Gặp khó trong thực hiện Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng

Mỹ Phương - 22/09/2016 08:23 (GMT+7)

Hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ vẫn chưa nắm được quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý kinh doanh vàng và gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện.

Trước tình trạng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ, còn vướng nhiều khó khăn trong việc thực hiện quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý kinh doanh vàng (Nghị định 24), ngày 21/9, Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này.

Vướng thủ tục cấp phép sản xuất

Theo quy định của Nghị định 24, từ ngày 26/5/2013 những đơn vị sản xuất trang sức mỹ nghệ phải có Giấy chứng nhận do Ngân hàng Nhà nước cấp sau khi được Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ vẫn chưa nắm được các quy định của Nghị định này và gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện.

Ông Hồ Trúc Tường, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Vàng bạc đá quý Ngọc Hải, cho biết: Trước đây, những mô hình chế tác trang sức mỹ nghệ gia đình, cá nhân, hộ kinh doanh không cần có giấy chứng nhận, chỉ cần có vốn tối thiểu 5 tỷ đồng.

Từ khi Nghị định 24 có hiệu lực, thì đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ phải được có giấy chứng nhận từ Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp bị lúng túng trong việc đăng ký kinh doanh lại cũng như thực hiện quy trình, thủ tục đăng ký theo quy định của Nghị định 24. 

Đánh giá về các quy định cấp giấy phép trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ, một số chuyên gia cho rằng: Rất khó xác định được đơn vị kinh doanh có sản xuất trang sức mỹ nghệ hay không, vì trên thực tế là kinh doanh nữ trang thì không cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất trang sức mỹ nghệ.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ chỉ đơn thuần là điều kiện cần và đủ cho một loại hình hoạt động có điều kiện để quản lý Nhà nước, nhưng các đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh lẫn lộn gây khó khăn cho thống kê quản lý cũng như tiến đến sự minh bạch thị trường.

Ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ vẫn không muốn minh bạch hoạt động sản xuất trang sức mỹ nghệ, do đang sử dụng công cụ thuế khoán ở các điểm bán truyền thống để tiết giảm chi phí.

Song song đó, các doanh nghiệp ngại công bố tài sản, dù hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân có quy mô hàng trăm thợ lành nghề. Ngoài ra, một số doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động dưới hình thức gia công để không cần xin cấp Giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước.

Trước những vướng mắc của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: Trong Nghị định 24, quy định sản xuất trang sức mỹ nghệ có hẳn một nội dung riêng về hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi đặt trụ sở kinh doanh. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh địa phương sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.

Nhiều vi phạm về chất lượng

Nhằm tạo bước chuyển biến về quản lý và nâng cao nhận thức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo cho các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện cuộc thanh tra liên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ.

Tính đến tháng 9/2016, trên cả nước có 43 tỉnh, thành phố, đã thanh tra gần 1.300 đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ và xử phạt nhiều đơn vị vi phạm với số tiền hơn 2,165 tỷ đồng.

Trong đó, các đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ vi phạm về nhãn hàng hóa không đạt chiếm 59%; sử dụng phương tiện đo không đạt yêu cầu (15%); khối lượng hàng hóa không đạt (2%); không công bố tiêu chuẩn áp dụng (14%); hàng hóa không đạt chất lượng (2,5%); vi phạm khác (7,4%).

Đặc biệt, trên thị trường vẫn còn tồn tại hàng ngàn sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ được sản xuất theo tiêu chuẩn cũ, không đáp ứng được các các quy định của Nghị định 24. Nếu đem nấu lại hoặc chế tác lại các sản phẩm này, sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp do hao hụt hàm lượng vàng, tiền công thiết kế, nhân công...

Ngoài ra, hầu hết doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị cân đạt chuẩn, có dán tem cho phép sử dụng, nhưng theo quy định của Nghị định 24, cân phải có kẹp chì niêm phong mới được lưu hành trong kinh doanh vàng, điều này gây trở ngại cho doanh nghiệp.

Liên quan đến vấn đề đảm bảo hàm lượng vàng của sản phẩm, bà Đinh Thị Ngọc, đại điện Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng Bảo Trân, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: Hiện tại, thị trường có rất nhiều loại máy thử nhanh hàm lượng vàng, khiến doanh nghiệp khó rất xác định loại máy nào đạt chuẩn để lựa chọn đầu tư.

Do đó, cơ quan quản lý cần có quy định và hướng cho doanh nghiệp sản xuất vàng đăng ký, đóng dấu thương hiệu và niêm yết hàm lượng vàng trên sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Tp. Hồ Chí Minh, cho biết: Hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ của các doanh nghiệp chưa được tạo điều kiện phát triển tương xứng.

Điển hình, việc nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, chưa có cơ chế chính sách thuận lợi, dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp mua nguyên liệu trôi nổi và không đảm bảo nguồn gốc xuất sứ rõ ràng để sản xuất. Đồng thời, vàng trang sức mỹ nghệ Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm ngoại nhập.

Theo ông Phan Văn Đồng, Chánh thanh tra Sơ Khoa học và Công nghê Tp. Hồ Chí Minh, trong thời gian tới Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố, sẽ tiếp tục phối hợp và đẩy mạnh triển khai cuộc thanh tra liên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ.

Bên cạnh việc đảm bảo mục tiêu nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật, cuộc thanh tra liên ngành còn chú trọng ghi nhận những vướng mắc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh để có đề xuất với Bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

(VNF) - Giới chuyên gia cho biết, trước sức ép của tỷ giá chắc chắn lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều.

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Trong khi đó, doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt gần 28.000 tỷ đồng.

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

Dự án Khu đô thị Green Garden tại Lạng Sơn sẽ được thực hiện bởi Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu - Công ty cổ Tư vấn và Đầu tư Nam Sơn.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Những ngày qua, 'Lật mặt 7' tạo nên 'cơn sốt' phòng vé Việt đã giúp Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, sau Trấn Thành.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý dừng đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, quận 3 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT); chuyển thành phương thức đầu tư công.

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

(VNF) - Theo chuyên gia, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3 giảm về 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2 cho thấy, mức phục hồi tăng trưởng trong nền kinh tế vẫn chưa thật vững chắc.

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

(VNF) - Chery Malaysia vừa ban hành thông báo triệu hồi đối với 600 chiếc Omoda 5 do liên quan tới vấn đề trục của xe. Được biết, mẫu xe này cũng được lên kế hoạch mở bán tại thị trường Việt Nam, dưới tên gọi Omoda C5.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.