Gelex muốn thâu tóm cổ phần chi phối Viglacera

Quang Thắng - 09/06/2020 07:33 (GMT+7)

Thông qua việc nâng tỷ lệ sở hữu tại Viglacera, Gelex dự kiến nắm quyền chi phối hoạt động tại doanh nghiệp này và lấn sân mảng bất động sản khu công nghiệp.

Đây là một trong những nội dung dự kiến được HĐQT Tổng công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam - Gelex trình cổ đông thông qua trong cuộc họp thường niên 2020 diễn ra ngày 18/6 tới đây.

Cụ thể, theo tài liệu cổ đông doanh nghiệp công bố, Gelex dự kiến sẽ cơ cấu lại hoạt động kinh doanh trên nền tảng 2 khối chính gồm sản xuất công nghiệp (cụ thể là sản xuất thiết bị điện và vật liệu xây dựng), hai là hạ tầng gồm sản xuất điện, nước, khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp.

Với định hướng chuyển công ty mẹ thành dạng quản lý vốn (holdings), đầu tư trọng tâm vào lĩnh vực công nghiệp và hạ tầng, đặc biệt ngành năng lượng và bất động sản công nghiệp, Gelex nuôi tham vọng trở thành công ty mẹ nắm giữ hàng loạt công ty con hàng đầu trong các lĩnh vực.

Cũng trong năm 2020, công ty này dự kiến tiếp tục hoàn tất các thương vụ đầu tư chiến lược còn đang dang dở.

Trong đó, tập trung mua và sở hữu chi phối cổ phần tại Tổng công ty Viglacera; mua và sở hữu chi phối cổ phần Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh; mua và sở hữu 100% Công ty Dây đồng Việt Nam CFT.

Viglacera là chủ đầu tư của dự án hơn 1.000 căn hộ thu nhập thấp tại khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: T.L.

Ở chiều ngược lại, Gelex sẽ thoái vốn khỏi lĩnh vực logistics thông qua việc bán 100% vốn góp tại Công ty TNHH MTV GELEX Logistics. Việc thoái vốn này cũng nhằm mục đích thu xếp nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư mua cổ phần tại Viglacera.

Lãnh đạo Gelex cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư phát triển khu công nghiệp thông qua Viglacera hoặc trực tiếp phát triển dự án nếu phù hợp và dịch vụ tiện ích xung quanh khu công nghiệp.

Theo doanh nghiệp này, việc phát triển lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp sẽ bao gồm cả hoạt động đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở chuyên gia trong nội khu. Tại các khu vực lân cận khu công nghiệp, dự án nhà ở giá rẻ sẽ được nghiên cứu đầu tư.

Tài liệu cổ đông cũng cho biết Gelex dự kiến phối hợp với Viglacera trong việc phát triển kinh doanh khu công nghiệp và các hạ tầng phụ trợ, chuẩn bị đầu tư khu công nghiệp Tây Ninh giai đoạn 1 (100 ha), khả năng mở rộng giai đoạn 2 (600 ha) và đầu tư vào các khu công nghiệp chuyên dụng cận cảng.

Về kế hoạch kinh doanh năm, lãnh đạo Gelex cho biết, từ đầu năm, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới cả cung và cầu của sản phẩm, ảnh hưởng chuỗi giá trị hàng hóa.

Dịch bệnh có tác động không lớn đến ngành nghề kinh doanh của công ty trừ ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng chịu ảnh hưởng lớn từ sự sụt giảm nhu cầu thị trường.

Tuy vậy, dịch Covid-19 dẫn tới việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia khiến quá trình xây dựng nhà máy tại các khu công nghiệp bị gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tiến độ thoái vốn của Nhà nước tại Viglacera.

Từ các yếu tố này, Gelex đưa ra 2 kế hoạch kinh doanh năm nay với điều kiện hợp nhất được Viglacera hoặc không trong năm nay.

Nếu hợp nhất được Viglacera từ đầu quý IV, dự kiến tổng doanh thu hợp nhất của Gelex năm nay sẽ là 19.600 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2019. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế hợp nhất chỉ là 975 tỷ, giảm 12%.

Ngoài ra, kế hoạch này cũng bao gồm yếu tố chi phí vốn phục vụ M&A tăng cao trong khi Viglacera chỉ được hợp nhất một quý của năm nay, chi phí khấu hao và lãi vay của các dự án mở rộng đầu tư đã hoàn thành sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ và đơn vị thành viên.

Trường hợp không hợp nhất được Viglacera trong năm nay, doanh thu mục tiêu của Gelex là 17.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 735 tỷ, lần lượt tăng 13% và giảm 33% so với năm 2019.

Trong năm 2019 trước đó, Gelex duy trì vị thế là một trong những doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện lớn nhất thị trường với doanh thu 15.440 tỷ và 1.102 lợi nhuận trước thuế. Kết quả kinh doanh quý I vừa qua của công ty này cũng đạt lần lượt 3.527 tỷ doanh thu và 138 tỷ đồng lãi trước thuế.

Cũng tại đại hội lần này, Gelex dự kiến trình cổ đông thông qua việc cho phép ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT và người có liên quan được mua/nhận chuyển nhượng cổ phiếu GEX dẫn đến tăng tỷ lệ sở hữu tới mức 36% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

(VNF) - Việt Nam là quốc gia xuất khẩu, tham gia rất sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ đi tiên phong trong chuyển đổi kép xanh – số, đồng hành cùng các đối tác tài chính, ngân hàng về nguồn vốn thực thi chuyển đổi kép.

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.