Gián đoạn nguồn cung, giá khí đốt châu Âu bật tăng

Mộc An - 17/06/2023 11:18 (GMT+7)

(VNF) - Dù các kho dự trữ khí đốt ngầm ở châu Âu đã được lấp đầy gần 70% nhưng chỉ cần có sự cố bất ngờ gây gián đoạn nguồn cung cũng khiến thị trường khí đốt tại khu vực này chao đảo, đẩy giá khí đốt tăng cao.

VNF
Giá khí đốt tại châu Âu bật tăng do gián đoạn nguồn cung.

Trong phiên giao dịch ngày 16/6, giá khí đốt tự nhiên giao sau trên sàn TTF ở Hà Lan, giá tham chiếu của thị trường khí đốt châu Âu, có lúc tăng tới lên mức 35 euro (38 USD)/ MWh, đánh dấu mức tăng 52% so với hồi đầu tháng.

Tình trạng mất điện ở Na Uy, nhà cung cấp khí đốt chính cho châu Âu, là nguyên nhân chủ yếu tác động tới thị trường trong tháng này.

Giá khí đốt tự nhiên bật tăng sau khi Gassco, công ty điều hành mạng lưới khí đốt Na Uy, đã thông báo kéo dài thời gian dừng hoạt động một trong các nhà máy khí đốt đến ngày 15/7. Trước đó, nhà máy này dự kiến hoạt động trở lại vào ngày 21/6.

Trong khi đó, 2 nhà máy khí đốt khác phải dừng hoạt động vô thời hạn "do những vấn đề về quy trình".

Theo chuyên gia Di Odoardo, nếu các nhà máy khí đốt quan trọng của Na Uy đóng cửa dài ngày, thị trường sẽ mất hàng tỷ m3 khí đốt.

Trước mối lo thời tiết mùa hè nắng nóng hơn bình thường sẽ tiêu tốn nhiều khí đốt hơn cho việc làm mát, kết hợp với sự gia tăng của nhu cầu khí đốt ở châu Á và rủi ro gián đoạn dòng chảy khí đốt Nga còn lại đã khiến giá khí đốt tự nhiên hồi phục mạnh ngay cả khi hàng tồn kho vẫn đầy hơn bình thường và nhu cầu công nghiệp đối với khí đốt vẫn ở mức thấp.

Theo ông Bill Weatherburn, chuyên gia kinh tế hàng hóa ở Capital Economics, đợt tăng giá gần đây cho thấy thị trường châu Âu rất nhạy cảm với bất cứ sự gián đoạn nào về phía nguồn cung.

Châu Âu đặt mục tiêu làm đầy 90% dự trữ khí đốt vào tháng 11 năm nay, nhưng các nhà giao dịch lo lắng rằng nhu cầu ngắn hạn gia tăng sẽ làm hỏng kế hoạch đó.

Ông Tom Marzec-Manser, Trưởng bộ phận Phân tích khí đốt tại ICIS, dự báo thị trường khí đốt châu Âu, và rộng ra là toàn thế giới, vẫn chưa thoát khỏi mối đe dọa về sự mất cân bằng cung cầu và sẽ tiếp tục tăng cao.

Ở động thái liên quan, theo Bloomberg, giới chức châu Âu đang xem xét sử dụng cơ sở lưu trữ Bilche-Volytsko-Uherske, nằm ở phía Tây Ukraine, cách biên giới Ba Lan khoảng 100 km để dự trữ một số khí đốt tự nhiên. Cơ sở này có thể dự trữ lượng khí đốt nhiều gấp 4 lần so với cơ sở lớn nhất tại Đức.

Việc lưu trữ thêm nhiên liệu ở Ukraine được cho là có thể ngăn chặn tình trạng dư thừa nguồn cung vì hết công suất dự trữ trong những tháng tới.

Xem thêm >> Tỷ phú Mỹ lũ lượt tới Trung Quốc

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ca thử nghiệm cấy chip não đầu tiên của Neuralink gặp vấn đề

Ca thử nghiệm cấy chip não đầu tiên của Neuralink gặp vấn đề

(VNF) - Đối tượng thử nghiệm đầu tiên của Neuralink - startup cấy ghép chip não của tỷ phú Elon Musk, đã phát sinh vấn đề chỉ vài tuần sau khi được cấy ghép thử nghiệm.

100 phi hành đoàn đồng loạt ‘ốm’ cùng lúc, hãng hàng không hủy hàng chục chuyến bay

100 phi hành đoàn đồng loạt ‘ốm’ cùng lúc, hãng hàng không hủy hàng chục chuyến bay

(VNF) - Hơn 100 phi hành đoàn, hầu hết đều là những thành viên cấp cao của Air India Express đã đột ngột cáo ốm từ tối 7/5, buộc hãng hàng không giá rẻ Ấn Độ phải hủy hàng chục chuyến bay và làm gián đoạn kế hoạch đi lại của hàng nghìn hành khách.

Thanh tra 19 'ông lớn' BĐS, kiến nghị xử lý tài chính hơn nghìn tỷ

Thanh tra 19 'ông lớn' BĐS, kiến nghị xử lý tài chính hơn nghìn tỷ

(VNF) - Bộ Tài chính cho biết đã thực hiện thanh tra và kết luận thanh tra tại 19 đơn vị có ngành nghề kinh doanh bất động sản, qua đó đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.400 tỷ đồng. Trong đó yêu cầu nộp ngân sách nhà nước 493,1 tỷ đồng, xử lý tài chính khác gần 1.000 tỷ đồng.

Trung tâm Hội chợ - triển lãm 'Cánh diều' thành kho hàng, ACS Viêt Nam đang làm ăn ra sao?

Trung tâm Hội chợ - triển lãm 'Cánh diều' thành kho hàng, ACS Viêt Nam đang làm ăn ra sao?

(VNF) - Trung tâm triển lãm Hội chợ của Công ty cổ phần ACS Việt Nam hết thời 'hoàng kim', trở thành kho chứa hàng, cơ sở vật chất xuống cấp. Các công ty con đã ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thiện thủ tục liên quan chấm dứt hoạt động kinh doanh do nợ thuế. Cùng với đó, cổ đông SCIC muốn thoái vốn tại ACS.

TP.HCM cần hơn 800 nghìn tỷ đồng để làm 510km metro

TP.HCM cần hơn 800 nghìn tỷ đồng để làm 510km metro

(VNF) - Dự kiến đến năm 2035, TP. HCM xây dựng hoàn thành khoảng 183km đường sắt (metro) gồm các tuyến số 1 (40,8km); số 2 (20,22/62,8km); số 3 (29,53/62,17km); số 4 (36,82/43,4km); số 5 (32,5/53,87km); số 6 (22,85/53,8km)...

Cận cảnh công trình gần 500m2 xây không phép ở Lotte Mart quận 7

Cận cảnh công trình gần 500m2 xây không phép ở Lotte Mart quận 7

(VNF) - 491m² mặt bằng mái Lotte Mart xây không phép và hàng loạt trường hợp vi phạm xây dựng khác tại quận 7, TP.HCM sẽ bị địa phương cưỡng chế tháo dỡ thời gian tới.

Ngân hàng rao bán Khách sạn Romance - TP.Huế hơn 127 tỷ để siết nợ

Ngân hàng rao bán Khách sạn Romance - TP.Huế hơn 127 tỷ để siết nợ

(VNF) - Khách sạn 4 sao có tên Romance, toạ lạc tại số 16 Nguyễn Thái Học, Phú Hội, TP. Huế là tài sản thế chấp của Công ty TNHH Doanh Ngân tại VietinBank Thừa Thiên - Huế vừa được Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo bán đấu giá với 127,504 tỷ đồng.

Quản lý tài chính cho người độc thân trên 35 tuổi

Quản lý tài chính cho người độc thân trên 35 tuổi

(VNF) - Theo sự phát triển của xã hội, càng có nhiều người chọn cuộc sống độc thân thay vì lập gia đình có con. Không bị áp lực về gia đình con cái, liệu những người độc thân trên 35 tuổi cần lưu ý những điều gì về quản lý tài chính cá nhân khi đã bước sang tuổi 35?

TP. HCM: Gần 9.000 căn hộ tái định cư đang bỏ trống

TP. HCM: Gần 9.000 căn hộ tái định cư đang bỏ trống

(VNF) - Tại cuộc họp báo mới đây của TP. HCM, ông Đinh Thiên Tân, Trưởng Phòng Quản lý vận hành, Sở Xây dựng TP. HCM cho biết, hiện nay TP. HCM có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu của nhà nước chưa bố trí, không có người ở.

Giá vàng vọt lên 90 triệu/lượng, SJC hướng đến lợi nhuận cao nhất 6 năm

Giá vàng vọt lên 90 triệu/lượng, SJC hướng đến lợi nhuận cao nhất 6 năm

(VNF) - Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng SJC đã tăng tới hơn 15 triệu đồng/lượng. Giữa lúc vàng 'nóng bỏng tay', thương hiệu độc quyền vàng miếng SJC đề ra mục tiêu lãi 70 tỷ đồng sau thuế, mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.