Gói trừng phạt thứ 6 của EU với Nga: Bên trong 'hồ lô' có gì?

Quỳnh Anh - 05/05/2022 14:56 (GMT+7)

(VNF) - Các biện pháp thuộc gói trừng phạt thứ 6 đang được Liên minh châu Âu (EU) nghiên cứu áp đặt cho Moscow sẽ nhắm mục tiêu vào dầu mỏ, ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank cùng các đài truyền hình Nga, các quan chức cấp cao EU cho biết.

VNF
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen có bài phát biểu Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, miền đông nước Pháp vào ngày 4/5.

Theo Giám đốc chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell: “Cuộc chiến vô cớ của Nga với Ukraine đã làm ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu. Chúng tôi đang nghiên cứu gói trừng phạt thứ 6 nhằm mục đích loại bỏ nhiều ngân hàng khỏi hệ thống SWIFT, liệt kê các “tác nhân” đưa thông tin sai lệch và giải quyết vấn đề nhập khẩu dầu. Các biện pháp này sẽ được trình lên Hội đồng để thông qua”.

Phát biểu trước Nghị viện châu Âu tại Strasbourg (Pháp), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đề xuất yêu cầu các quốc gia thành viên EU loại bỏ nhập khẩu dầu thô Nga trong vòng 6 tháng và các sản phẩm tinh chế vào cuối năm nay.

“Chúng tôi đảm bảo rằng sẽ loại bỏ dầu của Nga theo một cách có trật tự, phù hợp với khả năng của các quốc gia cũng như các đối tác, giảm thiểu tác động đến thị trường toàn cầu”, bà von der Leyen nói.

Mặc dù vậy, các đề xuất phải được nhất trí thông qua mới có hiệu lực và có khả năng trở thành chủ đề tranh luận gay gắt. Bà Von der Leyen cũng thừa nhận rằng việc khiến tất cả 27 quốc gia thành viên, bao gồm một số quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng của Nga, đồng ý về các lệnh trừng phạt dầu mỏ “sẽ không dễ dàng”.

Được biết, gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga sẽ được đưa ra vào ngày 9/5 tới đây. 

Cấm nhập khẩu dầu

Theo thông tin được tiết lộ, lệnh cấm vận dầu mỏ sẽ được xây dựng theo giai đoạn, cho phép các quốc gia thành viên có thời hạn 6 tháng để ngừng mua dầu thô của Nga và cho đến cuối năm sẽ ngừng mua tất cả các loại sản phẩm dầu tinh luyện.

Lệnh cấm sẽ áp dụng đối với tất cả dầu của Nga được giao dịch qua cảng và đường ống.

Theo bà Ursula von der Leyen, việc cấm vận dầu mỏ sẽ giúp tối đa hoá sức ép lên Nga, giảm thiểu thiệt hại về tài sản cho EU, nhưng Chủ tịch EC cũng thừa nhận việc này vô cùng khó khăn.

Nguồn cung từ Nga chiếm 25% nhu cầu dầu của EU, phần lớn trong số đó dùng cho xăng và dầu diesel cho các phương tiện giao thông. Các nhà phân tích của S&P Global cho biết, Nga cung cấp khoảng 14% lượng dầu diesel và việc cắt giảm có thể khiến giá nhiên liệu xe tải và máy kéo vốn đã cao lại tăng vọt.

Liên minh châu Âu cũng là khách hàng dầu mỏ hàng đầu của Nga, mua khoảng 3,5 triệu thùng sản phẩm thô và tinh chế mỗi ngày. Năm ngoái, khối này đã chi hơn 73 tỷ EUR cho dầu của Nga, khoản chi lớn nhất cho nhiên liệu hóa thạch với tỷ suất lợi nhuận lớn.

Nếu được thông qua, lệnh cấm nhập khẩu dầu sẽ là gói trừng phạt thứ hai của EU nhắm vào ngành năng lượng béo bở của Nga kể từ khi nước này xâm lược Ukraine vào ngày 24/2.

Trước mắt, Hungary và Slovakia cho biết sẽ không tham gia vào bất kỳ lệnh trừng phạt dầu mỏ nào. Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Richard Sulik cho biết nước này không phản đối các biện pháp trừng phạt nhưng đang yêu cầu một thời gian chuyển tiếp là 3 năm.

Zoltán Kovács, người phát ngôn quốc tế của chính phủ Hungary, cho biết ông không nhận thấy kế hoạch hoặc sự đảm bảo nào cho an ninh năng lượng của đất nước dựa trên các kế hoạch hiện tại.

Tương tự, Thủ tướng Séc Petr Fiala cho biết đất nước của ông sẵn sàng hỗ trợ gói trừng phạt này nhưng cũng cần được cho phép thêm thời gian, khoảng 2-3 năm, trước khi có thể thực hiện lệnh cấm đối với dầu của Nga, nhằm tăng công suất của các đường ống dẫn dầu từ các nguồn khác.

Ý, Hy Lạp và Áo nhấn mạnh cần có đủ thời gian để thích ứng với chuỗi cung ứng năng lượng của họ, trong khi Hy Lạp, Malta, Síp, Bỉ và Hà Lan chỉ ra những thiệt hại kinh tế có thể xảy ra đối với ngành vận tải biển địa phương của họ, Euronews đưa tin.

Đức, nhân tố chính đằng sau quá trình ra quyết định, gần đây đã không còn phản đối lệnh trừng phạt dầu mỏ sau khi tìm cách giảm sự phụ thuộc vào dầu của Nga từ mức 35% trước khi xảy ra chiến sự xuống còn 12% vào tháng 5.

"Sau 2 tháng làm việc, tôi có thể nói Đức không phản đối lệnh cấm khai thác dầu đối với Nga. Tất nhiên, đó là một gánh nặng, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng", Robert Habeck, Phó thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế Đức, nói với các phóng viên.

Ba Lan cũng kiên quyết áp dụng lệnh cấm vận hoàn toàn đối với cả nhập khẩu dầu và khí đốt, một kịch bản kép rất có thể sẽ kích hoạt một cuộc suy thoái sâu rộng trên toàn châu lục.

Giờ đây, mọi con mắt hướng về các quốc gia sản xuất dầu khác, bao gồm Iraq, Nigeria, Saudi Arabia, Kazakhstan, Na Uy, Mỹ và Anh, những nước sẽ được kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trống khổng lồ do Nga để lại.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), tổ chức hợp tác với Moscow, trước đây đã cảnh báo lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga sẽ tạo ra sự gián đoạn thị trường tương đương với cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970, dẫn đến một giai đoạn lạm phát đình trệ kéo dài và đau đớn ở phương Tây.

Loại Sberbank và 2 ngân hàng khác khỏi SWIFT

Bên cạnh lệnh cấm vận dầu mỏ, Chủ tịch von der Leyen cũng đề xuất loại bỏ Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga và 2 "ngân hàng lớn" khác khỏi SWIFT.

Như vậy, Sberbank sẽ cùng với Ngân hàng VTB, Ngân hàng Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank, Rossiya Bank và Sovcombank, cũng như VEB,gân hàng phát triển của Nga, nằm trong danh sách các tổ chức bị chặn khỏi SWIFT, một hệ thống hỗ trợ thanh toán xuyên biên giới.

Việc cấm các ngân hàng Nga tham gia SWIFT khiến họ khó tiếp cận các thị trường tài chính trên thế giới.

Do đó, sẽ khó khăn hơn nhiều, mặc dù không phải là không thể, đối với các doanh nghiệp và cá nhân Nga có tài khoản tại các ngân hàng bị ảnh hưởng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa và đầu tư ra nước ngoài.

Cấm 3 đài truyền hình nhà nước Nga

Bên cạnh các ngân hàng Nga, bà Von der Leyen nói thêm rằng những đơn vị bị cáo buộc là phát tán thông tin sai lệch về cuộc chiến ở Ukraine sẽ là mục tiêu trừng phạt tiếp theo.

“Chúng tôi đang cấm 3 đài truyền hình nhà nước lớn của Nga phát sóng trên sóng của chúng tôi. Họ sẽ không được phép truyền bá nội dung của họ ở EU, dưới bất kỳ hình thức nào, có thể là trên cáp, qua vệ tinh, trên internet hoặc thông qua các ứng dụng điện thoại thông minh”, Chủ tịch EC cho biết.

Mặc dù không nêu đích danh 3 đài truyền hình nào, song bà Von der Leyen gọi những kênh truyền hình này là “những cái miệng khuếch đại những lời nói dối và tuyên truyền mạnh mẽ của ông Putin”, cho biết sẽ không tạo sân khấu để truyền bá những lời nói dối này.

Xem thêm >> EU thừa nhận các lệnh trừng phạt Nga không hiệu quả

Theo EuroNews, AP, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

(VNF) - Giai đoạn nửa cuối năm 2024, nhiều mẫu xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có một số mẫu nằm cùng phân khúc và cạnh tranh với VinFast VF3.

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

(VNF) - Theo tờ SCMP, từ đầu năm tới nay, hơn 30 quan chức nhà nước, chủ ngân hàng và giám đốc tài chính Trung Quốc đã bị bắt giữ do liên quan tới tham nhũng. Mới đây nhất, Bộ trưởng nông nghiệp nước này cũng đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm luật pháp và kỷ luật.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

(VNF) - "Tự tin" vì đã có bảo hiểm lo, nhiều năm không xem lại hợp đồng, cũng không biết mình có quyền lợi gì, đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì mới “tá hoả” là tham gia không đúng nhu cầu, tham gia ủng hộ. Đành phải bỏ cả trăm triệu tiền túi ra để chi trả cho chi phí y tế.

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

(VNF) -Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ về lạm phát đang lớn dần khi lãi suất đang có xu hướng gia tăng. Giá vàng, giá dầu cũng đang tạo nguy cơ lớn tác động tới lạm phát.

Trung tâm dạy nghề 37ha bị bỏ hoang cả thập kỷ

Trung tâm dạy nghề 37ha bị bỏ hoang cả thập kỷ

(VNF) - Trung tâm Giáo dục, dạy nghề 05 - 06 cũ ở Đà Nẵng bỏ hoang hơn một thập kỷ. Thành phố đã thống nhất chủ trương thanh lý tài sản tại trung tâm để khai thác quỹ đất này trong thời gian tới.

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

(VNF) - Các khu đất đều nằm ở vị trí đắc địa, trung tâm Đà Nẵng được chính quyền thành phố đấu giá để xây dựng bãi đỗ xe.

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

(VNF) - Dự án xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị từ thị trấn Thiên Tôn (huyện Hoa Lư) đến Cố đô Hoa Lư được Ninh Bình đầu tư 130 tỷ đồng.

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

(VNF) - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) có nhiều siêu du thuyền như những khách sạn nổi, nâng tầm chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.