'EVN cần phát triển thủy điện mà không tàn phá môi trường, không tạo ra lũ lụt'

Việt Anh - 12/01/2021 18:48 (GMT+7)

(VNF) - Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định: "Trong khi nhu cầu về điện ngày càng lớn, còn các nguồn nhiên liệu sơ cấp ngày càng cạn kiệt... EVN phải phát triển thủy điện mà không tàn phá môi trường, không tạo ra lũ lụt gây ảnh hưởng đến người dân".

VNF
'EVN phải phát triển thủy điện mà không tàn phá môi trường, không tạo ra lũ lụt'

"Sản phẩm Việt Nam khó cạnh tranh nếu giá điện quá cao"

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) diễn ra ngày 12/1, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2020, song cơ bản EVN đã hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Một trong những thành công mà đơn vị thực hiện được, đó là đưa chỉ số tổn thất điện năng giảm xuống mức 6,42%, đứng thứ 3 khu vực Asean và đã tiệm cận với tổn thất điện năng của các nước phát triển.

Bên cạnh đó, EVN đã thực hiện tốt hoạt động đầu tư xây dựng các dự án điện, với tổng giá trị đầu tư đạt 88.400 tỷ đồng. Đồng thời, tập đoàn điện lực quốc gia cũng đưa vào vận hành nhiều dự án quan trọng góp phần nâng cao năng lực hạ tầng cung cấp điện, giải toả công suất nguồn điện năng lượng tái tạo.

Bước sang năm 2021, cũng là năm khởi đầu giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhìn nhận, EVN sẽ phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức.

Đầu tiên, là hệ thống pháp luật liên quan, bao gồm các cơ chế, chính sách cho phát triển ngành điện đang còn nhiều bấp cập. Đặc biệt là vấn đề bảo lãnh vay vốn của tập đoàn, trong khi vốn đầu tư cho phát triển ngành điện rất lớn, tuy nhiên việc huy động vốn lại gặp nhiều khó khăn.

Tiếp đó, yêu cầu bảo vệ môi trường đang ngày càng cao, thế nhưng công nghệ của một số nhà máy đã lạc hậu, chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu phải đầu tư các nguồn điện sạch, giá cao như điện mặt trời...

"Các nguồn nhiên liệu sơ cấp truyền thống trong nước như than, thuỷ điện, khí tự nhiên ngày càng cạn kiệt… trong khi nhu cầu phát triển nguồn điện ngày càng lớn. Do đó EVN phải đảm bảo phát triển thủy điện mà không phá môi trường, không tạo ra lũ lụt gây ảnh hưởng tới người dân", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Thêm vào đó, EVN cần đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu sơ cấp nước ngoài. Đồng thời tập trung bảo đảm vững chắc an ninh cung ứng điện, cung cấp đầy đủ điện năng ổn định, chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế xã hội.

Phó thủ tướng cũng nhận định, trong trường hợp giá điện quá cao, thì chắc chắn sản phẩm Việt Nam sẽ không cạnh tranh được trên thị trường.

Hệ thống điện Việt Nam có quy mô lớn thứ 2 Đông Nam Á

Báo cáo tại hội nghị, Phó tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh cho biết, tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 69.300MW, tăng gần 14.000MW so với năm 2019. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 23 thế giới.

Trong đó, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2020 là 247 tỷ kWh, điện thương phẩm đạt gần 217 tỷ kWh, lần lượt tăng 3% và 3,4% so với năm 2019.

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 và diễn biến bất thường của thủy văn, công tác vận hành hệ thống điện có nhiều biến động, phụ tải điện tăng trưởng thấp.

Tỷ trọng các nguồn điện năng lượng tái tạo tăng cao cũng gây khó khăn trong điều hành hệ thống và dẫn đến tình trạng "thừa nguồn" trong các thời điểm buổi trưa và các ngày lễ, cuối tuần.

Tuy nhiên, thị trường điện vẫn đảm bảo sự liên tục, ổn định theo đúng quy định trong năm qua. Mặt khác, tập đoàn cũng nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành về việc thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện trong hai đợt với tổng số tiền xấp xỉ 12.300 tỷ đồng.

Trong công tác đầu tư cấp điện nông thôn, miền núi, đặc biệt khu vực chưa có điện, các đơn vị của EVN đã chủ động thu xếp vốn với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng để cấp điện cho gần 14.000 hộ dân chưa có điện thuộc các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Kon Tum, Bạc Liêu...

Ở khu vực hải đảo, các đơn vị thành viên của EVN đã hoàn thành một số dự án cấp điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm cho xã đảo, đơn cử như xã đảo Nhơn Châu (Bình Định), đảo Trần (Quảng Ninh)... Đồng thời, đơn vị cũng triển khai dự án cấp điện cho huyện đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) và tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống cấp điện tại huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.

Tính đến cuối năm 2020, số xã có điện trên cả nước đạt 100% và số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,54%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện đạt 99,3%.

Trong năm 2021, EVN tiếp tục đẩy mạnh lộ trình ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động và tích hợp công nghệ kỹ thuật số, mô hình quản trị phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn...

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.