Giới siêu giàu chật vật tìm thuê máy bay riêng

Phiên An - 18/03/2020 10:57 (GMT+7)

Các đại gia sẵn sàng chi 150.000 USD một chỗ trên máy bay riêng, nhưng cũng không được vì nhà cung cấp không dám nhận khách do lệnh phong tỏa.

Các hãng cho thuê máy bay riêng trên thế giới đang miễn cưỡng từ chối đặt chỗ của giới siêu giàu vì các lệnh phong tỏa hàng không tại hàng loạt quốc gia, nhằm ngăn Covid-19 lây lan. Nhiều đại gia sẵn sàng trả 150.000 USD cho một chỗ ngồi trên máy bay riêng nhưng vẫn không tìm ra được nhà cung cấp.

Kanika Tekriwal - nhà sáng lập JetSetGo có trụ sở tại New Delhi cho biết các yêu cầu đặt chỗ bay quốc tế bằng máy bay riêng đã tăng 9 lần trong mùa dịch. Lý do là nhiều người giàu đang cố gắng thoát khỏi những điểm nóng của dịch bệnh.

Dịch vụ cho thuê máy bay riêng chỉ sôi động ở đầu dịch Covid-19, khi các nước chưa phong tỏa đi lại gắt gao. Ảnh: PrivateFly

Một ông trùm Ấn Độ, là khách hàng của JetSetGo, đã cố gắng đặt thuê máy bay riêng để đưa gia đình rời London trở về New Delhi cuối tuần trước. Tuy nhiên, cuối cùng ông vẫn mắc kẹt tại Anh sau khi lệnh cấm bay được ban bố ở một quốc gia họ dừng chân trong hành trình, chỉ nửa giờ trước khi khởi hành.

Đến hôm thứ hai (16/3), Ấn Độ cũng ban bố lệnh cấm các chuyến bay từ châu Âu và Mỹ. Điều này khiến ông trùm trên có khả năng bị kẹt ở London vô thời hạn. Lệnh cấm của Ấn Độ có hiệu lực vào thứ tư (18/3).

"Các quy định cứ thay đổi sau nửa tiếng", bà Tekriwal nói, "Không ai biết ai sẽ thay đổi những gì. Một số nước thì đột ngột không cho phép dùng phi công từ một số quốc gia. Một số thì không đồng ý máy bay đến từ vài nước".

Theo đánh giá của Trung tâm hàng không CAPA, Covid-19 đã khiến ngành hàng không thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Tổ chức này này dự đoán, hầu hết các hãng hàng không có khả năng phá sản vào cuối tháng 5, khi các nước áp đặt các quy tắc nhập cảnh và kiểm dịch. Lĩnh vực cho thuê máy bay riêng cũng khốn đốn, bất chấp yêu cầu đặt chỗ của giới siêu giàu tăng vọt.

"Mỗi ngày đều có quyết định hoặc khuyến nghị mới", Rajan Mehra - Trưởng bộ phận kinh doanh của Club One Air cho biết. Ông nói thêm rằng ngành du lịch hầu như đã bị đóng băng trong thời điểm này.

JetSetGo có phi đội gồm 28 máy bay. Nhà sáng lập Kanika Tekriwal nói rằng, nhu cầu đặt chỗ một chiều để về nhà không phản ánh sức khỏe của ngành này. Vì 87% số ghế đặt theo lịch trình du lịch của công ty đã bị hủy. Còn Mehra, với 10 máy bay, đã chứng kiến số lượt khách di chuyển giảm tới 70%.

"Chúng tôi rất lo lắng vì không biết tương lai sẽ ra sao, sẽ phải trả lương thế nào", bà Tekriwal nói, "Đây là hiệu ứng có tính lan tỏa. Nếu các ngành công nghiệp và doanh nghiệp không hoạt động tốt thì họ lấy đâu ra tiền để chi tiêu cho dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi được xem là ngành công nghiệp xa xỉ, đắt đỏ, nên bị ảnh hưởng đầu tiên".

 

Theo VnE/Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

(VNF) - Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nghìn tỷ trong 2 năm liên tiếp dường như đã khiến Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) “chùn chân”.