Góc nhìn chứng khoán: Cơ hội đầu cơ quá mỏng, dòng tiền uể oải

Song Tử - 14/07/2020 16:32 (GMT+7)

(VNF) - Thị trường giằng co khó chịu phiên này vì chỉ số vẫn được một số mã lớn nâng đỡ và các cổ phiếu tăng giảm phập phù với biên độ không lớn. Thậm chí xu hướng đầu cơ ở các mã nhỏ cũng không rõ ràng nên dòng vốn nóng tiếp tục thu hẹp hoạt động.

VNF
Tháng 6 vừa qua vẫn có thêm hàng chục ngàn tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân và cộng với cả trăm ngàn tài khoản mới trong 3 tháng trước đó, nhưng thanh khoản vẫn giảm dần chứng tỏ dòng tiền đã giảm hoạt động đáng kể.

Mặc dù các chỉ số có thể xanh đỏ từng ngày không ai biết trước được nhưng nếu có làn sóng đầu cơ tốt thì giao dịch vẫn có thể sôi động. Hiện các mã nóng cũng đã trở nên nguội và chỉ còn số ít cổ phiếu đơn lẻ được chú ý.

Hiện tượng các mã đầu cơ nhỏ kịch trần cả loạt đã trở thành dĩ vãng từ nhiều tuần nay. Rất nhiều mã đã bị dòng vốn nóng thoát ra và hiện chỉ còn giao dịch thoi thóp và giá đi luẩn quẩn không xu hướng. Những TSC, HAI, AMD, ITA, FLC, SJF, JVC... đã điều chỉnh mạnh và thanh khoản hiện giảm sút đáng kể so với cách đây vài tuần. Thậm chí cả những mã “siêu đầu cơ” như DBC, HSG, HQC cũng không còn thu hút được chú ý nữa.

Mặc dù bất kể VN-Index tăng hay giảm thì phiên nào cũng có một số cổ phiếu tăng tích cực, thậm chí là kịch trần nhưng các diễn biến đó không bền vững và không tạo thành một xu thế tăng rõ ràng. Mặt khác, giá tăng bao nhiêu thì cũng phải trông vào khối lượng giao dịch hàng ngày. Khi thanh khoản quá nhỏ, chỉ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng mỗi ngày thì gần như đó chỉ là giao dịch của các nhà đầu tư rất nhỏ lẻ và càng không thể tạo thành một trào lưu như trước. Những cổ phiếu như DAT dù có tăng hàng chục phiên kịch trần liên tục thì cũng chỉ có vài nhà đầu tư chơi với nhau mà thôi.

Hôm nay nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt tăng khá tốt gợi nhớ lại diễn biến giữa tháng 6 vừa qua khi kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2/2020 được nhen nhóm trở lại. Thực tế kỳ vọng này không có gì mới và đã từng bị lãng quên trong nửa cuối tháng 6, nhưng càng đến gần ngày công bố kết quả kinh doanh, dòng tiền lại hào hứng trở lại. Vì vậy bất kỳ trào lưu đầu cơ nào cũng phải chờ đợi dòng tiền hoạt động mạnh hơn và thu hút chú ý ngày càng nhiều mới có thể khởi sắc được.

Từ đầu tháng 7 tới nay số cổ phiếu nằm trong xu thế tăng và đạt thanh khoản tốt (ví dụ khớp lệnh bình quân tối thiểu 10 tỷ đồng/phiên) là không nhiều. Có thể kể tới như DHC, GEX, GTN, MHC. Các blue-chips thì ngoài SAB, REE không còn cổ phiếu nào vượt quá được ngưỡng dao động thông thường hoặc kiểm định lại đỉnh cao ngắn hạn như một nhịp hồi kỹ thuật. Đây cũng là tình trạng chung do dòng tiền không nhìn thấy cơ hội rõ ràng và đang giảm cường độ giao dịch xuống, kéo theo thanh khoản chung không cải thiện được mà còn thấp đi.

Đối với mỗi nhà đầu tư, đánh giá về cơ hội và xu hướng là khác nhau vì còn tùy thuộc vào thời gian nắm giữ bao lâu. Nếu là các giao dịch lướt sóng T+3, T+5 thì cơ hội luôn có nhưng chưa chắc đó đã là xu hướng. Mặt khác quy mô giao dịch cũng là vấn đề vì khi hoạt động với một mức giao dịch nhỏ thì cơ hội luôn rộng hơn giao dịch quy mô lớn vì các nhà đầu tư lớn quan tâm nhiều hơn tới khả năng thanh khoản đảm bảo hay không.

Khi nhìn vào bức tranh tổng thể thị trường, một nhóm cổ phiếu tăng giá tốt không có nghĩa là thị trường đang trong một tình trạng thật sự tốt. Sau một xu thế đã rõ ràng, hầu hết cổ phiếu đều tăng, thị trường thường rơi vào trạng thái đi ngang và lúc này việc lựa chọn cổ phiếu mới có tính quyết định, còn xu thế chung đã suy yếu. Thanh khoản thị trường đang giảm dần vì cơ hội hiện tại là cá biệt. Những nhà đầu tư chọn đúng cổ phiếu có xu thế tăng sẽ cảm thấy thị trường vẫn ổn, trong khi những người bị đọng vốn hoặc lỗ sẽ cảm thấy khó khăn và mệt mỏi.

Mặc dù hiện tại hàng trăm ngàn tài khoản mới mở vẫn còn nguyên, thậm chí khả năng tạo ra hàng chục ngàn tỷ đồng giao dịch mỗi ngày hồi tháng 6 vẫn còn nguyên, nhưng mức độ hoạt động lại giảm. Xu thế mạnh chung của thị trường mới tạo ra thanh khoản cao chứ không phải các “game” đơn lẻ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Sài Gòn - Đại Ninh là một trong những siêu dự án ở Lâm Đồng. Sau nhiều năm triển khai, dự án khiến hàng loạt quan chức từ Trung ương đến địa phương vướng vào lao lý.

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

(VNF) - Vốn được coi là khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn địa chính trị và kinh tế, vàng đã tăng giá sau khi xung đột Nga – Ukraine và cuộc chiến ở Gaza nổ ra. Tuy nhiên, việc vàng leo lên mức cao kỷ lục trên 2.400 USD/ounce được cho là có tác động chính bởi thị trường Trung Quốc.

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

(VNF) - Chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp Việt Nga ở Bến Đầm, huyện Côn Đảo đang nợ Agribank hơn 370 tỷ đồng. Agribank đưa ra giá khởi điểm dự kiến cho khoản nợ này tương đương giá trị cả gốc và lãi của khoản nợ tính đến ngày 26/4.

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

(VNF) - Sáng 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô. Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

(VNF) - Tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thảo luận và biểu quyết thông qua các Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) tiếp tục trình diễn vũ điệu tăng trưởng đẹp mắt với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý III năm tài chính 2024.

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

(VNF) - Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh áp lực dòng tiền vẫn chưa vơi với doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

(VNF) - Quyền sở hữu nhà vẫn là một mục tiêu ngày càng khó đạt được đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt trong bối cảnh chung cư “một mình một ngựa” thẳng tiến với tốc độ tăng giá đáng sợ.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.