'Gây sốt' mạng xã hội, Lê Diệp Kiều Trang là ai?

Đào Bích - 05/07/2023 10:19 (GMT+7)

(VNF) - Lê Diệp Kiều Trang gắn liền với những dự án startup đình đám cùng với gia thế "khủng" khi có bố, anh trai và chồng đều là những doanh nhân nổi tiếng.

VNF

Thêm một lần nữa cái tên Lê Diệp Kiều Trang cùng chồng là Sonny Vũ được nhắc đến dày đặc trên mạng xã hội khi dự án sản xuất máy in 3D của vợ chồng cựu CEO Facebook Việt bị chấm dứt hoạt động.

Trong giới khởi nghiệp Việt Nam, cái tên Lê Diệp Kiều Trang đã là một định danh nổi tiếng. Hiện tại bà Lê Diệp Kiều Trang đang là đồng sáng lập Quỹ đầu tư Alabaster, chuyên rót vốn vào các dự án khởi nghiệp có quy mô toàn cầu.

Bà Lê Diệp Kiều Trang sinh năm 1980 trong một gia đình làm kinh doanh với bố là ông Lê Văn Trí, Phó Tổng giám đốc Công ty Cao su miền Nam (Casumina), anh trai Lê Trí Thông là CEO CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã: PNJ).

Bà Lê Diệp Kiều Trang sinh năm 1980 trong một gia đình làm kinh doanh nổi tiếng.

Lê Diệp Kiều Trang từng theo học tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. Tiếp đó, bà du học sang Anh quốc, tại trường Oxford. Ngoài ra, bà Trang cũng đã hoàn thành chương trình MBA Sloan của Học viện Công nghệ Massachusettes (MIT) ở Mỹ.

Tên tuổi của bà Lê Diệp Kiều Trang bắt đầu được biết tới đầu tiên với vai trò Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc tài chính của Misfit, một công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon. Đây là công ty chuyên phát triển các thiết bị theo dõi sức khoẻ và công nghệ nhà ở.

Misfit đã nhanh chóng trở thành công ty dẫn đầu thế giới về thiết bị đeo trong vòng chưa đầy ba năm. Thành công của dự án đánh dấu tên tuổi của Lê Diệp Kiều Trang cùng một đội ngũ nhóm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ. Sau đó, dự án này đã được sát nhập vào Tập đoàn Fossil qua thương vụ trị giá 260 triệu USD.

Vẻ ngoài xinh đẹp cũng góp phần tạo nên ấn tượng về bà Lê Diệp Kiều Trang. Ảnh: Elle

Trước khi gia nhập Misfit, bà Lê Diệp Kiều Trang là chuyên gia tư vấn tại McKinsey và chuyên viên ngân hàng đầu tư tại HSBC. Ngoài ra, bà Kiều Trang từng đảm nhận vai trò Tổng Giám đốc Facebook Việt Nam trong vòng một năm.

Một dự án khởi nghiệp khác cũng mang dấu ấn của Lê Diệp Kiều Trang cùng chồng, đó là Arevo. Năm 2020, bà Lê Diệp Kiều Trang cùng chồng là Sonny Vũ tham gia vào công ty khởi nghiệp Arevo - chuyên cung cấp giải pháp in 3D bằng sợi carbon, với sản phẩm đầu tiên là xe đạp. Startup này đã gọi vốn thành công hơn 7 triệu USD từ cộng đồng trên Indiegogo và 25 triệu USD từ các nhà đầu tư.

Cuối tháng 1/2021, bà Lê Diệp Kiều Trang đại diện Arevo nhận giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy in 3D bằng sợi carbon tại khu công nghệ cao TP HCM. Dự án có tổng vốn đầu tư 19,5 triệu USD, dự kiến hoàn thành giai đoạn I trong quý IV năm 2022 và đưa giai đoạn II vào hoạt động 100% trong năm 2025.

Trên website bán hàng, xe đạp Superstrata do Arevo phát triển có giá từ 2.800 USD tới 3.500 USD (khoảng hơn 65 triệu đồng - hơn 82 triệu đồng). Tuy nhiên, dự án này đã chấm dứt hoạt động tại Khu Công nghệ cao TP HCM.

Một sản phẩm khác của vợ chồng bà Lê Diệp Kiều Trang tại dự án này cũng đang nhận được nhiều sự chú ý là sản xuất xe scooter hoàn toàn bằng sợi carbon có tên Scotsman. Sản phẩm được phát triển bởi ông Sonny Vũ được giới thiệu là chiếc xe có trợ lực kép đầu tiên trên thế giới và đang trong giai đoạn nguyên mẫu, chưa sản xuất.

Bà Lê Diệp Kiều Trang và chồng là cặp đôi nổi tiếng trong giới startup Việt Nam

Đến nay, dự án đã thu hút 301 người ủng hộ với số tiền 612.798 USD. Có hai gói tuỳ chọn đóng góp là 2.900 USD cho xe Scotsman 1000 và 3.900 USD cho chiếc Scotsman 2000.

Trong dự án này, bà Lê Diệp Kiều Trang đóng vai trò Giám đốc điều hành (COO), chồng bà giữ vị trí CEO. Theo cập nhật mới nhất trên trang Indiegogo, dự án này đã bị khóa gọi vốn với lý do là “chiến dịch đang được xem xét và không chấp nhận đóng góp”.

Nguyên nhân ngừng hoạt động của Arevo được cho là đến từ những khó khăn trong việc sản xuất vật liệu sợi carbon dùng để in 3D cũng như việc chống chọi với dịch bệnh COVID-19 trong thời gian dài đã làm doanh nghiệp không còn đủ khả năng để duy trì tiếp tục đội ngũ nghiên cứu và phát triển.

Tuy nhiên, theo trang Indiegogo, nhiều người dùng đã lên tiếng gay gắt cho rằng chất lượng xe Superstrata, dịch vụ giao hàng, cũng như cách chăm sóc khách hàng của công ty này. Thậm chí một số khách hàng tố cáo cách kinh doanh của công ty là "lừa đảo" và kêu gọi tẩy chay thái độ hành xử của Arevo Việt Nam.

Theo giấy phép đầu tư, Arevo Việt Nam có số vốn đăng ký 19,5 triệu USD. Đến thời điểm ngừng hoạt động, theo số liệu của Arevo Việt Nam, doanh nghiệp đã chi 165,59 tỉ đồng (gần 36% tổng vốn đầu tư đăng ký), trong đó Arevo Inc. góp hơn 23 tỉ đồng, còn lại hơn 142,5 tỉ đồng là phần vốn huy động từ cổ đông.

 

Theo VTCNews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

(VNF) - Theo truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Ebrahim Raisi được cho là đã tử vong sau vụ rơi máy bay trực thăng.

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

(VNF) - “Việt Nam là quốc gia ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì các bạn có tiềm năng và nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số”, đại diện công ty phần mềm TPIsoftware của Đài Loan nói và cho biết, thị trường chuyển đổi số Việt Nam có tiềm năng mang lại lợi tức đầu tư cao.

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

(VNF) - Sáng 20/5, Quốc hội khóa 15 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.