FLC xin tạm dừng giao dịch cổ phiếu nếu có dấu hiệu bất thường: Luật sư nói gì?

Việt Linh - 03/04/2022 08:32 (GMT+7)

Theo luật sư, giao dịch hơn 100 triệu cổ phiếu FLC ngày 1/4 chỉ được coi là bất thường nếu phát hiện hành vi thao túng, làm giá, hoặc bên mua vi phạm quy định về công bố thông tin.

VNF

Ngày 1/4, Tập đoàn FLC vừa gửi công văn tới Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) đề nghị kiểm tra giao dịch đột biến trong ngày đối với cổ phiếu FLC.

Cụ thể, Tập đoàn này đề nghị UBCKNN và HoSE ngay lập tức áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo quy định tại điều 7 Luật chứng khoán 2019 (bao gồm nhưng không giới hạn ở các biện pháp).

Theo đó tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với mã FLC, kiểm tra, làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch ngày 1/4 của cổ phiếu FLC và xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch đã thực hiện trong ngày 1/4 nếu phát hiện các vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán.

Được biết, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/4, khối lượng cổ phiếu FLC khớp lệnh đạt hơn 100 triệu đơn vị (14% vốn điều lệ) và đóng cửa ở giá 10.850 đồng/cổ phiếu.

Theo dữ liệu giao dịch, bên mua khớp lệnh hàng trăm nghìn cổ phiếu/lệnh liên tục chỉ trong khoảng vài phút cuối phiên sáng và hơn 1 phút đầu phiên chiều. Hơn 52,8 triệu cổ phiếu FLC khớp lệnh giá sàn 10.250 đồng/cổ phiếu trong ngày 1/4.

Về sự việc này, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, giao dịch hơn 100 triệu cổ phiếu FLC ngày 1/4 chỉ được coi là bất thường nếu phát hiện hành vi thao túng, làm giá, hoặc bên mua vi phạm quy định về công bố thông tin... Cụ thể, trường hợp bên mua vào là tổ chức, cá nhân, nhóm người liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết mà không thông báo về giao dịch dự kiến.

Tuy nhiên, theo ông Đức khả năng này khó xảy ra. “Nhà đầu tư nhỏ lẻ có khả năng đã “sợ” cổ phiếu FLC, nhưng các tay to, có tiềm lực trên thị trường có thể vẫn nhìn thấy cơ hội ở cổ phiếu này.

Lượng lớn cổ phiếu FLC được sang tay trong phiên 1/4 qua nhiều lệnh khớp, có thể do nhiều cá nhân, tổ chức mua. Sau đó, nếu các bên mua ủy quyền, giao dịch thoả thuận theo đúng quy định, trở thành cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên, có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát”, ông Đức phân tích.

Về việc FLC đề nghị tạm dừng giao dịch cổ phiếu để điều tra bất thường, giới đầu tư phân tích về khả năng, Tập đoàn này muốn “chặn” giá cổ phiếu trên mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu để giữ giá tài sản đảm bảo cho các khoản vay ngân hàng, trước khả năng cổ phiếu giảm thêm thì tài sản cầm cố sẽ phải đánh giá lại.

Tuy nhiên, theo luật sư Trương Thanh Đức, đây chỉ là một “thuyết âm mưu”, và xung quanh sự việc này còn có nhiều khả năng xảy ra. Hiện, không có bất kỳ quy định nào, ngay cả quy chế giao dịch tại HoSE cũng không nói về trường hợp tạm ngừng giao dịch một cổ phiếu khi chưa có kết luận điều tra vi phạm. Ông Đức cho rằng, việc thanh khoản FLC đột biến trong phiên 1/4 không nên suy diễn như hành vi trước đó của ông Trịnh Văn Quyết trong phiên "bán chui" hồi tháng 1.

Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021, Tập đoàn FLC có 24.065 tỷ đồng nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2021, chiếm 71% tổng nguồn vốn. Riêng nợ vay và thuê tài chính là hơn 7.205 tỷ đồng, tăng hơn 685 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay ngân hàng là cổ phần tại Bamboo Airways, không có thông tin về việc cầm cố cổ phiếu FLC.

Trước việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, ông Đức cho rằng, các ngân hàng liên quan buộc phải rà soát khoản nợ có liên quan đến FLC và cá nhân ông Quyết để xem xét, đánh giá, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Nếu phân loại nợ theo phương pháp định lượng thì chưa rõ dấu hiệu chuyển nhóm nợ. Nhưng nếu phân loại nợ theo phương pháp định tính thì hoàn toàn có thể áp vào dấu hiệu khoản nợ “có khả năng tổn thất” và có thể chuyển sang nợ xấu.

Điều này phụ thuộc vào việc đánh giá khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm, nguy cơ rủi ro cụ thể. Tuy nhiên dù phân loại nợ theo phương pháp nào thì ngân hàng cũng đều có quyền xem xét chuyển sang nhóm nợ xấu hơn.

Theo quy định tại khoản 2 điều 22 về xác lập và hủy bỏ giao dịch của quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) ban hành kèm theo quyết định số 352 ngày 30/6/2021 của Tổng giám đốc HoSE: Giao dịch đã được xác lập vi phạm quy định giao dịch hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp của các nhà đầu tư hoặc toàn bộ giao dịch trên thị trường, Sở có thể công nhận hoặc hủy bỏ giao dịch sau khi báo cáo UBCKNN.
Theo TPO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

(VNF) - Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (TVS) mới công bố thông tin về việc đính chính kết quả kiểm phiếu tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 số 2404/2024/BB-ĐHĐCĐ ngày 24/4/2024.

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.