Hàng Việt xuất ngoại tăng ngoạn mục nhờ mở cửa

Quang Huy - 13/12/2021 07:24 (GMT+7)

Dự báo xuất khẩu năm 2022 sẽ tiếp tục tăng trưởng khi doanh nghiệp tiếp cận tốt những thị trường mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do.

VNF
Xuất khẩu của Việt Nam đang tăng tốc vào dịp mua sắm cuối năm. Trong ảnh: Sản xuất quần áo xuất khẩu tại một công ty dệt may. Ảnh: QH

Sau thời gian dài gặp nhiều khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, cước phí vận chuyển tăng cao… thì những tháng cuối năm, xuất khẩu Việt Nam đã bắt đầu hồi phục và tăng trưởng trở lại.

Nhiều đơn hàng mới

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), nhận định năm nay là một năm cực kỳ khó khăn của ngành dệt may Việt Nam nhưng nhờ nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và mở cửa kịp thời nên vẫn đạt kết quả tích cực.

“Xuất khẩu dệt may các tháng 7, 8, 9 liên tục giảm, đơn hàng không thể trả cho đối tác, sản xuất gần như đóng băng. Tình hình này chỉ chấm dứt khi sang tháng 10, Nghị quyết 128 của Chính phủ được ban hành thì sản xuất mới bắt đầu hồi phục và có thể trả nợ các đơn hàng. Nhờ vậy, ngành dệt may đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay, tăng 11,2% so với năm trước” - ông Cẩm thông tin.

Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. HCM Phạm Xuân Hồng cũng cho biết ngay sau khi TP. HCM nới lỏng giãn cách từ tháng 10, doanh nghiệp trong ngành đã tái khởi động và đến nay đã hoạt động tương đối ổn định, đơn hàng đủ cho sản xuất, lực lượng lao động trở lại làm việc. Đặc biệt, ngoài các hợp đồng cũ, nhiều đơn vị còn có thêm nhiều hợp đồng mới kéo dài sang tận quý II, quý III năm sau. “Tinh thần của người lao động cũng tốt hơn, năng suất làm việc cao hơn nhờ mở cửa trở lại” - ông Hồng nhận xét.

Xuất khẩu nông sản những tháng cuối năm cũng bắt đầu khởi sắc hơn khi doanh nghiệp có nhiều đơn hàng từ đối tác. Ông Nguyễn Đức Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Tanimex-LA, cho hay nhiều đơn hàng từ Mỹ, châu Âu, Trung Đông… được nối lại vào những tháng cuối năm. Hoạt động lưu thông giữa các tỉnh, thành cũng thuận tiện nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, xuất khẩu.

“Mừng vì có đơn hàng mới, có đầu ra và tạo được công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người lao động. Nhưng chúng tôi vẫn còn nhiều nỗi lo như doanh thu sụt giảm vì giá nguyên liệu tăng cao, chi phí sản xuất, logistics… tăng, trong khi giá xuất khẩu không tăng dẫn đến lợi nhuận giảm” - ông Thanh chia sẻ.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm nay ước tính đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, mục tiêu xuất khẩu thủy sản cả năm 2021 kỳ vọng sẽ đạt 8,4 tỷ USD, tức xuất khẩu thủy sản tháng cuối năm cần thêm 400 triệu USD.

“Mục tiêu trên có thể đạt được vì thời điểm cuối năm là mùa cao điểm tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu. Đặc biệt sau khi Chính phủ có chính sách nới lỏng các biện pháp trong ứng phó với dịch, phục hồi sản xuất thì tình hình xuất khẩu thủy sản đã bật tăng rõ rệt” - ông Hòe nhận định.

Gia tăng giá trị cho hàng xuất khẩu

Mặc dù hiện nay xuất khẩu đang tăng tốc nhưng các doanh nghiệp cho biết đang gặp không ít khó khăn do giá nguyên vật liệu đầu vào đang tăng mạnh. Ngoài ra, nhiều ngành xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc quá lớn nguồn nguyên liệu từ nước ngoài cũng như tình hình kiểm soát dịch bệnh.

Chính vì vậy, ông Phạm Xuân Hồng dự báo năm 2022 vẫn là một năm khó khăn về thị trường, về bài toán chi phí. Trong khi đó, dệt may được đánh giá là ngành được hưởng nhiều lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp trong ngành vẫn chưa tận dụng triệt để được các ưu đãi. Nguyên nhân chủ yếu do các nút thắt về nguyên liệu sản xuất chưa được giải quyết.

“Để hưởng các lợi thế từ FTA, điều tiên quyết là Việt Nam phải tập trung phát triển về nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ. Bên cạnh đó, cần phát triển công nghiệp phụ trợ đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu qua đó gia tăng hàm lượng nội địa cho hàng hóa xuất khẩu” - ông Hồng nhấn mạnh.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, nhấn mạnh để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trong thời gian tới Việt Nam phải tiếp tục khơi thông các dòng chảy về vốn. Ví dụ, gói hỗ trợ nền kinh tế hơn 800.000 tỷ đồng của Chính phủ cần triển khai sớm để hỗ trợ các doanh nghiệp. Đặc biệt Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp về lãi suất, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, từ đó có được các đơn hàng xuất khẩu mới.

“Trong năm 2022, dự báo xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhưng vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 15%-20%/năm. Tôi vẫn kỳ vọng vào khả năng mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp, khả năng khai thác cơ hội thị trường từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết của doanh nghiệp Việt tốt hơn” - ông Thịnh đánh giá.

Bộ Công Thương cho hay để thúc đẩy xuất khẩu, cơ quan này đang tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách. Đồng thời làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan, xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới phía Bắc.

“Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ GTVT và các địa phương thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải, chi phí logistics trong các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước” - Bộ Công Thương cam kết.

Từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 599 tỷ USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đầu năm đạt gần 300 tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 299 tỷ USD, tăng hơn 27%. Như vậy, sau 11 tháng, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD.

Bộ Công Thương đánh giá sự phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian giãn cách xã hội đã tạo sức bật rõ rệt cho nền kinh tế. Nếu như cán cân thương mại hàng hóa chín tháng đầu năm ước tính nhập siêu 2,13 tỷ USD thì đến nay cán cân thương mại hàng hóa đã đảo chiều ngoạn mục khi đạt con số xuất siêu 225 triệu USD sau 11 tháng.

 

Theo PLO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

(VNF) - Tìm phương án cân đối nguồn vốn đầu tư dự án Vành đai 4 TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh cần huy động cả vốn Trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công - tư, phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

(VNF) - Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài khoảng 60,9km. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định là 27,6km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình là 33,3km.

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

(VNF) - Trước mắt, lãnh đạo Chính phủ đồng ý giao VEC lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành.

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần tăng gấp đôi, song do không còn khoản thu từ hoạt động tài chính như cùng kỳ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) ngậm ngùi báo lỗ trong quý I/2024.

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, nhất là doanh thu bất động sản. Phải nhờ tới khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, công ty mới thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.