Gỗ dán Việt Nam liên tục duy trì xuất khẩu Top 5 thế giới

Kỳ Thư - 04/02/2023 07:49 (GMT+7)

(VNF) -Theo ITC, nhu cầu về ván ép đã tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai do các yếu tố như đô thị hóa và thu nhập ngày càng tăng ở các nước đang phát triển là nguyên nhân khiến gỗ dán liên tục duy trì vị trí xuất khẩu ở Top 5 thế giới.

VNF
Nhu cầu về ván ép đã tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai do các yếu tố như đô thị hóa và thu nhập khả dụng ngày càng tăng ở các nước đang phát triển.

Thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, Từ năm 2018 trở lại đây theo ITC, Việt Nam đứng trong Top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn, giá trị xuất khẩu tăng từ 774 triệu năm 2018 lên 1,2 tỷ USD năm 2021 và 1,1 tỷ vào năm 2022.

Trong đó, thị trường xuất khẩu gỗ dán hàng đầu gồm Trung Quốc (5,89 tỷ USD); Indonesia (2,51 tỷ USD); Nga (1,9 tỷ USD); Brazil (1,2 tỷ USD); Việt Nam (1,1 tỷ USD). Các thị trường nhập khẩu gỗ dán lớn như: Hoa Kỳ (4,5 tỷ USD); Nhật Bản (1,58 tỷ USD); Đức (1,1 tỷ USD); Hàn Quốc (0,84 tỷ USD); Anh (0,8 tỷ USD).

Hiện tại, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản là các thị trường chính tiêu thụ gỗ dán của Việt Nam.

Nnăm 2021, tổng nhu cầu gỗ dán toàn cầu khoảng gần 40 tỷ USD, tương đương với khoảng trên 105 triệu m3. 11 tháng năm 2022, ghi nhận chưa đầy đủ, tổng nhu cầu thị trường toàn cầu đạt khoảng trên 28 tỷ USD, giảm so với cùng kỳ 2021 do những yếu tố bất ổn về tình hình kinh tế - xã hội thế giới.

Theo ITC Việt Nam được đánh giá có tiềm năng đáng kể trên thị trường ván ép thế giới nhờ lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm một số lượng lớn rừng là nơi cung cấp nguyên liệu thô cần thiết cho sản xuất ván ép. Những năm gần đây, Việt Nam cũng đã và đang đầu tư vào việc hiện đại hóa các cơ sở sản xuất ván ép, điều này giúp nâng cao tính cạnh tranh hơn về chi phí và chất lượng so với các nhà sản xuất ván ép khác trong khu vực.

Chi hội trưởng Chi hội gỗ dán Việt Nam, ông Vũ Quang Huy cho biết: lạm phát tăng cao, niềm tin tiêu dùng thấp khiến hai thị trường xuất khẩu gỗ dán chính của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu) và Hàn Quốc (chiếm 24% giá trị xuất) giảm nhập khẩu từ tháng 7/2022 và tới quý III/2022 tất cả các nhà nhập khẩu mua hàng đều dừng đơn hàng.

Thêm vào đó, cuối quý III/2022, các vụ kiện chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tác động không nhỏ đến ngành ván ép xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. DOC đã khởi xướng một số vụ kiện chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất ván ép Việt Nam.

DOC áp đặt thuế quan đối với gỗ dán từ Việt Nam đã làm giảm nhu cầu đối với ván ép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, những tác động do các vụ kiện chống bán phá giá gây ra đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu ván ép Việt Nam gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch cho tương lai và đầu tư vào hoạt động kinh doanh của họ.

Ông Vũ Quang Huy cho rằng, đối với thị trường Hoa Kỳ, mặt hàng gỗ dán cốp pha phục vụ cho xây dựng sẽ hồi phục trước. Tiếp đến là gỗ dán phủ mặt birch (bạch dương) hoặc poplar (dương) phục vụ cho sản xuất mặt hàng tủ bếp. Dự kiến, từ tháng 3/2022 trở đi, nhu cầu gỗ dán cho sản phẩm ghế sofa cũng sẽ bắt đầu quay trở lại.

Theo ông Huy để tránh phụ thuộc vào một thị trường, đa dạng dòng hàng và đa dạng thị trường hiện đang là hướng đi của doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gỗ dán tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp trong ngành này đã chủ động nắm bắt xu hướng và chủ động tìm kiếm các cơ hội để phòng ngừa rủi ro. 

Tuy nhiên, để ngành gỗ dán Việt Nam duy trì được vị trí Top 5 thế giới về lâu dài, ông Huy nhấn mạnh cũng còn rất nhiều khó khăn khi các doanh nghiệp gỗ dán vẫn đang còn những điểm yếu nội tại. Cụ thể, doanh nghiệp không nắm bắt được xu hướng cũng như chưa nhận biết được rủi ro và chưa chủ động tìm kiếm cơ hội để phòng ngừa rủi ro.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt mới tập trung vào chiến lược giá rẻ chứ không phải là sự độc đáo của sản phẩm. Phần lớn doanh nghiệp Việt bán qua công ty thương mại khiến họ không nắm được thông tin thị trường, không chủ động tiếp cận được khách hàng của mình để phát triển sản phẩm phù hợp cũng như tìm kiếm khách hàng mục tiêu.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam với nguồn vốn lớn hơn, kinh nghiệm sản xuất tốt hơn, giá thành sản phẩm rẻ hơn, tốc độ cải tiến sản phẩm nhanh hơn, quan trọng nhất sự kết nối chuỗi giá trị từ nhà cung ứng đến đầu ra đang đặt ra thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp gỗ dán Việt.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục khẳng định, nếu cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà, thì vô hình trung “chúng ta” cổ súy cho tình trạng trục lợi chính sách.

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

(VNF) - Trong khi đa số các hãng xe tiếp tục đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá bán để kích cầu. Ở chiều ngược lại, Thaco Trường Hải lại ngược dòng tăng giá bán Mazda, Kia hàng chục triệu đồng.

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

(VNF) - Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu nhà ở tại khối Sỹ Tân, Yên Trung, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An xác định có duy nhất 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Công ty cổ phần Đầu tư Sunlogo – Sunland.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

(VNF) - Trao đổi với VietnamFinance, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Trong giai đoạn tới, đối với cơ chế mới có tính chất đặc thù, có tính chất vượt trội, chúng ta cũng nên dành cho dành cho Đông Nam Bộ, dành cho TP. HCM được áp dụng những cơ chế thật mạnh mẽ, thật tiên phong, đi đầu.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

(VNF) - Hiện có 8 dự án nhà ở xã hội (NOXH) trong số 17 dự án NOXH trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2023-2025 đang chậm tiến độ.

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.