Giới đầu tư địa ốc ồ ạt đổ bộ lên xứ Mường săn đất

Linh Việt - 28/03/2021 08:22 (GMT+7)

Chưa bao giờ thị trường bất động sản Hòa Bình lại nóng như hiện nay với sự nhập cuộc của nhiều đại gia bất động sản cùng hàng ngàn nhà đầu tư, đầu cơ lớn nhỏ.

VNF
Giới đầu tư địa ốc ồ ạt đổ bộ lên xứ Mường săn đất.

“Đại gia” đặt chỗ

Với việc xác định Hòa Bình là địa bàn đầu tư chiến lược trong năm 2021, FLC Group là một trong những tên tuổi mới nhất tham gia vào thị trường bất động sản địa phương này. Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Hòa Bình hồi trung tuần tháng 3/2021, bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch FLC cho biết, Tập đoàn đang nghiên cứu lập quy hoạch 4 dự án.

Trong đó, 2 dự án dự kiến sẽ khởi công ngay năm nay là dự án khu trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm, quy mô 43 ha tại TP. Hòa Bình, dự kiến khởi công trong tháng 11/2021 và dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái, thể thao và vui chơi, quy mô khoảng 705 ha, tại huyện Yên Thủy, dự kiến khởi công trong tháng 12/2021.

Ngoài ra, còn 2 dự án rất lớn khác là dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí Thung Nai, quy mô khoảng 981 ha, tại huyện Cao Phong, Tân Lạc và dự án khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Tòng Đậu, quy mô khoảng 163,08 ha, tại huyện Mai Châu.

Trước đó, Vincom Retail (Vingroup) - nhà phát triển bất động sản lớn nhất tại Việt Nam - cũng đã từng bước thâm nhập Hòa Bình và hồi tháng 7/2019, trung tâm thương mại Vincom Plaza với diện tích lên tới 11.000 m2 được khai trương tại TP. Hòa Bình cùng với một lượng nhất định nhà phố thương mại như một cách thăm dò thị trường.

Sau sự góp mặt này, trong vòng 3 năm qua, giá đất ven Vincom Plaza tăng khoảng 50 - 75%. Chẳng hạn, đất mặt đường Trần Hưng Đạo rao bán từ 25 - 27 triệu đồng/m2; trong khi những lô đất bên trong cũng lên tới gần 20 triệu đồng/m2; đất xa thành phố hơn mặt bằng giá cũng tăng lên 10 - 12 triệu đồng/m2.

Không chỉ nhà đầu tư phía Bắc, ngay từ năm 2016, một trong những nhà phát triển bất động sản khá tên tuổi ở phía Nam là Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng đã âm thầm mua lại 99% cổ phần của Công ty Đầu tư San Nam Hoà Bình, một doanh nghiệp có vốn điều lệ 100 tỷ đồng và là chủ đầu tư dự án Khu công nghệ thực phẩm và dịch vụ Sannam Hoà Bình có quy mô 405 ha.

Sau khi thâu tóm, Phú Mỹ Hưng đã thông qua công ty con là Phú Hưng Khang vay 400 triệu USD từ nhóm các ngân hàng nước ngoài để triển khai dự án với mục tiêu xây dựng một khu đô thị sinh thái và du lịch hấp dẫn.

Đến muộn hơn khi cuối tháng 8/2019 mới “để mắt” đến Hòa Bình, nhưng Tập đoàn T&T lại thể hiện tham vọng lớn khi cùng lúc đề xuất 7 dự án trong lĩnh vực đô thị, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp ở Hoà Bình. Trong đó, riêng TP. Hoà Bình có 5 năm dự án, gồm Khu đô thị mới Tân Hoà 257 ha, Khu đô thị thể thao Hoà Bình 15 ha.

Ngoài ra, T&T còn nhắm đến 2 dự án nông nghiệp công nghệ cao có diện tích 1.700 ha ở huyện Đà Bắc và Khu đô thị nông nghiệp Kỳ Sơn 700 ha. T&T cam kết lựa chọn những nhà tư vấn hàng đầu thế giới để triển khai lập quy hoạch, thiết kế và quản lý vận hành dự án.

Ông Vũ Minh Tiến, thành viên HĐQT Tập đoàn An Thịnh Group, chủ đầu tư dự án Legacy Hill, một trong những dự án khá nổi thời gian gần đây tại Hòa Bình cho biết, lợi thế về vị trí và cảnh quan tự nhiên giúp Hoà Bình trở thành "miền đất hứa" thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản. Trong đó, nhu cầu lớn về không gian nghỉ dưỡng gần Hà Nội, di chuyển thuận tiện, nhiều tiện ích phong phú, đa dạng, những dự án ven đô tại Hòa Bình đang dần trở thành điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư cũng như khách du lịch.

Cùng với đó, lợi thế hạ tầng giao thông cũng là những điểm cộng cho đất Hòa Bình. Những công trình giao thông đã và đang được xây dựng như Hòa Lạc - Hòa Bình, Hòa Bình - Mộc Châu, đường kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 12B đi Quốc lộ 1, cầu Hòa Bình 3… và nhất là tuyến đường Hồ Chí Minh chạy suốt sườn núi phía Đông của tỉnh qua các huyện Lương Sơn - Kim Bôi - Lạc Thủy - Yên Thủy đã được quy hoạch, góp phần tăng cường liên kết vùng cho tỉnh miền núi Tây Bắc.

Tuy nhiên, có một vấn đề với Hòa Bình là hiện nay đa số các tên tuổi lớn đến Hòa Bình mới chỉ ở dạng “nhận đất, xí phần” chứ chưa thực sự bắt tay vào triển khai dự án, khiến tiềm năng du lịch, nghỉ dưỡng ở xứ Mường vẫn ở dạng… tiềm năng.

Nhà đầu tư tìm hiểu dự án ở Dốc Kẽm, Lương Sơn

“Tiểu gia” ken đặc

Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn công bố năm ngoái, Hòa Bình nổi lên như một hiện tượng tìm kiếm, lượng quan tâm tăng mạnh trên trang thông tin này, nhất là các khu vực Lương Sơn, Kỳ Sơn và TP. Hòa Bình. Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, trong vòng 1 năm qua, đất khu vực TP. Hòa Bình tăng khoảng 10 - 15%, đất tại Lương Sơn, Kỳ Sơn tăng khoảng 10%… Cùng với đó, các thông tin về “sốt đất” tại Hòa Bình cũng nở rộ trên khắp các diễn đàn mua bán nhà đất. Thậm chí, nhiều thông tin rao bán dự án còn cam kết dự án chắc chắn tăng giá, sinh lời gấp đôi, gấp ba giá trị ban đầu…

Nếu tại khu vực TP. Hòa Bình, nhà đầu tư tìm mua đất thổ cư vị trí đẹp, gần các dự án, công trình lớn nhằm tìm kiếm lợi nhuận gia tăng theo tốc độ đô thị hóa thì tại Lương Sơn và Kỳ Sơn, với địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng, sở hữu nhiều khe suối, hồ tự nhiên, cách Hà Nội 30 - 40 km, lại thuận lợi để phát triển nghỉ dưỡng ven đô.

Theo một số môi giới địa phương, hơn 10 năm trước, với đề án mở rộng thủ đô, Lương Sơn và Kỳ Sơn từng là tâm điểm của sốt đất. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 kéo theo khủng hoảng bất động sản đã khiến nhiều nhà đầu tư chôn vốn tại đây. Đến khoảng 2 năm trở về đây, thị trường này đã khởi sắc khi cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình được khởi công, làn sóng đầu tư nghỉ dưỡng ven đô của các ông lớn bùng nổ và sự phát triển mạnh của xu hướng sống xanh.Ngoại trừ dạng biệt thự, liền kề triển khai theo các dự án lớn thì một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư có xu hướng tham gia vào nhiều “dự án” theo hình thức gom đất thổ cư, có sổ đỏ tổng thể rồi phân lô bán nền.

“Loại đất nền dễ thu hút nhà đầu tư hơn vì số tiền nộp ngay không nhiều, chỉ trên dưới một tỷ đồng đối với nền biệt thự từ 150 m2. Khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, họ sẽ được nhận sổ đỏ và chờ đến khi có tài chính mới xây dựng”, anh Phong, môi giới bám sóng dự án đất nền tại Hòa Bình 2 năm nay nói và cho biết, từ giữa tháng 1/2021 đến nay, mỗi ngày anh đón tiếp cả chục lượt khách khác nhau, bao gồm cả môi giới và nhà đầu tư kéo lên tham quan, khảo sát và hầu như ngày nào cũng chốt được vài lô, thậm chí cá biệt thời điểm sát Tết Nguyên đán vừa qua, mỗi ngày chốt hơn chục lô.

“Khách hàng đến tìm hiểu rất nhanh và xuống tiền cũng rất nhanh, chỉ đi vài vòng là đã vào cọc”, Phong cho biết.

Còn ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, cuộc đổ bộ của nhiều ông lớn với các dự án nghỉ dưỡng quy mô tại Hòa Bình không chỉ thúc đẩy nghỉ dưỡng ven đô, mà còn khiến phân khúc đất thổ cư nơi đây sôi sục. Tuy nhiên, dù tiềm năng, nhưng Hòa Bình mới chỉ trong giai đoạn đầu của làn sóng đầu tư. Vì vậy, để tận dụng được nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế ở địa phương, cần có quy hoạch bài bàn, tổng thể, đồng bộ về hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch, tránh gây lãng phí đầu tư, chỗ nhiều, chỗ ít, đầu tư theo phong trào, tự phát.

Đồng thời, các nhà đầu tư lớn đã “xí đất” cần đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa dự án theo một quy hoạch tổng thể khoa học, minh bạch của chính quyền tỉnh để tránh những cơn sốt đất ăn theo không đáng có. “Nếu có được một quy hoạch bài bản, hệ thống hạ tầng kết nối hoàn thiện, chắc chắn bất động sản Hòa Bình với tiềm năng lớn về bất động sản nghỉ dưỡng núi sẽ phát triển mạnh”, ông Đính nhận xét.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây, tại Hòa Bình có nhiều dự án, đồ án quy hoạch phân khu chậm triển khai, không phù hợp quy định tại Nghị định 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, có nhiều cái tên nổi bật như Khu du lịch sinh thái Hồ Ngọc (đặt tại TP. Hòa Bình, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đại Phú Phát), Tổ hợp thể thao - văn hóa vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản Đồng Tâm (huyện Lạc Thủy) của Công ty cổ phần Du lịch Đồng Tâm, Khu nghỉ ngơi vui chơi giải trí Thung lũng Nữ Hoàng (huyện Lương Sơn) của Công ty cổ phần Du lịch Thung lũng Nữ Hoàng...

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần tăng gấp đôi, song do không còn khoản thu từ hoạt động tài chính như cùng kỳ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) ngậm ngùi báo lỗ trong quý I/2024.

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, nhất là doanh thu bất động sản. Phải nhờ tới khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, công ty mới thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

(VNF) - Thế giới tuần qua ghi nhận những thông tin đáng chú ý về thiên tai tại Trung Quốc và Brazil. Bên cạnh đó là những tin tức kinh tế "nóng" từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.