Gang thép Thái Nguyên: 'Sáng ngủ dậy đã mất 1,6 tỷ đồng'

Châu Như Quỳnh - 27/03/2019 11:39 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, 12 dự án yếu kém đã chuyển giao sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó “Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 phải xử lý sớm vì để lâu sẽ gây thất thoát rất lớn, sáng ngủ dậy đã mất 1,6 tỷ đồng lãi vay”.

Thông tin nói trên được ông Đỗ Thắng Hải đưa ra tại cuộc họp tại Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (QLVNN) chiều 26/3. Cuộc họp do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, buổi làm việc đầu tiên của Chính phủ kể từ khi “siêu ủy ban” này chính thức hoạt động từ tháng 9/2018.

Dự án yếu kém mất tiền tỷ mỗi ngày

Nghị định số 131 ngày 29/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBQLVNN tại doanh nghiệp (DN), có 7 tập đoàn và 12 tổng công ty được Chính phủ giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu, quản lý tổng số tài sản khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và 820.000 tỷ đồng vốn Nhà nước. Đến nay, 19 tập đoàn, Tổng công ty đã được bàn giao thành công.

Theo lãnh đạo UBQLVNN tại DN, do khối lượng công việc dở dang, số lượng doanh nghiệp tiếp nhận lớn, nhiều công việc phức tạp, vướng mắc, khó khăn, có nhiều việc tồn đọng khá lâu chưa được các Bộ xử lý dứt điểm. Ủy ban đã phân loại các công việc theo mức độ cấp bách để ưu tiên xử lý, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, bảo đảm không để xảy ra khoảng trống trong quản lý, ảnh hưởng và tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.


Gang thép Thái Nguyên đang chìm sâu trong nợ nần (ảnh minh họa)

Đề cập tới những khó khăn vướng mắc nói trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, cần chia sẻ với một cơ quan mới là UBQLVNN tại DN. Theo ông Hải, thực ra các vướng mắc thì trước đến nay đã có rồi, như sự phối hợp của các bộ, ngành hay các quy định chưa rõ... vẫn là vấn đề thường xuyên gặp phải.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phân trần: Như Bộ Công Thương, trước đó 6 tập đoàn và một số Tổng công ty qua nhiều năm nhưng bây giờ vẫn phải thường xuyên kiểm điểm, thậm chí có một số lãnh đạo, cán bộ vướng vào lao lý, vì vậy với một cơ quan như Ủy ban mà số lượng doanh nghiệp tiếp nhận về lớn như hiện nay thì những khó khăn, vướng mắc là đương nhiên.

“Khi có Ủy ban, cá nhân tôi và Bộ rất mừng, vì chúng tôi sẽ tập trung vào lĩnh vực quản lý nhà nước để tránh những việc như thời điểm cách đây 1-2 năm suốt ngày chỉ có kiểm điểm, thậm chí kỷ luật những việc mà mình không biết là gì xảy ra ở doanh nghiệp.” – ông Hải nói.

Đối với 12 dự án tồn đọng của ngành công thương đã được bàn giao từ ngày 10/11/2018 về chủ sở hữu vốn nhà nước là Ủy ban, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, về nguyên tắc Ủy ban phải tiếp nhận và có trách nhiệm xử lý, vì Bộ Công Thương bây giờ không có nguồn lực và thẩm quyền để xử lý.

“Việc xử lý 12 dự án yếu kém bây giờ đã là việc của “nhà khác” rồi, còn nếu ngành công thương tiếp tục làm thì phải có quy định pháp lý, vì sau 5-10 năm nữa các cơ quan chức năng lại bảo sao không có chức năng mà lại tham gia xử lý để xảy ra việc này việc kia, không được phép làm mà lại cố ý làm, thậm chí là cố ý làm trái...

Để xử lý 12 dự án này thì có rất nhiều việc, đặc biệt là Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 phải xử lý rất sớm vì để lâu sẽ gây thất thoát rất lớn, bởi sáng ngủ dậy đã mất 1,6 tỷ đồng lãi vay.” - ông Hải nhấn mạnh.

Chuyển giao vốn và “nỗi lo” thiếu... vốn?

Lãnh đạo Bộ Công Thương đề cập tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) như một điển hình trong “nỗi lo” của cơ quan quản lý nhà nước sau khi chuyển giao DN về cơ quan quản lý vốn. Đây là doanh nghiệp cổ phần nhưng 100% vốn nhà nước. Hiện nay, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn gặp sự cố nên không đủ năng lực xăng dầu cung cấp cho các doanh nghiệp đầu mối, trong khi có tới 70% trong nước cung cấp và chỉ có 30% là xăng dầu nhập khẩu.


Buổi làm việc của PTT Vương Đình Huệ với Ủy ban QLVNN tại doanh nghiệp chiều 26/3

“Chúng tôi chỉ có một nỗi lo là công ty cổ phẩn nhưng phần vốn nhà nước rất lớn. Ngay thời điểm hiện nay, với chức năng quản lý nhà nước về xăng dầu thì chúng tôi đang rất lo nguồn cung. Với Petrolimex, chúng tôi yêu cầu họ phải nhập khẩu tại nước ngoài về, thậm chí với mức thuế cao hơn mức bình thường (10%) để đảm bảo nguồn cung.

Nếu sau này Ủy ban với chức năng chủ sở hữu nên quyết định chỉ tập trung vào vấn đề về hiệu quả về kinh doanh không đồng ý cho nhập khẩu xăng dầu thì quản lý nhà nước như Bộ Công Thương rất lo lắng nên rất mong muốn có sự phối hợp của các đơn vị.” - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay.

Sau khi chuyển giao DN sang UBQLVNN, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết một số DN nói rằng các dự án triển khai có “độ trễ”, vì vậy Bộ này mong muốn Ủy ban đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và trình phê duyệt đối với dự án quan trọng của các tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng quyết đã được Bộ Công Thương bàn giao. Nếu tiến độ các dự án trọng điểm bị chậm và không hoàn thành được các công trình, dự án trọng điểm thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn và liên quan đến thiếu điện, thiếu năng lượng...

Về việc này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với những chia sẻ của lãnh đạo Bộ Công Thương và nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là các đơn vị cần làm đúng vai trò của mình. Ủy ban quản lý vốn nhà nước phải nhìn nhận trách nhiệm liên quan đến đầu tư kinh doanh, Bộ Công Thương quản lý nhà nước cũng làm tốt chức năng nhiệm vụ. Mọi thứ sáng như ban ngày, làm gì cũng phải thực hiện theo đúng quy định”.

Theo Dân trí
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

(VNF) - Doanh thu của Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1.250 tỷ NDT (17,6 tỷ USD) vào năm 2023 nhờ nhu cầu đi lại tăng vọt. Tuy nhiên, quyết định tăng giá vé tới 20% của công ty này mới đây đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân trong nước.

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức lãi 12 quý liên tiếp, đang từng bước tái cơ cấu tài chính, vừa mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu.

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

(VNF) - Ngay sau khi Bắc Giang mở hồ sơ thực hiện, Dự án Khu đô thị số 15 và dải cây xanh mặt nước thuộc Quy hoạch phân khu số 2, TP. Bắc Giang, có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký.

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

(VNF) - Lũy kế 4 tháng đầu năm, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Google, TikTok, Netflix,... đã nộp gần 4.000 tỷ đồng tiền thuế cho Việt Nam.

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

(VNF) - Sở GTVT Hưng Yên đề xuất dự án xây dựng các cầu vượt dân sinh và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh, với tổng mức đầu tư là hơn 1.088 tỷ đồng.

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

(VNF) - Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng nước này phản đối những nỗ lực sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để làm vật tế thần hoặc khơi dậy một cuộc chiến tranh lạnh mới.