Gặp 'hạn tam tai', Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trượt dài trong thua lỗ

Anh Minh - 14/01/2021 07:30 (GMT+7)

Dịch bệnh, thiên tai, công tác khai thác bị gián đoạn do các dự án sửa chữa hạ tầng đường sắt đã khiến Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) trượt dài trong thua lỗ khủng.

VNF
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) có một năm hoạt động sản xuất, kinh doanh bết bát, thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng

Thua lỗ lịch sử

“Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2020, chúng tôi đã tự xác định năm nay có thể phải đối diện với thua lỗ, nhưng với những gì đã diễn ra trên thực tế, khó khăn còn lớn hơn nhiều so với hình dung của Tổng công ty”, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV VNR chua chát chia sẻ trong Hội nghị Tổng kết kế hoạch kinh doanh năm 2020, diễn ra vào cuối tuần trước - một trong những buổi tổng kết được nhiều cán bộ lão thành của ngành đánh giá là u ám nhất từ trước đến nay.

Trong những khó khăn thì hạ tầng lạc hậu vẫn là điểm nghẽn của đường sắt và không thể thay đổi trong thời gian ngắn, mà cần cả quá trình về nhận thức, đầu tư, quản lý, định mức kinh tế kỹ thuật bảo trì đầu tư hạ tầng đường sắt.

Mặc dù chưa được kiểm toán xác nhận các số liệu kinh doanh cuối cùng, nhưng về cơ bản đây là năm kinh doanh rất đáng quên của VNR.

Theo đó, sản lượng hợp nhất toàn Tổng công ty chỉ đạt 6.828,6 tỷ đồng; doanh thu đạt 6.565,1 tỷ đồng, lần lượt đạt 79% và 78,3% so với cùng kỳ, trong đó Công ty mẹ đạt doanh thu 1.713 tỷ đồng, bằng 81,6% so với kế hoạch và bằng 66,6% so với cùng kỳ, dự kiến lỗ hơn 1.324 tỷ đồng.

Nếu như 3 dự án cải tạo hạ tầng đường sắt Thống Nhất được triển khai đồng loạt trong năm 2020 khiến nhiều đoạn tuyến bị phong tỏa, gián đoạn khai thác trong nhiều thời điểm đã được VNR nhận diện, thì đại dịch Covid-19 bùng phát với 2 đợt giãn cách xã hội đã khiến VNR vốn đã “ốm yếu” từ nhiều năm trước không thể gượng nổi.

“Do Covid-19, một số tuyến chủ đạo phục vụ du lịch gần như không có khách trong năm qua. Có chuyến tàu chỉ đạt 10 - 15% khách nhưng vẫn phải chạy. Nếu Covid-19 vẫn diễn biến như năm 2020 thì đến năm 2022, cả 2 công ty vận tải đường sắt có vốn góp chi phối của Tổng công ty sẽ mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu. Điều này đồng nghĩa với việc VNR sẽ mất hoàn toàn 3.250 tỷ đồng vốn chủ sở hữu vào cuối năm 2022”, ông Minh nhận định.

Do ảnh hưởng Covid-19, Tổng công ty đã tổ chức cắt giảm chạy tàu khách trên tất cả các tuyến đường sắt. Điều này dẫn đến 3 vạn lao động của VNR thiếu việc làm, phải bố trí cho họ tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ luân phiên không hưởng lương từ 5 đến 13 ngày công một tháng, thu nhập của người lao động vì thế cũng giảm nhiều so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, bão lũ khu vực miền Trung xảy ra trong quý IV/2020 đã gây thiệt hại nặng nề đến tuyến đường sắt Bắc - Nam. Cụ thể, từ ngày 8/10 đến ngày 8/11, mưa bão đã làm tắc đường nhiều khu vực tại miền Trung, gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động của các công ty cổ phần vận tải đường sắt. Tổng công ty đã ngừng chạy và phải rút ngắn hành trình, chuyển tải hành khách của 72 chuyến tàu khách và dừng chạy tàu, chuyển tải hàng hóa 63 chuyến tàu hàng. Tổng thiệt hại do giảm doanh thu và chi phí phát sinh gần 30 tỷ đồng.

Thoát khỏi sức ì

Điều đánh nói là, cùng với các căn bệnh có tính cố hữu của VNR như hạ tầng đường sắt vừa thiếu vừa yếu, năng lực thông qua tuyến đường sắt đã tới hạn; mô hình tổ chức vận tải vẫn còn nhiều bất cập, số lượng lao động lớn làm cho giá thành vận tải vẫn ở mức cao, thì việc Đề án quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo Nghị định 46/2018/NĐ-CP ngày 14/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chưa được các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định cũng chất thêm khó khăn cho VNR.

Do đề án chưa được duyệt, nên năm 2020, hoạt động khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt không liên quan trực tiếp đến chạy tàu gần như đóng băng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của Công ty mẹ. Các dự án đầu tư huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư, đối tác ngoài ngành để cải thiện, nâng cao chất lượng và năng lực về hạ tầng phục vụ vận tải hàng hóa như kho hàng, bãi hàng… vẫn chưa triển khai được.

Chia sẻ khó khăn của VNR, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, trong 10 năm qua, đường sắt không đạt được mục tiêu huy động nguồn lực trong chiến lược phát triển. Trong khi đó, vốn đầu tư cho đường sắt có tăng hơn trước, nhưng cũng chỉ được 4.000 - 4.500 tỷ đồng, chủ yếu cho bảo trì kết cấu hạ tầng để duy trì chạy tàu, an sinh xã hội, chứ không phải đầu tư phát triển.

Ông Đông cho rằng, trong những khó khăn thì hạ tầng lạc hậu vẫn là điểm nghẽn của đường sắt và không thể thay đổi trong thời gian ngắn, mà cần cả quá trình về nhận thức, đầu tư, quản lý, định mức kinh tế kỹ thuật bảo trì đầu tư hạ tầng đường sắt…

“Không thể một sớm, một chiều thay đổi được cơ chế chính sách, thay đổi được tư duy, nhìn nhận của cả xã hội, nhưng đường sắt cần kiên trì, bền bỉ và nỗ lực hơn để thành công”, ông Đông nói.

Theo bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), năm 2020 là năm đầu tiên, VNR lỗ và mức lỗ này là tương đối cao. Đây là điều lo lắng cho Tổng công ty trong phát triển những năm tới.

“Tổng công ty được giao quản lý nhiều tài nguyên, tài sản, nhưng khai thác kinh doanh ra tiền gần như không có, mà chủ yếu phải dựa vào ngân sách”, lãnh đạo CMSC đánh giá.

Cho rằng, đã đến lúc VNR phải có sự thay đổi toàn diện, Chủ tịch HĐTV VNR nhấn mạnh, trong những năm tới, Tổng công ty sẽ tái cơ cấu hết sức mạnh mẽ, không ngại động chạm đến quyền lợi cá nhân, tổ chức.

“Chúng ta đã ở thế đường cùng, nên nếu không mạnh dạn dừng các mảng kinh doanh kém hiệu quả, dù đó là nghề truyền thống; cải tổ bộ máy; cắt giảm các chi phí bất hợp lý để sớm đưa đường sắt trở lại đường đua thì thương hiệu VNR sẽ không thể tồn tại trong vài năm tới”, ông Vũ Anh Minh kêu gọi.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

(VNF) - Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng.

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

(VNF) - Theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ, hãng xe Đức BMW đã nhập khẩu ít nhất 8.000 xe Mini Cooper vào Mỹ với linh kiện điện tử từ một nhà cung cấp bị cấm của Trung Quốc .

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 'Có lúc, chúng tôi đi vay đến 70.000 tỷ'

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 'Có lúc, chúng tôi đi vay đến 70.000 tỷ'

(VNF) - CEO Vinfast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ: "Chúng tôi có lúc đi vay đến 70.000 tỷ, không dám chấp nhận thì làm sao có được như bây giờ".

Liên tiếp gặp sự cố, Boeing để lọt hợp đồng lịch sử của Arab Saudi vào tay đối thủ

Liên tiếp gặp sự cố, Boeing để lọt hợp đồng lịch sử của Arab Saudi vào tay đối thủ

(VNF) - Hãng hàng không quốc gia Arab Saudi vừa đặt hàng 105 máy bay của Airbus, ghi dấu hợp đồng lớn nhất từ ​​trước đến nay trong lịch sử hàng không nước này và mang tới một chiến thắng nữa cho đối thủ "sống còn" của hãng hàng không Mỹ Boeing.

Sức khỏe tài chính tốt và động lực để cổ phiếu BSR tăng trưởng

Sức khỏe tài chính tốt và động lực để cổ phiếu BSR tăng trưởng

(VNF) - Năm 2023 được đánh giá tiếp tục là một năm khá thuận lợi cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR, sàn UPCOM) trong sản xuất kinh doanh. BSR tiếp tục củng cố động lực cũ, tìm kiếm động lực mới, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và kỳ vọng mã cổ phiếu BSR sẽ tăng trưởng mạnh trên thị trường chứng khoán.

Kinh doanh lao dốc, Siba Group giải thể công ty con làm điện mặt trời

Kinh doanh lao dốc, Siba Group giải thể công ty con làm điện mặt trời

(VNF) - Phương án giải thể Vmeco Đồng Tháp đã được Siba Group đưa ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ chỉ tập trung phát triển mảng năng lượng thông qua một công ty con duy nhất là Vmeco Bạc Liêu.

BAC A BANK được vinh danh top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

BAC A BANK được vinh danh top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

(VNF) - Tại sự kiện Diễn đàn Kinh tế Asean vừa diễn ra ở Singapore, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) được vinh danh là Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Asean trực thuộc khuôn khổ giải thưởng ASEAN Award 2024 do các đơn vị, tổ chức thương mại uy tín trong khu vực đăng cai tổ chức.

Cổ phiếu VinFast tăng gần 200% sau kỷ lục đơn đặt cọc VF 3

Cổ phiếu VinFast tăng gần 200% sau kỷ lục đơn đặt cọc VF 3

(VNF) - Đóng cửa phiên ngày 20/5 (giờ Mỹ), giá cổ phiếu VFS tăng lên 6,32 USD, mức đỉnh cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Nhờ đó, vốn hóa thị trường của VinFast lên khoảng 14,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng các hãng xe điện trên thế giới.

Quốc hội muốn làm rõ: DN 'héo mòn' nhưng ngân hàng vẫn lãi lớn

Quốc hội muốn làm rõ: DN 'héo mòn' nhưng ngân hàng vẫn lãi lớn

(VNF) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã đề nghị Chính phủ làm rõ việc các ngân hàng thương mại lãi lớn trong năm 2023 khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an với đại tướng Tô Lâm

Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an với đại tướng Tô Lâm

(VNF) - Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an đối với đại tướng Tô Lâm để bầu ông vào vị trí Chủ tịch nước.

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.