Hà Nội: Bị nợ tiền, nhiều tuyến buýt nguy cơ ngừng chạy

Thanh Bình - 23/11/2020 12:01 (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp xe buýt trên địa bàn Thủ đô chưa được thanh toán kinh phí trợ giá từ quý I/2020 đến nay với 68 tuyến buýt.

VNF
68 tuyến buýt vận hành theo phương thức đặt hàng dịch vụ công tại Hà Nội chưa được thanh toán tiền hỗ trợ

Gần hết năm 2020, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn Thủ đô vẫn chưa được thanh toán khoản trợ giá từ quý đầu năm...

Vay ngân hàng cả trăm tỷ đồng để duy trì dịch vụ buýt

“Rất nhiều khó khăn” là cụm từ được ông Thái Hồ Phương, Phó giám đốc Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, chia sẻ khi trao đổi với phóng viên về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Phương là do các doanh nghiệp chưa được thanh toán kinh phí trợ giá thực hiện quý I/2020 với 68 tuyến buýt.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các doanh nghiệp đang phải “è cổ” trả nợ lãi vay ngân hàng chờ ngày được thanh toán khoản tiền trợ giá ước tới vài trăm tỷ đồng.

Tại Công ty Cổ phần Xe điện Hà Nội, mỗi tháng, hơn 140 xe buýt của doanh nghiệp này vận chuyển cả vài trăm nghìn lượt hành khách đi lại trên 8 tuyến buýt được đặt hàng. Thống kê cho thấy, ngoài chi phí của doanh nghiệp, mỗi tháng TP. Hà Nội sẽ phải trợ giá (cho người dân để giảm giá vé xe buýt) khoảng 16 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên, đến giờ, Hà Nội vẫn chưa chi trả cho doanh nghiệp khoản tiền này.

“Để việc đi lại của hành khách không bị gián đoạn, chúng tôi phải vay ngân hàng 50 tỷ đồng. Cứ ngỡ sau vài tháng sẽ được thanh toán, tuy nhiên, đến cuối tháng 11 vẫn chưa thấy tín hiệu tích cực nào”, ông Phương nói.

Công ty Cổ phần Xe điện Hà Nội chỉ là 1 trong 7 đơn vị đang phải đối mặt với tình trạng trên. Lãnh đạo các doanh nghiệp như: Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Công ty Cổ phần Xe khách Hà Nội, Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh, Chi nhánh Công ty TNHH Bắc Hà, Công ty TNHH Du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến, Công ty Cổ phần Vận tải Newway cũng đang “đứng ngồi không yên” vì tiền mãi chưa được thanh toán, mà lãi ngân hàng chưa tháng nào được thiếu.

Theo ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, chỉ riêng 68 tuyến chưa được thanh toán trong 3 tháng đầu năm, các doanh nghiệp xe buýt trên địa bàn Hà Nội đang phải đi vay ngân hàng hơn 200 tỷ đồng.

“Với lãi suất từ 7 - 8%/năm, nếu thành phố và các bộ ngành có liên quan không sớm tháo gỡ, nguy cơ sụp đổ, dừng chạy của nhiều tuyến buýt Hà Nội sẽ xảy ra”, ông Thông e ngại.

Vướng cơ chế, doanh nghiệp dài cổ “ngóng”

Lý giải việc chậm trả của UBND TP. Hà Nội, ông Phương cho hay, thực hiện Nghị định số 32 của Chính phủ về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên có hiệu lực từ ngày 1/6/2019, 68 tuyến buýt đang thực hiện đặt hàng năm 2019 phải chuyển sang hình thức đấu thầu trong năm 2020.

Do phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lựa chọn và dự thầu với nhiều bước, tiến độ gấp, khối lượng công việc lớn, thời gian chuẩn bị kéo dài, để đảm bảo dịch vụ vận tải hành khách công cộng được liên tục, UBND TP. Hà Nội cho phép 68 tuyến buýt tiếp tục hoạt động ổn định, bình thường từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/3/2020 (đến khi lựa chọn được nhà thầu theo quy định).

Ông Phương thông tin thêm, hiện UBND TP. Hà Nội đang chỉ đạo các sở ngành liên quan nghiên cứu thanh toán cho các đơn vị đảm bảo theo đúng quy định hiện hành. Sau khi được được UBND thành phố và liên ngành chấp thuận và hướng dẫn, trung tâm sẽ thành toán cho các đơn vị theo đúng quy định.

“Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã phối hợp với các sở ngành tham mưu thành phố có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặc thù đối với Hà Nội đồng thời chủ động đề xuất, báo cáo UBND thành phố cho phép thanh quyết toán kinh phí trợ giá xe buýt quý I/2020 đối với 68 tuyến”, ông Phương cho hay.

Tìm hiểu của phóng viên, Hà Nội sau đó đã có văn bản báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đề xuất tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 32 trên địa bàn TP. Hà Nội.

Cho ý kiến về đề xuất này của Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định: “Việc một số lĩnh vực dịch vụ công ích trên địa bàn TP. Hà Nội chuyển từ phương thức đặt hàng sang đấu thầu nhưng chưa thể hoàn thành đấu thầu trước ngày 31/12/2019 là chậm so với quy định, đề nghị rút kinh nghiệm”.

Mặc dù vậy, ông Tuấn cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ Hà Nội sử dụng trong phạm vi dự toán chi năm 2020 của thành phố để thanh toán các chi phí cho đơn vị cung ứng dịch vụ công trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến khi có kết quả trúng thầu theo mức giá không cao hơn giá đã thực hiện đặt hàng theo hợp đồng năm 2019 và giá trúng thầu năm 2020.

Trong khi chờ cơ quan chức năng đưa ra những quyết định cuối cùng, các doanh nghiệp xe buýt vẫn đang phải “è cổ” trả nợ ngân hàng, nhất là khi “khó càng thêm khó” vì dịch Covid-19 đã khiến sản lượng khách sụt giảm chóng mặt.
Theo Giao thông
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

(VNF) - Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng (TCTD), tránh trường hợp TCTD tăng vốn khi công ty con, công ty liên kết đang hoạt động kém hiệu quả, cơ quan quản lý yêu cầu TCTD phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

(VNF) - Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

(VNF) - Chủ tịch Đỗ Quang Vinh nhấn mạnh việc SHS tăng vốn là để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đầu tư vào năm 2030. Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng đạt lợi nhuận khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng vào năm 2025, đồng thời chia cổ tức bằng tiền mặt.

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

(VNF) - Ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5, thay thế cho cựu Thủ tướng Lý Hiển Long, người đã nắm giữ chức vụ này trong vòng 20 năm.

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

(VNF) - Năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022.

 '148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

'148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

(VNF) - Theo Chủ tịch HoREA, trong năm 2024, thị trường bất động sản TP. HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc “neo giá cao”.

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

(VNF) - Trong nhiều thập kỷ, các công ty phương Tây đã kiếm bộn tiền nhờ đặt cược vào thị trường tỷ dân của Trung Quốc. Nhưng giờ đây, kinh tế suy thoái và cuộc chiến giá cả nổ ra đã khiến những vụ đặt cược trở nên mạo hiểm hơn bao giờ hết.