Hà Nội điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030

Vĩnh Chi - 26/02/2018 13:26 (GMT+7)

(VNF) – UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (phần quy hoạch sử dụng đất tại khu vực dự án Khu đô thị Gia Lâm, huyện Gia Lâm và định hướng hạ tầng kỹ thuật tại khu vực Khu đô thị Yên Viên – Long Biên – Gia Lâm (C3, C4)).

VNF
Ảnh minh họa

Theo quyết định, khu đất nghiên cứu điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thuộc địa giới hành chính thị trấn Trâu Quỳ và các xã Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn (huyện Gia Lâm).

Đây là khu đất được xác định với các chức năng: đất công cộng, hỗn hợp (dịch vụ, thương mại, văn phòng, ở); đất đơn vị ở mới; đất dự án trong vành đai xanh; đất cây xanh, công viên, vui chơi giải trí; mặt nước; đất quân đội, an ninh quốc phòng; đường giao thông; quy mô dân số khoảng 25.257 người (đã được phân bổ tại ô quy hoạch ký hiệu B.3 thuộc Quy hoạch phan khu đô thị N11, tỷ lệ 1/2000).

Nay, thành phố thống nhất điều chỉnh theo hướng giữ nguyên các chức năng theo Quy hoạch chung Thủ đô nhưng bổ sung chức năng đất cơ sở giáo dục đào tạo (Đại học, cao đẳng dạy nghề) phù hợp với chủ trương của Chính phủ tại Công văn số 4394VPCP-KGVX ngày 28/4/2017.

Bên cạnh đó, thành phố cũng bổ sung chức năng đầu mối hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo khả năng đáp ứng về khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật của dự án và khu vực.

Quy mô dân số sau điều chỉnh quy hoạch khoảng 89.500 người, tăng khoảng 64.243 người so với trước đó. Với mức tăng này, tổng quy mô dân số chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng đến năm 2050 sẽ đạt 2,034 triệu người (quy mô dân số được xác định trước đó à 1,97 triệu người).

Theo quy hoạch điều chỉnh, đất công cộng, hỗn hợp được điều chỉnh tăng 14,39ha (lên 34,24ha, chiếm 8% tổng diện tích khu đất); đất cây xanh, công viên vui chơi giải trí, mặt nước điều chỉnh giảm 41,92ha (còn 111,08ha, chiếm 26,21%); đất cơ sở giáo dục đào tạo điều chỉnh thêm vào 22,7ha.

Đất đơn vị ở mới được điều chỉnh tăng 25,32ha (lên 122,2ha, chiếm 28,83%); đất dự án trong vành đai xanh điều chỉnh giảm 35,72ha (còn 63,15ha, chiếm 14,89%); đất làng xóm đô thị hóa điều chỉnh tăng 3,16ha (lên 8,13ha, chiếm 1,92%); đất an ninh quốc phòng điều chỉnh tăng 0,92ha (lên 4,22ha, chiếm 1%); đầu mối hạ tầng kỹ thuật điều chỉnh tăng 4,18ha (chiếm 0,99%); đường giao thông điều chỉnh tăng 7,97ha (lên 53,93%, chiếm 12,72%).

Như vậy, tựu trung, quy hoạch điều chỉnh đã làm gia tăng diện tích đất công cộng, dịch vụ, đất ở, đất an ninh quốc phòng, đường giao thông và đầu mối kỹ thuật; giảm diện tích đất công viên và đất dự án trong vành đai xanh.

Cùng với việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất như trên, UBND thành phố Hà Nội cũng điều chỉnh định hướng phát triển không gian tại khu đất. Cụ thể, đối với khu vực phát triển đô thị sẽ xây dựng các công trình cao tầng hiện đại (cao từ 20 – 36 tầng, có bố trí công trình điểm nhấn cao 45 tầng) kết hợp hài hòa với khu vực nhà ở thấp tầng, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, khớp nối với khu vực lân cận. Đối với khu vực dự án trong hành lang xanh, xây dựng công trình thấp, mật độ thấp.

Dọc theo tuyến đường Đông Dư – Dương Xá có xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 8. Tại đoạn tuyến qua khu đất dự án có bố trí 1 nhà ga trên tuyến. Do đó trong khu vực dự án Khu đô thị Gia Lâm sẽ tổ chức quy hoạch sử dụng đất theo nguyên lý phát triển TOD: trong phạm vi 400 – 500m xung quanh quanh nhà ga, tổ chức quy hoạch các công trình dịch vụ thương mại, công cộng cấp thành phố, văn phòng cao tầng và các khu ở cao tầng nhằm phát huy đối đa năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt đô thị.

Ngoài ra, tại quyết định điều chỉnh, UBND thành phố cũng điều chỉnh một số nội dung về quy hoạch cấp thoát nước và cấp điện…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.