023, giá vàng miếng SJC đã vượt mốc 70 triệu đồng/lượng, tiến sát mức kỷ lục 74,4 triệu đồng/lượng được thiết lập vào năm ngoái. Giá vàng trong nước tăng nhanh trở lại theo sự hồi phục của giá vàng thế giới và tốc độ tăng giá của đồng USD so với VND. Tuy nhiên, điều đáng nói là giá vàng miếng trong nước luôn cao hơn so với giá vàng thế giới đến mức phi lý, thường dao động trong khoảng 11 - 16 triệu đồng/lượng. Thậm chí vào năm ngoái, có thời điểm mức chênh lệch này lên tới gần 20 triệu đồng/lượng.

Mức chênh lệch của giá vàng miếng SJC với giá vàng thế giới đã xuất hiện từ nhiều năm nay và khoảng cách này ngày càng được nới rộng. Nhiều chuyên gia cho biết, không có nước nào trên thế giới có mức chênh lệch quá lớn như vậy. Ở nhiều nước, mức chênh lệch giữa giá vàng nội - ngoại chỉ vài USD/ounce. Đơn cử, tại Singapore, chênh lệch giữa giá vàng với giá thế giới chỉ khoảng 5 - 6 USD/ounce.

Giá vàng SJC không chỉ chênh lệch bất thường so với giá vàng thế giới mà còn đắt hơn vàng nữ trang, vàng nhẫn. So với giá bán vàng nhẫn 9999 SJC, giá vàng miếng SJC cao hơn tới 12,7 triệu đồng/lượng. Năm ngoái, giá vàng miếng SJC có thời điểm cao hơn vàng nhẫn tới 16 - 20 triệu đồng/lượng. Điều này có nghĩa người mua vàng miếng SJC phải chịu thiệt hơn rất nhiều so với mua vàng nhẫn tròn trơn, trong khi hàm lượng vàng như nhau, chỉ khác về hình thức bên ngoài.

Không chỉ vậy, chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của vàng miếng SJC cũng lớn. Hiện chênh lệch mua - bán của giá vàng miếng SJC thấp nhất cũng là 700.000 - 720.000 đồng/lượng, còn phổ biến là trên 1 triệu đồng/lượng. Cá biệt, vào tháng 3 năm ngoái, chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của vàng miếng SJC trong nhiều phiên đã vượt 2 triệu đồng.

Vào những thời điểm giá vàng biến động mạnh, các tiệm vàng nới rộng chênh lệch giữa giá bán và giá mua để giảm thiểu rủi ro. Lúc vàng lên cơn sốt, có những tiệm vàng đã kéo rộng giá bán và mua lên tới 2 - 3 triệu đồng.

Một điểm lạ nữa trên thị trường vàng Việt Nam là luôn có sự chênh lệch giá giữa các thương hiệu. Thông thường, chênh lệch này chỉ khoảng 1 - 2 triệu đồng. Nhưng vào đầu năm ngoái, chênh lệch giữa vàng miếng SJC với các loại vàng chất lượng 9999 của các thương hiệu khác có lúc lên tới gần 17 triệu đồng.

Lý giải điều này từ quy luật cung - cầu vàng, các chuyên gia có chung nhận định, nguồn cung vàng SJC đang ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu mặt hàng này rất lớn, nên khi lượng người mua nhiều, giá sẽ được đẩy lên. Vì vậy, giá vàng SJC không chỉ chênh lệch bất thường so với giá vàng thế giới mà còn đắt hơn vàng nữ trang 24K.

Nguyên nhân của việc tồn tại chênh lệch lớn giữa giá vàng miếng trong nước với thế giới là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từ lâu không cấp phép nhập khẩu, không sản xuất thêm vàng miếng để tăng cung cho thị trường. Mức chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường khiến người dân phải mua vàng với giá rất cao.

Theo chuyên gia của Hiệp hội Kinh doanh vàng, từ năm 2014 đến nay, NHNN không đưa thêm vàng ra thị trường, chưa kể vàng miếng SJC trong lưu thông thậm chí còn được chuyển hóa để phục vụ cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Do nguồn cung bị giảm, giá vàng trên thị trường thế giới tăng cao, các doanh nghiệp lại phòng thủ, dự trữ vàng nên giá vàng miếng SJC ngày càng bị đẩy lên cao.

Cần chấm dứt tình trạng “một mình một chợ”

Một trong những chính sách tác động lớn tới thị trường vàng Việt Nam là Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012. Nghị định 24 quy định vàng miếng do nhà nước độc quyền sản xuất. Từ thời điểm đó, SJC đã được chọn làm thương hiệu vàng miếng độc quyền của quốc gia. Từ khi có Nghị định 24, NHNN đã không cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất, gia công vàng SJC.

Nghị định 24 được đánh giá góp phần tạo sự ổn định cho thị trường vàng nhưng đến nay, một số quy định đã không còn phù hợp. Sự độc quyền khiến giá vàng trong nước, nhất là giá vàng miếng SJC luôn cao hơn giá vàng thế giới.

Năm 2022, tại phiên chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần có giải pháp kéo giá vàng SJC về đúng giá trị thực. Sau 10 năm áp dụng để chống “vàng hóa” nền kinh tế, Nghị định 24 cần được sửa đổi sao cho giá vàng trong nước sát với thế giới, tránh tình trạng vàng lậu.

Ngoài ra nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng nguồn cung cho thị trường theo hướng hủy bỏ quy định NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng. Lúc đó, giá vàng SJC sẽ chấm dứt cảnh “một mình một chợ”, giá cao phi lý.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, mục tiêu chống “đô-la hóa”, “vàng hóa” nền kinh tế của Nghị định 24 đã đạt được. Song nghị định này chưa đạt được mục tiêu phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng. Những quy định về độc quyền sản xuất vàng miếng đã khiến chênh lệch giá quá lớn, đẩy rủi ro về phía người dân mua.

Ông Dương Anh Vũ, chuyên gia ngành vàng, nhìn nhận: Tình trạng chênh lệch giữa giá vàng Việt Nam với quốc tế kéo dài sẽ khiến cho nhiều bên thiệt hại. Đối với nền kinh tế, chênh lệch giá vàng quá cao gây ra tình trạng nhập lậu vàng, từ đó tác động lên tỷ giá “chợ đen” cũng như gây “chảy máu” ngoại tệ. Với thị trường vàng, việc nhập lậu sẽ khiến nhà đầu tư có thể mua phải sản phẩm kém chất lượng. Bởi số vàng lậu rất có thể sẽ được gia công, chế tác ở những cửa hàng không được phép sản xuất, kinh doanh vàng.

Theo quy định hiện hành như Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh Quản lý ngoại hối… thì NHNN là cơ quan quản lý nhà nước, không phải là doanh nghiệp nên việc giao NHNN sản xuất vàng miếng tại Nghị định 24 là không còn phù hợp vì vàng miếng cũng là hàng hóa.

Chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng NHNN nên chọn một số nhà kinh doanh vàng uy tín, có tiềm lực tài chính nhập khẩu vàng. Bên cạnh đó, thị trường trong nước cần có sàn giao dịch vàng. Có sàn giao dịch, thông tin thị trường, bên mua, bán sẽ trở nên minh bạch.

Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã cho biết, NHNN sẽ đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 24 trình Chính phủ và đề xuất các chính sách quản lý vàng phù hợp.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

(VNF) - Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

(VNF) - Thông tin này được ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung cho biết tại buổi tiếp của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào chiều 9/5.

Tai nạn khiến khách nguy kịch: Hé mở về ông chủ chuỗi The Coffee House

Tai nạn khiến khách nguy kịch: Hé mở về ông chủ chuỗi The Coffee House

(VNF) - Giông lốc kèm mưa đá gây vỡ kính tại địa điểm kinh doanh của The Coffee House đã khiến một nữ khách hàng bị đa chấn thương, hiện đang hôn mê và rất nguy kịch.

Công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk sắp đạt định giá 18 tỷ USD

Công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk sắp đạt định giá 18 tỷ USD

(VNF) - Công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo X.AI Corp (xAI) của tỷ phú Elon Musk chuẩn bị kết thúc vòng gọi vốn với mức định giá khoảng 18 tỷ USD ngay trong tuần này.

Đề xuất bổ sung thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Đề xuất bổ sung thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, cần thiết phải xem xét, bổ sung thêm 01 Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

(VNF) - Với việc hợp tác chính thức cùng các đối tác ngoại đến từ Mỹ, Công ty TNHH Hải Linh cho biết dự án kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến vận hành từ tháng 9 năm nay.

Metro Nhổn - Ga Hà Nội bắt đầu khoan hầm ngầm từ quý II/2024

Metro Nhổn - Ga Hà Nội bắt đầu khoan hầm ngầm từ quý II/2024

(VNF) - Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội sẽ khởi động thi công máy khoan hầm TBM trong quý II/2024.

Nghịch cảnh ngành thép: Nhiều 'ông lớn' lãi đậm, có DN lỗ sâu trăm tỷ

Nghịch cảnh ngành thép: Nhiều 'ông lớn' lãi đậm, có DN lỗ sâu trăm tỷ

(VNF) - Đúng như dự báo của giới phân tích ở thời điểm đầu năm, hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành thép nô nức báo lợi nhuận tăng trưởng hàng chục, hàng trăm phần trăm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ lại chưa thể vượt qua giai đoạn khó khăn của ngành thép.

Dư nợ trái phiếu bất động sản phát hành riêng lẻ hơn 350.000 tỷ đồng

Dư nợ trái phiếu bất động sản phát hành riêng lẻ hơn 350.000 tỷ đồng

(VNF) - Bộ Tài chính cho biết, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ của khối BĐS tại thời điểm ngày 5/3/2024 là 350.876 tỷ đồng. Ngoài ra, 8 năm qua, có 4 doanh nghiệp BĐS đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ra thị trường quốc tế với tổng khối lượng là 2,18 tỷ USD.

Diện mạo 'đất vàng' khu Cao Xà Lá trước ngày chuyển đổi thành đô thị

Diện mạo 'đất vàng' khu Cao Xà Lá trước ngày chuyển đổi thành đô thị

(VNF) - "Cao Xà Lá" là tên viết tắt của loạt nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Tại khu vực này sẽ xây các khu đô thị mới với quy mô dân số dự kiến 46.000 người.