Góc nhìn VNF: Vì sao vốn hóa TTCK Việt Nam còn khiêm tốn?

Vũ Đào - 15/05/2016 01:49 (GMT+7)

(VNF) - Tuy là kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay, nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn chưa phát huy hết vai trò huy động vốn của mình.

Tình trạng dòng tiền đầu tư không nằm lâu trong thị trường nhiều năm qua đã khiến kênh huy động vốn này chưa thực sự hiệu quả như mong đợi.

Ra đời từ năm 2000, TTCK Việt Nam được coi là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, tuy nhiên trên thực tế nó vẫn chưa thể hiện hết được vai trò của mình, thậm chí đang thể hiện vai trò ở mức khá thấp.

Ngoài việc tính đến thời điểm này số lượng doanh nghiệp niêm yết còn quá nhỏ bé so với quy mô doanh nghiệp trên cả nước thì còn có những nguyên nhân nội tại diễn ra ngay trên TTCK niêm yết.

Thanh khoản còn thấp, vốn hóa nhỏ

Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2016 vừa tổ chức buổi thảo luận với chủ đề "Thị trường tài chính & Huy động vốn" với sự tham dự của nhiều chuyên gia và đông đảo nhà đầu tư.

Buổi hội thảo đi sâu vào việc tìm hiểu đâu là nguyên nhân khiên TTCK Việt Nam chưa phát huy được vai trò chính là huy động vốn của mình.

Thống kê có được cho thấy vốn hóa TTCK Việt Nam vào khoảng 60-65 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với GDP khoảng 200 tỷ USD hàng năm.

Đa số ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa khiến TTCK Việt Nam chưa phát huy hết vai trò huy động vốn là do thanh khoản các phiên giao dịch thấp, khiến các nhà đầu tư chưa thể đặt niềm tin lớn hơn tại thị trường này.

Tại buổi thảo luận, ông Johan Nyvene, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán TP. HCM cho rằng việc vốn hóa TTCK vào khoảng 60-65 tỷ USD so với GDP hàng năm khoảng 200 tỷ USD là quá nhỏ bé, bởi tại các nền kinh tế phát triển thì vốn hóa thị trường phải bằng ít nhất 100% hoặc lớn hơn so với GDP.

Trong khoảng 3-5 năm trở lại đây, dù cho TTCK Việt Nam đã có nhiều bước tiến, đáp ứng được phần nào nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp nhưng vẫn còn khá ì ạch, thanh khoản chưa dồi dào, vốn hóa còn thấp.

Đó là lý do là các nhà đầu tư khi tham gia thị trường họ còn "nghi ngờ", không đặt niềm tin lớn tại TTCK Việt Nam.

Theo thống kê, năm 2014, giá trị giao dịch bình quân/phiên khoảng 3.000 tỷ đồng, tương đương 150 triệu USD; năm 2015 là 2.600 tỷ đồng, khoảng 130 triệu USD; từ đầu năm 2016 đến nay, bình quân khoảng 2.700 tỷ đồng.

Dễ thấy giá trị bình quân giao dịch mỗi phiên chiếm tỉ lệ quá nhỏ so với vốn hóa toàn thị trường khoảng 60-65 tỷ USD.

Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng TTCK Việt Nam vẫn chỉ là "chợ chứng khoán" chỉ với vài món đồ chưa phong phú, ít người mua, ít người bán, khó có thể thuyết phục các nhà đầu tư tham gia giao dịch.

Mở đường cho các quỹ để thúc đẩy thị trường

Thực tế thời gian gần đây, các cơ quan chức năng như Ủy ban chứng khoán (UBCK) Nhà nước và các Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) đã và đang có những hành động giúp thị trường đa dạng hơn, trong đó có việc đưa ra các sản phẩm mới, chuẩn bị cho giao dịch trong ngày, các sản phẩm chứng khoán phái sinh…

Nhưng đó mới chỉ là công cụ hỗ trợ, còn bản chất của riêng thị trường cổ phiếu hiện nay vẫn đang ít người mua và người bán, do đó dễ dẫn đến sự chênh lệch giá lớn, người bán thì sợ bán giá thấp còn người mua sợ giá đang cao, vì thế thanh khoản thị trường không thể cải thiện được.

Thống kê mới nhất được đưa ra là tại Việt Nam, trung bình năm qua chỉ có 15-17% sự tham gia của tổ chức là tổ chức nước ngoài, còn lại là các nhà đầu tư trong nước mà chủ yếu là cá nhân.

Để TTCK Việt Nam tăng thanh khoản, tạo hấp dẫn cho giới đầu tư, điều nhất thiết phải có sự tham gia của người mua là các tổ chức lớn, các quỹ đầu tư, trong đó cần thiết phải có các quỹ là các quỹ như quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu cơ…

Nhưng tại thị trường Việt Nam hiện nay, quỹ hưu trí bắt buộc thuộc quản lý Nhà nước, quỹ hưu trí tự nguyện chưa hình thành, các quỹ bảo hiểm gần như không chấp nhận rủi ro để đầu tư vào cổ phiếu…., đồng nghĩa với việc dù cho nguồn tiền nhàn rỗi trong dân đang rất lớn (thống kê lượng kiều hối chính thức gửi về hàng năm là 10-12 tỷ USD, lượng vàng dự trữ trong dân ước đoán cả ngàn tấn…) thì dòng tiền vẫn chưa có cách nào để chảy vào TTCK.

Có ý kiến cho rằng vốn huy động từ 3 kênh ngân hàng, trái phiếu và TTCK đều có sự liên hệ đến nhau và việc phân bổ vốn trong xã hội vẫn còn bất cập, môi trường hiện tại không khuyến khích nhà đầu tư chấp nhận rủi ro nhiều hơn, vì vậy, không khuyến khích được các nhà đầu tư cổ phiếu nắm giữ dài hạn.

Ngoài ra, tính minh bạch và chiến lược phát triển của doanh nghiệp về dài hạn chưa rõ ràng sau nhiều năm không thể thuyết phục nhà đầy tư nắm giữ cổ phần doanh nghiệp dài hạn, thế nên mới có chuyện có quỹ đầu tư có thể huy động được 600 tỷ đồng nhưng chưa chắc đầu tư quá 5% vào cổ phiếu.

Đáng lo ngại nhất là dòng tiền khối ngoại không nằm lâu trong thị trường, khối ngoại chỉ tập trung rót tiền vào những tháng mà TTCK tăng trưởng cao, khoảng vài tháng nắm giữ khi đạt tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng họ sẽ chốt lời và rút tiền ra khỏi thị trường, chu kỳ hàng năm cứ lặp lại như vậy, bởi họ không dám chắc lợi thế về dòng tiền lâu dài ở TTCK Việt Nam.

Do vậy, điều cần cho thị trường bây giờ là chính sách phân bổ nguồn vốn như thế nào để giúp doanh nghiệp phát triển, tạo môi trường đầu tư, khuyến khích để nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro hơn.

Bài toán đặt ra với TTCK Việt Nam thời điểm này là làm cách nào để thuyết phục được các nhà đầu tư chấp nhận bỏ tiền của mình lâu dài vào thị trường, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Muốn vậy, ngoài lộ trình IPO và thoái vốn giai đoạn 2016-2020, còn phái có chính sách phân bổ nguồn vốn hợp lý để các doanh nghiệp niêm yết phát triển bền vững, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút đầu tư.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay, ngày 2/5/2024, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance chính thức có giao diện mới cho trang điện tử tại địa chỉ: https://vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ tốt hơn cho bạn đọc.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Loạt ngân hàng phương Tây nộp 800 triệu EUR thuế cho Điện Kremlin, gấp 4 lẫn trước chiến sự

Loạt ngân hàng phương Tây nộp 800 triệu EUR thuế cho Điện Kremlin, gấp 4 lẫn trước chiến sự

(VNF) - Các ngân hàng phương Tây lớn nhất còn hoạt động ở Nga đã trả cho Điện Kremlin hơn 800 triệu EUR tiền thuế vào năm ngoái, tăng gấp 4 lần so với mức trước chiến sự, bất chấp những lời hứa hẹn sẽ giảm thiểu rủi ro với Moscow.

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

(VNF) - Sau cuộc họp chính sách mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức cao nhất trong vòng 23 năm khi "cuộc chiến" giảm lạm phát có dấu hiệu trì trệ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed bác bỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.