Giá gạo cao kỷ lục: Ấn Độ lệnh cấm xuất khẩu, Việt Nam hưởng lợi lớn

Mai Lý - 21/07/2023 21:41 (GMT+7)

(VNF) - Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang làm dấy lên nỗi lo về bất ổn an ninh lương thực cũng như lạm phát giá gạo trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, có thể hưởng lợi không nhỏ từ lệnh cấm lần này.

VNF
Ấn Độ ra lệnh cấm xuất khẩu gạo

Ngày 20/7, Tổng cục Ngoại thương (DGFT) thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ ra quyết định cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường, trừ gạo Basmati. Lệnh cấm này có hiệu lực ngay lập tức, tuy nhiên, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ cho biết một số hoạt động xuất khẩu gạo sẽ được chính phủ liên minh cho phép nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực của các quốc gia khác.

Quyết định cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ diễn ra trong thời điểm giá gạo thế giới đang ở mức cao nhất trong vòng 11 năm qua.

Ấn Độ ra lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường, trừ gạo Basmati

Tờ Reuters nhận định, lý do đằng sau lệnh cấm này là nhằm "làm dịu đà tăng giá ở thị trường nội địa” trong bối cảnh biến đổi khí hậu đe dọa sản xuất gạo trong nước. Theo Thống kê từ Bộ Công Thương Ấn Độ, giá gạo tại quốc gia này đang có xu hướng tăng cao. Giá gạo bán lẻ hiện ở mức 40,9 Rs/kg vào ngày 19/7 vừa qua, tăng hơn 11,3% trong vòng 1 năm. So với tháng trước đó, giá gạo bán lẻ tại Ấn Độ đã tăng 3%.

Ấn Độ chiếm 39% lượng xuất khẩu gạo trên toàn cầu vào năm 2022 và tăng lên 41% vào tháng 6/2023, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Trong năm tài chính 2022 – 2023, quốc gia châu Á này xuất khẩu tổng cộng 22,3 triệu tấn gạo, trong đó loại gạo mới bị cấm xuất khẩu chiếm tới 57%. Lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ vào năm 2022 nhiều hơn tổng lượng gạo xuất khẩu của cả bốn quốc gia Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Hoa Kỳ cộng lại.

Lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ qua các năm

Đây không phải là lần đầu tiên quốc gia châu Á này ra lệnh cấm xuất khẩu gạo. Vào tháng 9/2022, Ấn Độ cũng đã cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với việc xuất khẩu các loại ngũ cốc khác nhằm giảm giá bán tại thị trường nội địa. Ngay sau khi lệnh cấm được áp dụng, giá gạo toàn cầu đã tăng hơn 10%. Nhiều người lo ngại kịch bản tương tự có thể sẽ xảy ra với lệnh cấm lần này.

Các nhà phân tích chia sẻ với tờ CNBC rằng lệnh cấm này có thể khiến giá gạo, vốn đã tăng cao, sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới. Eve Barre, chuyên gia kinh tế ASEAN cho biết: "Nguồn cung gạo toàn cầu sẽ bị thắt chặt đáng kể". Ngoài ra, Bangladesh và Nepal sẽ là hai quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cả hai đều là những thị trường nhập khẩu gạo hàng đầu.

Không chỉ giảm nguồn cung, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể gây ra phản ứng hoang mang, dẫn đến tình trạng đầu cơ trên thị trường gạo toàn cầu. Trong một báo cáo gần đây của công ty phân tích nông nghiệp Gro Intelligence, lệnh cấm cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu gạo.

Biển đổi khí hậu làm giảm sản lượng gạo trên toàn cầu

Tuy nhiên, một số quốc gia, đặc biệt là Việt Nam và Thái Lan lại có thể hưởng lợi từ lệnh cấm của Ấn Độ, tờ CNBC cho hay. Việt Nam và Thái Lan, hai nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, sẽ dễ trở thành lựa chọn thay thế khả thi nhất khi các quốc gia đang tìm cách lấp đầy khoảng trống cho gạo Ấn Độ. Giá bán cao hơn cùng nguồn cung xuất khẩu bị siết chặt khiến gạo Ấn Độ mất đi vị thế cạnh tranh với gạo Thái Lan và Việt Nam, theo Bloomberg.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của nước ta đạt hơn 4,2 triệu tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Trị giá xuất khẩu gạo tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 2,26 tỷ USD.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt bình quân 560 USD/tấn trong tháng 6 vừa qua, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, giá gạo xuất khẩu ước đạt 539 USD/tấn – mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Việt Nam đã xuất khẩu 15 tấn gạo hữu cơ đầu tiên sang châu Âu trong đầu năm nay

Đáng chú ý, nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh tại nhiều thị trường quốc tế. Theo số liệu của Cục Công nghiệp Thực vật Philippines (BPI), tính từ đầu năm đến ngày 25/5/2023, Philippines đã nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo, trong đó, 1,4 triệu tấn (tương đương 87,5%) là gạo Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt nam sau khi mở cửa trở lại vào đầu năm nay.

Không chỉ châu Á, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu, đặc biệt là gạo chất lượng cao, cũng đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Vào tháng 2 năm nay, Quảng Trị đã xuất khẩu 15 tấn gạo hữu cơ đầu tiên sang châu Âu với giá 1.800 USD/tấn.

Trong một báo cáo mới đây, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt mức 7,2 triệu tấn, tăng từ mức 7,05 triệu tấn trong năm 2022. Ngoài ra, giá gạo được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian dài khi cầu vượt quá cung.

Theo CNBC, Reuters, Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(VNF) - Phương thức tạo mã xác thực giao dịch Smart OTP là giải pháp bảo mật hữu hiệu nhất giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến an toàn và thuận tiện hơn.

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

(VNF) - Từ ngày 27/5/2024 đến 9h ngày 17/6/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) cho biết chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 1.

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

(VNF) - Cùng với sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược Sun Group, “thủ phủ du lịch miền Bắc” – Sầm Sơn sẽ là nơi hút trọn khách du lịch vui chơi suốt ngày đêm.

Sunshine Sky City cất nóc toà S4

Sunshine Sky City cất nóc toà S4

(VNF) - Ngày 11/5/2024, Sunshine Group và tổng thầu xây dựng SCG đã tổ chức thành công lễ cất nóc toà S4 dự án Sunshine Sky City. Cùng với kế hoạch chuẩn bị cất nóc 2 toà tiếp theo (S2 - tháng 6 và S3 - tháng 7), đây là những cột mốc thực tế ghi nhận thành quả tiến độ đã trở thành “điểm sáng thi công” của dự án tại TP. HCM trong suốt thời gian qua.

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

(VNF) - Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng (TCTD), tránh trường hợp TCTD tăng vốn khi công ty con, công ty liên kết đang hoạt động kém hiệu quả, cơ quan quản lý yêu cầu TCTD phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

(VNF) - Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

(VNF) - Chủ tịch Đỗ Quang Vinh nhấn mạnh việc SHS tăng vốn là để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đầu tư vào năm 2030. Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng đạt lợi nhuận khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng vào năm 2025, đồng thời chia cổ tức bằng tiền mặt.

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.