Góc nhìn chứng khoán: Áp lực điều chỉnh ngày càng tăng

Song Tử - 28/04/2020 16:31 (GMT+7)

(VNF) - VN-Index tiếp tục có một phiên giảm điểm nữa khiến nguy cơ tạo đỉnh trở nên rõ ràng hơn. Sau khi đạt đỉnh cao nhất hôm 20/4 vừa qua, chỉ số này đã không thể kiểm định lại đỉnh cao đó mà quay đầu đi xuống.

VNF
VN30-Index thể hiện khá rõ nguy cơ tạo đỉnh sau thấp hơn và thanh khoản đang suy yếu.

Về mặt kỹ thuật, diễn biến như vậy được xem là có rủi ro tạo đỉnh sau thấp hơn. Đây là tín hiệu cảnh báo sự suy yếu của thị trường. Nếu so sánh với chỉ số đại diện các cổ phiếu vốn hóa lớn là VN30-Index cũng như các blue-chips trong chỉ số này, sự suy yếu có thể thấy rõ hơn nhiều.

VN30-Index cũng tạo đỉnh cùng ngày với VN-Index nhưng mức thoái lui tính từ đỉnh nhẹ hơn. Chỉ số này giảm khoảng 2,79% so với đỉnh cao nhất vừa qua trong khi VN-Index giảm 3,49%.

Vấn đề nằm ở chỗ cổ phiếu đang sụt giảm nhiều hơn. Trong 6 phiên rời đỉnh, VN30 chỉ có 6 cổ phiếu là đi ngược dòng, tăng so với chỉ số. Đó là POW, CTD, HPG, NVL, MSN và VNM. Tuy nhiên chỉ có 2 mã tăng được hơn 1% là POW (+9,57%) và CTD (+3,4%). Ngược lại 23 cổ phiếu đã rời đỉnh và suy giảm, trong đó 19 cổ phiếu giảm mạnh hơn VN30-Index. GAS, VCB, VNM, VHM, VRE, BID nằm trong số các mã giảm mạnh nhất.

Các cổ phiếu lớn đã tạo đỉnh rõ ràng hơn so với các chỉ số trong khi thanh khoản ở các mã này cũng đang giảm dần. Giao dịch khớp lệnh của nhóm VN30 lớn nhất là các phiên 20-21/4, đặc biệt là phiên ngày 21/4 với 2.902 tỷ đồng. Đến hôm nay giá trị khớp lệnh chỉ còn 1.728 tỷ đồng, tức là giảm hơn 40% so với đỉnh.

Giá giảm và thanh khoản giảm thể hiện các giao dịch chốt lời đã được thực hiện, sau đó nhà đầu tư hạn chế quay lại mua. Dòng tiền hôm qua và tuần trước đã chuyển sang các mã vốn hóa nhỏ và đẩy nhiều mã trong nhóm này tăng, nhưng đó cũng không phải là các giao dịch lớn do hạn chế về thanh khoản cũng như chất lượng cổ phiếu. Đến hôm nay, giao dịch ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng đã suy yếu, thanh khoản nhóm này giảm xuống, thêm vào đó, số cổ phiếu tăng giá rất ít.

Thanh khoản suy giảm cũng có thể đến từ nguyên nhân thị trường chuẩn bị có kỳ nghỉ dài 4 ngày, nhà đầu tư muốn tránh các rủi ro thông tin trong giai đoạn này. Tuy vậy, xu hướng giảm thanh khoản đã có từ các phiên tuần trước.

Về mặt thông tin, thị trường đang đi đến giai đoạn cuối của đợt công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020. Nhóm ngân hàng công bố sớm nhất và nhiều mã đã suy yếu ngay sau đó. VCB, BID, CTG, TCB, MBB – những cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt nhóm đều đã đạt đỉnh và đang điều chỉnh giảm. VHM hôm nay báo cáo lợi nhuận tốt, giá cũng không tăng được nhiều, thậm chí bị nhà đầu tư tranh thủ xả mạnh ngay đầu phiên. Trong vài ngày tới, kết quả kinh doanh sẽ xuất hiện hết, sau đó thị trường sẽ quay lại với các thông tin cũ như dịch bệnh, tái khởi động các nền kinh tế, giá dầu...

Sức ép của nhà đầu tư nước ngoài đối với toàn thị trường cổ phiếu nói chung và blue-chips VN30 nói riêng vẫn chưa hề suy giảm. Không đề cập đến chuyện thời điểm bán hay lời lỗ, việc dòng vốn ngoại rút đi triền miên có khả năng trở lại thành tâm điểm của thị trường. Ở nhịp phục hồi tạo đáy đầu tháng 4, thanh khoản chung của thị trường tăng mạnh nên áp lực bán của nhà đầu tư nước ngoài có phần bớt ảnh hưởng.

Nhưng lúc này, tổng thể thanh khoản thị trường bắt đầu giảm xuống nhiều và giao dịch của nhà đầu tư trong nước cũng giảm. Ví dụ tại đỉnh 20-21/4, giao dịch khớp lệnh của VN30 trên 5.000 tỷ đồng, hôm hay còn 3.229 tỷ đồng, cũng giảm hơn 35%. Tuần trước thị trường tạo đỉnh, do thanh khoản tăng nên giá trị bán ra của nhà đầu tư nước ngoài tại nhóm VN30 chỉ chiếm chưa tới 20% tổng giá trị giao dịch. Dù mức bán vẫn duy trì hai ngày đầu tuần này nhưng do thanh khoản giảm nên khối ngoại bán đã chiếm 25,8%. Đây là điều đáng ngại hơn vì không biết lúc nào khối ngoại dừng bán và khi còn bán nghĩa là còn cần nhiều tiền để đỡ lượng bán đó, nếu không giá sẽ chịu áp lực giảm tiếp.

Thị trường đang có khả năng rơi vào nhịp điều chỉnh giảm cũng không phải là điều gì khác thường vì tăng mạnh thì cũng cần giảm để giá cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn, chiết khấu thêm các thông tin mới. Điểm quan trọng chính là thị trường đã tạo được đáy cuối tháng 3, đầu tháng 4 ở thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất. Nếu dịch bệnh không bùng phát mạnh hơn thì nguy cơ giảm xuống thấp hơn đáy này cũng được loại trừ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du vòng quanh châu Âu trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ. Được biết, những quốc gia mà ông Tập đi qua đều đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp nhiều cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn.

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

(VNF) - Theo phân tích của nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của UOB, tỷ giá USD/VND sẽ dần hạ nhiệt trong những tháng cuối năm khi Fed bắt đầu lộ trình cắt giảm lãi suất.

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

(VNF) - Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu khủng đạt 2.522 tỷ đồng, tăng 393 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận gộp ghi nhận ở mức 807 tỷ đồng, tăng 212 tỷ đồng so với quý I/2023.

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

(VNF) - Những con số công bố mới đây Gemadept cho thấy, lợi nhuận Quý 1/2024 đạt gần 560 tỷ đồng, tăng mạnh nhờ thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải.

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

(VEF) - Dự án Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) tại phường Đắc Sơn, TP. Phổ Yên đã có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện với vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đông·

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

(VNF) - Mặc dù chưa đủ điều kiện để nhận đặt cọc căn hộ, chưa được chủ đầu tư mở bán nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin môi giới rao bán căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower, với phí chênh lệch tới 450 triệu đồng/căn hộ.

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

(VNF) - Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Nafoods Group (HOSE: NAF) ngày 24/4/2024 đã thông qua kế hoạch năm 2024 với mục tiêu doanh thu 2.200 tỷ, tăng 26,9% so với năm 2023, lợi nhuận sau thuế 129 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm trước.

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

(VNF) - Dự án Đập ngăn mặn trên sông Cái - Nha Trang được gia hạn tiến độ nhiều lần và lần gần đây là cuối năm 2024. Tuy nhiên, mốc thời gian này dự án cũng khó hoàn thành vì vướng giải phóng mặt bằng.

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

(VNF) - TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án Nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 3 và dự án nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 5 thuộc khu B – Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.