Góc nhìn chứng khoán: Vì sao thị trường 'vỡ mộng' với giải pháp cắt giảm lãi suất?

Song Tử - 16/03/2020 17:09 (GMT+7)

(VNF) - Cuối tuần qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) lại gây sốc cho thị trường bằng việc cắt giảm thêm 1% lãi suất dù chỉ vài ngày nữa là tới cuộc họp chính thức. Thị trường chứng khoán tưởng như sẽ hào hứng với động thái này, nhưng thực tế lại là sự “vỡ mộng”.

VNF

FED ngày 15/3 hạ lãi suất liên bang xuống mức 0 - 0,25%, từ mức 1 - 1,25% trước đó. Đồng thời, FED triển khai chương trình nới lỏng định lượng trị giá 700 tỷ USD thông qua mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu thế chấp. Đây là giải pháp cực mạnh, nhưng bất ngờ là chứng khoán Mỹ lại phản ứng hoảng loạn khi thị trường tương lai sụt giảm hết biên độ và phải dừng giao dịch.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong thời điểm cạn thông tin hỗ trợ nội tại nhưng phản ứng rất nhạy cảm với các diễn biến bên ngoài. Điều này là bình thường vì dịch Covid-19 đang lan tràn khắp châu Âu và Mỹ  - cả hai đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Diễn biến của thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ là chỉ báo sớm về mức độ thiệt hại kinh tế mà dịch Covid-19 đem lại. Không có gì bất ngờ, khi chứng khoán Mỹ và châu Âu đồng loạt lao dốc mạnh, thị trường trong nước lại có thêm một phiên sụt giảm mạnh nữa, với VN-Index bốc hơi 1,83%.

Cắt giảm lãi suất, nới lỏng định lượng là những “liều thuốc mạnh” từng được thực thi năm 2008 khi khủng hoảng tài chính diễn ra. Tuy nhiên lần này hiệu lực dường như không bằng. Trong lần cắt giảm lãi suất 0,5% đầy bất ngờ hồi đầu tháng 3 này, các thị trường chứng khoán đã phản ứng ngược. Lần này cũng vậy, chỉ vài ngày nữa là đến kỳ họp tháng 3 của FED nhưng việc cắt giảm lãi suất lại được công bố trước. Thị trường lại có lý do để nghi ngờ: Điều gì khiến FED phải gấp rút đến mức như vậy?

Mức giảm lãi suất 1% đã nằm trong dự kiến của thị trường, nhưng gói nới lỏng định lượng 700 tỷ USD thì là bất ngờ. Quyết định này giống như kê một đơn thuốc quá mạnh. Kết luận tất yếu sẽ đến là “bệnh” của nền kinh tế hóa ra nặng hơn những gì mà thị trường dự kiến. Thị trường chứng khoán chưa giao dịch nhưng thị trường tương lai của Mỹ đã lập tức phản ứng trước bằng một đợt bán tháo kịch biên độ và phải tạm đóng băng.

Các phân tích từ sớm đã chỉ ra rằng việc giảm lãi suất, bơm tiền không phải là giải pháp cho nền kinh tế vốn rơi vào khó khăn do dịch bệnh. Giảm lãi suất không khuyên khích người dân chi tiêu nhiều hơn vào lúc này, không giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, không khiến các hãng hàng không cất cánh nhiều hơn, không khiến các dịch vụ du lịch, giải trí nhộn nhịp hơn.

Một yếu tố nữa khiến thị trường chứng khoán toàn cầu phản ứng ngược, là nỗi lo cạn kiệt giải pháp đối phó với khủng hoảng hiện tại. Cắt giảm lãi suất, nới lỏng định lượng dường như là biện pháp cuối cùng mà các ngân hàng trung ương có thể thực hiện. Lãi suất của FED đã về mức 0%, lãi suất của châu Âu đã âm. Quy mô mua trái phiếu cả châu Âu và Mỹ đã lên tới hàng trăm tỷ USD. Nếu hành động này không đem lại hiệu quả, các ngân hàng trung ương sẽ phải làm gì tiếp theo?

Việt Nam sau khi có động thái giảm lãi vay, giãn nợ cho doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19 thì cũng có khả năng sẽ giảm lãi suất. Công ty chứng khoán SSI dự báo việc giảm lãi suất sẽ thực hiện ngay trong tháng 3 và mức giảm là 50 điểm cơ bản với các lãi suất OMO, tín phiếu, tái cấp vốn, chiết khấu.

Tuy nhiên Việt Nam cũng không khác thế giới là mấy, khi hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn không phải vì thiếu vốn. Khả năng hấp thụ vốn, hay đưa vốn vào sản xuất kinh doanh mới là vấn đề. Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm có 0,1% nghĩa là vốn ứ đọng còn rất nhiều. Việc giãn nợ, giảm lãi suất vay đã là giúp giảm áp lực thanh khoản cho doanh nghiệp. Giảm lãi suất điều hành có chăng chỉ giúp các ngân hàng bớt khó khăn hơn mà thôi.

Yếu tố duy nhất có thể thay đổi tình hình lúc này không phải các biện pháp tài chính, mà là khả năng kiểm soát dịch bệnh. Các thị trường chứng khoán chờ đợi khả năng khống chế dịch, còn các biện pháp nới lỏng tiền tệ chỉ giúp doanh nghiệp cầm cự.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

(VNF) - Ngay sau khi Bắc Giang mở hồ sơ thực hiện, Dự án Khu đô thị số 15 và dải cây xanh mặt nước thuộc Quy hoạch phân khu số 2, TP. Bắc Giang, có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký.

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

(VNF) - Lũy kế 4 tháng đầu năm, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Google, TikTok, Netflix,... đã nộp gần 4.000 tỷ đồng tiền thuế cho Việt Nam.

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

(VNF) - Sở GTVT Hưng Yên đề xuất dự án xây dựng các cầu vượt dân sinh và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh, với tổng mức đầu tư là hơn 1.088 tỷ đồng.

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

(VNF) - Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng nước này phản đối những nỗ lực sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để làm vật tế thần hoặc khơi dậy một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giá đất, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024. Dự thảo được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 12/2024, nhất là các quy định về phương pháp thặng dư. Tuy nhiên, các nội dung của dự thảo về vấn đề này lại cho thấy các bất cập vẫn đang tồn tại.

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

(VNF) - Khẳng định mức giảm trừ gia cảnh không theo kịp yêu cầu của cuộc sống, nhiều chuyên gia khẳng định, trong lần sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân tới, việc giảm trừ gia cảnh không nên chỉ dựa theo chỉ số CPI mà còn phải tính tới xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu dùng và xu hướng phát triển của xã hội.