'Giải cứu' đường sắt Việt Nam: Khi vốn đi... 'đường vòng'

Đinh Tịnh - 21/05/2021 10:58 (GMT+7)

(VNF) - Sau 2 năm Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (QLVNN). Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này không thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT), nên không được giao vốn bảo trì đường sắt. Hiện nguồn vốn này được giao lại Cục đường sắt Việt Nam, muốn được tiếp cận vốn VNR buộc phải đi… đường vòng.

VNF

Từ lá đơn kêu cứu của Chủ tịch đường sắt

Năm 2020, báo cáo trước Uỷ ban QLVNN tại doanh nghiệp, Chủ tịch VNR Vũ Anh Minh đã trần tình những vướng mắc trong việc chậm được phân bổ vốn bảo trì đường sắt. Vì thế, trên 11.315 người lao động của VNR không có tiền lương, có thể phải dừng chạy tàu.

Ông Minh cho hay: "Trước đây, vào đầu năm Bộ GTVT luôn thực hiện giao dự toán vốn ngân sách cho VNR. Sau đó, đơn vị sẽ đặt hàng dịch vụ công ích với 20 công ty trực thuộc nhằm thực hiện công tác bảo trì đường sắt. Đến 31/12, VNR sẽ tổ chức nghiệm thu, kiểm đếm tài sản để tiếp tục cho chu kỳ bảo trì năm sau".

“Tuy nhiên, do đã “khoác áo” doanh nghiệp không trực thuộc Bộ GTVT nên thay vì giao thẳng cho VNR như trước đây, thì Bộ yêu cầu “đặt hàng” cho VNR thông qua Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN)".

Năm 2020, chính vì những bất cập từ cơ chế trên, nên hàng chục nghìn cán bộ lao động tại VNR bị chậm lương, có nguy cơ dừng chạy tàu, vì thế, chủ tịch VNR đã phải kêu cứu tới Chính phủ, Bộ GTVT và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Để giải cứu VNR, căn cứ nghị quyết của Chính phủ, Bộ GTVT đã tạm giao vốn cho VNR để thực hiện công tác bảo trì. Đồng thời, ứng 165 tỷ đồng để trả lương cho cán bộ công nhân viên.

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch VNR "kêu cứu" Thủ tướng vì chậm giao vốn bảo trì đường sắt

Bước sang năm 2021, kịch bản chậm giải ngân vốn bảo trì lặp lại. Việc Cục đường sắt nắm phần vốn duy tu để sửa chữa khiến công tác này chậm trễ nên tháng 4/2021, Chủ tịch VNR một lần nữa “kêu cứu” Chính phủ trong đó nêu: “Đề xuất của Bộ GTVT giao cho Cục đường sắt quản lý 2.800 tỷ đồng duy tu sửa chữa đã đẩy doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản, nguy cơ triệt tiêu hoạt động vận tải đường sắt trong hệ thống GTVT”.

"Hiện các doanh nghiệp đường sắt phải nợ lương công nhân và chưa có kinh phí mua vật tư duy tu, bảo trì. Người lao động chỉ được tạm ứng một phần lương để duy trì cuộc sống".

Sau hơn 1 tháng VNR chờ đợi, chiều ngày 20/5, “chốt” lại các kiến nghị của VNR, Bộ GTVT đã thông báo “thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; trong đó yêu cầu Bộ GTVT chịu trách nhiệm đặt hàng toàn bộ đối với việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 với VNR trước ngày 24/5".

Như vậy, câu chuyện đã ngã ngũ, Cục đường sắt sẽ vẫn thay mặt Bộ Giao thông đặt hàng với VNR thay vì giao thẳng vốn cho VNR như trước năm 2019.

Vốn đi… đường vòng

Trao đổi với VietnamFinance, một giám đốc công ty cổ phần đường cho biết: Nếu Bộ giao Cục đường sắt đặt hàng VNR để sửa chữa duy tu thì quy trình thực hiện sẽ triển khai các bước làm hợp đồng về khối lượng, vật tư, đơn giá... Từ đó, VNR mới tiếp tục thực hiện đấu thầu tới 20 đơn vị Công ty cổ phần đường sắt. Sau khi làm xong, VNR sẽ thẩm định, đánh giá và báo cáo lại với Cục đường sắt và chờ Cục này phê duyệt, nghiệm thu mới tiến hành giải ngân.

“Như vậy, các khâu thủ tục đã kéo dài, nảy sinh thêm nhiều bước thay vì trước đây là VNR nghiệm thu và thanh toán trực tiếp cho các đơn vị. Tình trạng “một cổ 2 tròng” và nguồn vốn... đi vòng gây sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân”.

Một vấn đề khác cũng được nhắc đến khi Cục Đường sắt Việt Nam hiện nay là cơ quan chỉ thực hiện chức năng tham mưu (trực thuộc Bộ GTVT) và không quản lý tài sản. Với nhân lực chỉ có 100 người, nếu giao vốn về Cục rồi mới phân bổ về VNR sẽ “thêm cửa” làm ách tắc, chậm trễ công tác bảo trì. 

“Việc có thêm cấp trung gian là Cục Đường sắt sẽ phá vỡ tính thống nhất giữa các hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt với công tác đảm bảo an toàn chạy tàu, làm đình trệ hoạt động vận tải đường sắt, triệt tiêu vận tải đường sắt”, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch VNR cho hay.

"Nước mắt" công nhân đường sắt

Trong bối cảnh "một cổ hai tròng" người lao động sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trao đổi với VietnamFinance, lãnh đạo VNR cho biết: Theo dự toán đầu năm 2021, phần vốn ngân sách dành cho bảo trì là 2.800 tỉ đồng, nhưng đến tới thời điểm này vẫn chưa được giao xuống.

20 công ty thực hiện nhiệm vụ bảo trì hạ tầng đường sắt hiện chưa có kinh phí để mua vật tư đưa vào công trình, chi thường xuyên và đặc biệt là trả lương cho người lao động 5 tháng qua.

Tuần đường phải đi bộ cả chục km/ngày để kiểm tra đường sắt nhưng mức lương rất thấp, nợ lương nhiều tháng qua

Nên nhớ, đường sắt đang có 11.315 nhân lực, trong đó có 1.241 lao động tuần cầu, tuần đường, tuần hầm; 6.278 lao động thực hiện công việc bảo trì đường sắt; 2.881 lao động gác chắn đường ngang, hầm, cầu và 915 lao động gián tiếp.

Với những công nhân làm công việc như gác chắn, tuần đường vốn dĩ thu nhập tiền lương đã thấp (khoảng 5-6 triệu đồng/tháng), đến nay gặp khó khăn hơn, dù công việc vẫn phải đảm bảo.

Tính từ Tết Nguyên đán tới nay, người lao động tại các công ty cổ phần đường sắt chỉ được tạm ứng lương từ 2-3 triệu đồng/người (tùy vị trí làm việc). Có lẽ, đây là thời điểm “bĩ cực” đối với ngành đường sắt.

 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Doanh số bán iPhone giảm ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc

Doanh số bán iPhone giảm ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc

(VNF) - Theo kết quả kinh doanh mới nhất vừa được Apple công bố, doanh số bán iPhone đã giảm ở hầu hết các thị trường trên toàn cầu.

Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu, kỳ vọng dần dâng lên

Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu, kỳ vọng dần dâng lên

(VNF) - Kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường chứng khoán dần dâng lên khi dòng tiền vào nhóm ngân hàng có xu hướng cải thiện, tâm lý thị trường cũng dần ổn định hơn, chỉ số và thanh khoản đều đi lên.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.