‘Gói hỗ trợ lần 2 là không cần thiết, chỉ mang tính dân túy, gây thêm gánh nặng cho ngân sách’

Vĩnh Chi - 21/10/2020 15:41 (GMT+7)

(VNF) – Đó là quan điểm của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra trong báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2020, công bố hôm nay (21/10).

VNF
‘Gói hỗ trợ lần 2 là không cần thiết, chỉ mang tính dân túy, gây thêm gánh nặng cho ngân sách’

Theo VEPR, từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã ban hành một loạt gói hỗ trợ như: an sinh xã hội, cho vay trả lương không lãi suất, gia hạn tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…

Đến tháng 8, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất thêm gói hỗ trợ lần hai, ước tính trị giá 15 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn; đề xuất gói hỗ trợ 3,6 nghìn tỷ đồng trợ cấp trực tiếp cho các cá nhân đến hết năm 2020, đồng thời kiến nghị xem xét giảm lãi suất với các khoản vay từ ngân hàng chính sách xã hội.

1 tháng sau đó, bộ này tiếp tục kiến nghị mở rộng đối tượng thụ hưởng gói 62 nghìn tỷ, hỗ trợ người lao động trong ngành giáo dục và hỗ trợ chi phí chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục.

Sau nhiều tháng triển khai, các chính sách này đã bước đầu cho thấy tác dụng. Tuy nhiên, những bất cập, hạn chế cũng là rất lớn.

Nhận định về việc triển khai các gói hỗ trợ, VEPR cho rằng với nguồn lực tài khóa hạn hẹp sau nhiều năm thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát/tỷ giá, Việt Nam không thể theo đuổi các chính sách vĩ mô theo cách tương tự như các nước khác trên thế giới, ví dụ như nới lỏng tiền tệ quy mô lớn.

Thêm vào đó, việc phòng chống dịch Covid-19 và trợ cấp an sinh xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đang tạo áp lực lớn lên cán cân ngân sách.

“Ưu tiên hàng đầu lúc này là đảm bảo an sinh xã hội, giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động và hỗ trợ các doanh nghiệp còn hoạt động”, VEPR khuyến nghị.

Theo đó, nhà nước cần ưu tiên hàng đầu cho các chính sách an sinh xã hội. Các chính sách này phải được tiếp tục triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng, trước khi người dân rơi vào những bi kịch không đáng có.

Đặc biệt, việc thực thi chính sách cần quan tâm hơn đến lao động trong khu vực phi chính thức bởi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất và đang khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

Đối với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, VEPR cho rằng nhà nước cần thực hiện theo hướng khẩn trương, tập trung, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp.

Việc khoanh/ngưng, miễn giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp như lãi vay, tiền thuê đất cần tiếp tục được triển khai; bên cạnh đó, cần rà soát để cắt giảm mọi gánh nặng có thể cho doanh nghiệp.

Trong các phương án có thể, VEPR khuyến nghị cần ưu tiên cắt giảm kinh phí công đoàn (2% quỹ lương) để giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Với nhóm doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả, Chính phủ nên khuyến khích tín dụng, tạo điều kiện về môi trường thể chế và chính sách ngành.

Trong trường hợp có các ý tưởng chính sách để hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp cụ thể, thì các chính sách này cần đi theo hướng kích cầu, hỗ trợ người tiêu dùng thanh toán chi phí mua sản phẩm/dịch vụ của hãng, thay vì tài trợ trực tiếp cho hãng.

“Chúng tôi cho rằng việc giãn/giảm thuế, nếu có, chỉ nên được áp dụng với thuế VAT thay vì thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyên do là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ hỗ trợ được số ít doanh nghiệp không bị ảnh hưởng hoặc đang hưởng lợi từ các tác động của dịch bệnh, chứ không giúp được đa số các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Từ đó, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp còn có nguy cơ tạo ra bất bình đẳng sâu sắc hơn trong môi trường kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến việc phục hồi kinh tế sau đại dịch”, VEPR nêu quan điểm.

Theo VEPR, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là khả năng giải ngân các gói cứu trợ xã hội, do mạng lưới thực thi kém hiệu quả và thủ tục hành chính phức tạp, khó tiếp cận. Việc thiết kế lại kế hoạch thực thi chính sách là vô cùng cần thiết để các gói cứu trợ thực sự có hiệu quả.

Bình luận về ý tưởng cần gói hỗ trợ lần 2, VEPR cho rằng điều này là không cần thiết.

“Khi gói cứu trợ lần một còn chưa được giải ngân một cách hiệu quả thì việc đưa ra gói cứu trợ lần hai chỉ mang tính dân túy, đồng thời nhiều khả năng chỉ gây thêm gánh nặng cho ngân sách thay vì thực sự tạo được ảnh hưởng tích cực trong nền kinh tế và xã hội”.

Trên phương diện sản xuất, VEPR vẫn bảo lưu quan điểm đẩy nhanh đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, đã được phê duyệt và đã được bố trí vốn thực hiện trong các tháng còn lại của năm là việc nên làm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Việc chia nhỏ ra làm nhiều gói thầu và thực hiện rải rác ở nhiều địa phương để tạo sự lan tỏa tốt hơn cũng là điuè có thể được cân nhắc. Đồng thời, nhà nước cần cắt giảm ngân sách thường xuyên (tiêu dùng) tối thiểu 10% nên được thực hiện nhằm dành nguồn lực cho việc khắc phục những hậu quả do bệnh dịch gây ra.

Nói về chính sách tiền tệ, VEPR cho rằng công cụ lãi suất trong thời điểm hiện nay sẽ ít hiệu quả. Lí do là khi dịch bệnh còn tồn tại thì nhu cầu cho một số ngành đặc thù sẽ biến mất, dù lãi suất có giảm cũng không tạo được động lực để doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Dư địa chính sách tiền tệ có thể còn, tuy nhiên việc tính toán dùng vào thời điểm vào và mức độ ra sao cần phải cân nhắc kỹ, vì chính sách tiền tệ còn đối mặt với ràng buộc về lạm phát và tỷ giá.

Đặc biệt, VEPR cho rằng, dù có chậm trễ, Việt Nam nên từng bước xây dựng đệm tài khóa để phòng chống những cú sốc kiểu Covid-19, hoặc những diễn biến bất ngờ của chính bệnh dịch này, trong những năm tới.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hơn 5,7 triệu thuê bao thuộc nhóm 4 đến 9 SIM chung 1 giấy tờ

Hơn 5,7 triệu thuê bao thuộc nhóm 4 đến 9 SIM chung 1 giấy tờ

(VNF) - Thời gian qua, thông qua rà soát, Cục Viễn thông và các nhà mạng đã phát hiện một số lượng lớn, khoảng 5,75 triệu thuê bao thuộc tập 4 đến 9 SIM có chung 1 giấy tờ.

Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài: Khắp nơi giảm nhân chứ không riêng Thế Giới Di Động

Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài: Khắp nơi giảm nhân chứ không riêng Thế Giới Di Động

(VNF) - Theo ban lãnh đạo, việc giảm nhân sự, cửa hàng, giải thể công ty con đều nằm trong kế hoạch tái cấu trúc toàn diện của MWG nhằm thu gọn nhiều mảng kinh doanh với tiêu chí “giảm lượng tăng chất”.

IHG sắp ra mắt hai thương hiệu khách sạn tại TP. HCM và Hội An

IHG sắp ra mắt hai thương hiệu khách sạn tại TP. HCM và Hội An

(VNF) - IHG Hotels & Resorts, một trong những tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới, cho biết sắp ra mắt hai thương hiệu khách sạn tại Việt Nam trong năm nay là Hotel Indigo tại TP. HCM và Vignette Collection tại Hội An.

TC3 hút khách nhờ vị trí giao thoa trong thành phố quốc tế phía Tây Hà Nội

TC3 hút khách nhờ vị trí giao thoa trong thành phố quốc tế phía Tây Hà Nội

(VNF) - Vừa ra mắt chính thức, TC3 - The Canopy Harmony đã khuynh đảo thị trường phía Tây Thủ đô khi tiếp sóng toà TC2 tạo ra kỷ lục bán hàng mới với 75% căn tìm thấy chủ chỉ sau 24h.

Giá vàng nhảy múa: 'Không lẽ cứ để như vậy?'

Giá vàng nhảy múa: 'Không lẽ cứ để như vậy?'

(VNF) - Đề cập đến giá vàng “nhảy múa” thời gian qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ ông chưa bao giờ thấy giá vàng tăng giảm đột biến như thế.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, cổ phiếu “họ” Apec phủ sắc tím

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, cổ phiếu “họ” Apec phủ sắc tím

(VNF) - Bộ ba cổ phiếu API, APS và IDJ thuộc hệ sinh thái Apec của ông Nguyễn Đỗ Lăng đồng loạt tím trần sau màn "tái xuất" bất ngờ của doanh nhân này.

Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý

Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý

(VNF) - Sự kiện chuyên đề về Xuất nhập khẩu năm 2024 do VietinBank tổ chức diễn ra vào ngày 15/5/2024 tại khách sạn Nikko – Sài Gòn sẽ trình bày các cơ hội, tiềm năng và thách thức giữa tương quan xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.

Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

(VNF) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang nỗ lực vận dụng tất cả năng lực, kinh nghiệm, tiềm năng sẵn có để chung tay cùng Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chủ hộ kinh doanh muốn nghỉ hưu tuổi 40: Lời khuyên từ chuyên gia tài chính

Chủ hộ kinh doanh muốn nghỉ hưu tuổi 40: Lời khuyên từ chuyên gia tài chính

(VNF) - Đã bước qua tuổi 40, công việc kinh doanh cũng đã tạm ổn định, có nhiều kênh tích trữ và đầu tư tài sản, cùng với sự thay đổi của xã hội, nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng cao. Rất nhiều tiểu chủ, chủ kinh doanh đã tính đến chuyện “dưỡng già” sau độ tuổi 40.

Khám phá công nghệ trẻ hoá được sao Hollywood ưa chuộng

Khám phá công nghệ trẻ hoá được sao Hollywood ưa chuộng

(VNF) - Dù đã bước sang ngưỡng tuổi trung niên nhưng những người đẹp như Jennifer Aniston, Gwyneth Paltrow, Jennifer Lopez… vẫn giữ sức vẻ đẹp mơ ước. Thậm chí, trong Met Gala 2024, nữ ca sĩ 50 tuổi Jennifer Lopez đã gây ấn tượng mạnh với làn da căng bóng, thân hình săn chắc trong bộ đầm ôm sát.