GDP bình quân đầu người khó đạt mục tiêu 3.200 - 3.500 USD vào năm 2020

Vĩnh Chi - 22/10/2018 14:49 (GMT+7)

(VNF) - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng nếu không có những giải pháp đột phá hơn nữa, một số chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020) khó lòng hoàn thành.

VNF
GDP bình quân đầu người khó đạt mục tiêu đề ra vào năm 2020 (ảnh minh họa)

Báo cáo “Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và 3 năm 2016-2018;  Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019” của Ủy ban Kinh tế nhận định: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 - 2020 sẽ không cao hơn nhiều so với năm 2018.

Động lực tăng trưởng kinh tế giai đoạn này vẫn xuất phát từ phía cầu là chủ yếu do tăng tiêu dùng nội địa, tăng xuất khẩu tuy nhiên đầu tư trong nước có đóng góp đáng kể hơn, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.

Trong khi đó, động lực tăng trưởng từ phía cung có sự dịch chuyển dần từ công nghiệp chế biến, chế tạo sang dịch vụ và nông nghiệp chất lượng cao. Năng suất lao động dần cải thiện hơn trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư và gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp sẽ đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế.

Dù vậy, “việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển còn hạn chế do cân đối ngân sách nhà nước sẽ khó khăn hơn, trong khi đầu tư từ các nguồn vốn khác dự báo cũng không tăng nhiều. Kiểm soát lạm phát cũng có khả năng đối mặt với nhiều áp lực hơn”, Ủy ban Kinh tế nhận định.

Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, Chính phủ có thể đạt được cơ bản các chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 cho giai đoạn 2016 – 2020. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu khó đạt được nếu không có giải pháp đột phá hơn nữa gồm: tỷ lệ GDP bình quân đầu người, tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch, tiêu hao năng lượng tính trên GDP, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ GDP.

Cụ thể, tỷ lệ GDP bình quân đầu người trong giai đoạn 2016-2018 chỉ tăng bình quân 4,7%/năm, năm 2018 ước đạt 2.540 USD/năm trong khi mục tiêu đề ra đến năm 2020 là từ 3.200 USD - 3.500 USD.

Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch hợp vệ sinh tăng chậm, chỉ đạt 86%, trong khi mục tiêu đề ra là tỷ lệ này đạt 95% vào năm 2020.

Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân/năm giảm 0,5%, trong khi mục tiêu đề ra là 1-1,5%.

Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ GDP năm cuối kỳ mới đạt 75,61% tăng không nhiều so với giai đoạn 2011-2015 (72,98%), trong khi mục tiêu đến năm 2020 là 85%.

Bên cạnh đó, khi quan sát mức thay đổi điểm % tỷ lệ lao động qua đào tạo  trong giai đoạn 2016-2018, cũng có ý kiến lo ngại về khả năng hoàn thành chỉ tiêu này đến năm 2020;

Chỉ tiêu tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đến nay vẫn chưa có số liệu báo cáo, trong khi đó mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là 95-100% (thực hiện của giai đoạn 2011-2015 là 86%).

Ngoài ra, thực tế phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân nói riêng thời gian qua cho thấy việc đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, đóng góp 50% vào tăng trưởng sẽ là thách thức rất lớn.

“Cần đánh giá tính hiệu quả của các chỉ tiêu này trong giai đoạn 2016-2020 để đề xuất cho việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giai đoạn 5 năm tiếp theo”, Ủy ban Kinh tế nhận xét.

Trước đó , trong phần đánh giá về tình hình kinh tế xã hội 3 năm (2016 - 2018), Ủy ban Kinh tế đánh giá trong 3 năm qua, nền kinh tế vẫn giữ được nhịp tăng trưởng tốt, chất lượng tăng trưởng có nhiều chuyển biến.

Cụ thể, tăng trưởng GDP đạt mức khá , quy mô GDP ngày càng mở rộng , cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định và lạm phát trong tầm kiểm soát theo mục tiêu Quốc hội đề ra .

Cán cân thương mại đã chuyển từ thâm hụt sang thặng dư trong 3 năm liên tiếp, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng gia tăng, giải ngân tăng mạnh so với giai đoạn trước, đặc biệt tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng tăng, hiệu quả đầu tư từng bước được cải thiện .

Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh và có kết quả rõ nét; cải cách thủ tục hành chính và tinh gọn bộ máy được chú trọng và triển khai tích cực hơn; quốc phòng an ninh được giữ vững, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện. Mạng lưới các mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện được củng cố và mở rộng; quan hệ với các nước từng bước đi vào chiều sâu; tăng cường vai trò của Việt Nam trong ASEAN.

Ủy ban Kinh tế cũng nhấn mạnh một số vấn đề của nền kinh tế, như: Cần quan tâm hơn nữa trong thực hiện mục tiêu tổng quát về “đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh”. Chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng. Hiệu quả đầu tư chưa cao, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP chiếm 34%; hệ số ICOR được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức cao. Năng suất lao động xã hội bình quân 3 năm tăng 5,6% nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Hay như động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành này đang dần chững lại, đóng góp cũng mới chỉ dừng lại ở khâu gia công với giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp khai khoáng tiếp tục gặp khó khăn do đã khai thác trong một thời gian dài và ít dư địa phát triển.

Đáng chú ý, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước dự kiến vượt dự toán nhưng chưa thật bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo. Thu ngân sách cơ bản mới đủ cho chi thường xuyên, trả nợ lãi và một phần tích lũy cho đầu tư; số thu từ 3 khu vực kinh tế quan trọng không đạt dự toán trong 2 năm 2017 và 2018  đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngân sách trung ương theo kế hoạch và tạo áp lực lên mục tiêu giảm bội chi ngân sách nhà nước, nợ bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay của doanh nghiệp nhà nước còn nhiều rủi ro…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

(VNF) - Giới chuyên gia cho biết, trước sức ép của tỷ giá chắc chắn lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều.

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Trong khi đó, doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt gần 28.000 tỷ đồng.

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

Dự án Khu đô thị Green Garden tại Lạng Sơn sẽ được thực hiện bởi Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu - Công ty cổ Tư vấn và Đầu tư Nam Sơn.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Những ngày qua, 'Lật mặt 7' tạo nên 'cơn sốt' phòng vé Việt đã giúp Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, sau Trấn Thành.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý dừng đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, quận 3 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT); chuyển thành phương thức đầu tư công.

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

(VNF) - Theo chuyên gia, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3 giảm về 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2 cho thấy, mức phục hồi tăng trưởng trong nền kinh tế vẫn chưa thật vững chắc.

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

(VNF) - Chery Malaysia vừa ban hành thông báo triệu hồi đối với 600 chiếc Omoda 5 do liên quan tới vấn đề trục của xe. Được biết, mẫu xe này cũng được lên kế hoạch mở bán tại thị trường Việt Nam, dưới tên gọi Omoda C5.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.